Lâu
nay, khi nói về những kẻ chống đối, lợi dụng cái này, cái kia để xuyên tạc, bêu
rếu, thậm chí có những toan tính tới sự ổn định, vững mạnh nói chung của nhà nước,
chúng ta vẫn hay dùng gọi họ chung là “phản động” và những từ đại loại, tương tự
khác. Báo chí, nhiều trang tin cũng góp sức vào việc nhận diện, phanh phui, vạch
trần những cá nhân phản động trên nhiều góc cạnh khác nhau! Và đằng sau những sự
vạch trần, nhận diện đó sẽ quy định, ảnh hưởng rất lớn để tâm thế, cách ứng xử
của cộng đồng, dư luận đối với những cá nhân thiểu số này!
Thế
nhưng đâu đó, trong xã hội vẫn còn những sự ngộ nhận hay nói đúng hơn là chưa
nhận diện và có những sự thống nhất trong cách ứng xử với “thành phần” này. Cái
cách mà Truyền hình Quốc hội để “nhà dân chủ” Hồng Thái Hoàng đăng đàn nói về về
chủ đề “lạm thu” đầu năm học mới có thể xem là một ví dụ hết sức sinh động, thời
sự cho vấn đề này!
Xung
quanh chuyện này, với một cách nhìn công tâm, khách quan chúng ta có thể xem đó
là một sự cố, một bài học mà thiết nghĩ những người làm Truyền hình Quốc hội
nên rút kinh nghiệm để không tái diễn.
Bởi
nếu đó là một cá nhân bình thường, một con người hoặc chưa ai biết, hoặc có đầy
đủ nhân cách, phẩm hạnh thì sẽ không ai nói hay lên tiếng; đằng này đó là một kẻ
đã được nhận diện là một kẻ phản động với đủ chiêu trò chống phá, từ hành vi thực
tế cho đến những nội dung xuyên tạc, nói xấu, hạ bệ, kích động trên không gian
mạng hướng tới mục tiêu hạ bệ nhà nước.
Đó
là chưa nói, cô gái này có một quá khứ không mấy tốt đẹp với những pha “cởi áo
cho người xem lưng” một cách thô thiển, trần tục! Và như thế, nếu chú tâm theo
dõi thì chắc chắn Truyền hình Quốc hội sẽ không đời nào tiếp cận, cho cô ta được
lên sóng! Nhưng chính sự thiếu cẩn trọng nên đã Truyền hình Quốc hội đã gây nên
sự cố, để rồi, dư luận - những người nhận diện được Hồng Thái Hoàng đang yêu cầu
làm rõ, xử lý trách nhiệm của những cá nhân liên quan trong phóng sự được nói đến!
Câu
chuyện là một sự cảnh tỉnh thực sự cho chúng ta, những người đang mưu cầu, mong
muốn có được một môi trường sống tích cực, nơi đó những cá nhân đều hướng đến
những mục đích tốt đẹp; không có người phá bĩnh, công kích và chống phá vì những
mục đích cá nhân… Muốn có điều đó, nhất quyết trong chúng ta cần cẩn trọng, nhận
diện được đâu là nhân tố tốt để quảng bá, giới thiệu và tiến tới nhân rộng; còn
đâu là những nhân tố mà nên chăng chúng ta nên tẩy chay, thể hiện rõ ràng những
quan điểm bên lề, thậm chí sẵn sàng loại bỏ chúng ra khỏi đời sống xã hội hôm
nay!
Có như thế, xã hội mới định hình rõ giới tuyến của
xấu tốt, của thật – giả. Và chừng nào còn có những sự ngộ nhận thế này thì chừng
đó xã hội, đất nước còn có những lực cản ngăn cản sự phát triển! Hành động
chung tay nhận diện cái xấu, các thành phần “phản động” cũng là cách chúng ta cải
hoán, làm cho xã hội tốt hơn!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét