Gần đây, một số chức sắc tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là Công giáo (Kito)
đã lợi dụng thần quyền để công kích, bôi nhọ chế độ và lãnh tụ, xuyên tạc lịch
sử dân tộc, xúi giục giáo dân làm loạn, gây ảnh hưởng rất xấu tới ANTT và ảnh
hưởng chính tới bộ mặt của tôn giáo. Với chính sách tự do tôn giáo cởi mở,
chính quyền Việt Nam đã hết sức nhẫn nhịn, dù dư luận nhân dân rất phẫn nộ đòi
hỏi phải thực thi các biện pháp cứng rắn theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi một số vị chức sắc trong số đó bị chính Giáo hội và cha bề
trên xử lý (điển hình là việc linh mục Nguyễn Duy Tân bị bề trên trục xuất),
những kẻ cực đoan trong tôn giáo lại lớn tiếng đổ lỗi, vu cáo cho chính quyền
Việt Nam là “can thiệp, mất dân chủ, đàn áp tôn giáo” một cách vô căn cứ.
Trong bối cảnh đó, những thế lực thù địch chống phá
trên lĩnh vực tư tưởng lập tức hướng mũi nhọn công kích, xuyên tạc chủ nghĩa
Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách của Đảng - Nhà nước Việt Nam về
công tác tôn giáo. Mặt khác, một số người do phẫn nộ lại chưa hiểu rõ mà dùng
câu “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” khi nêu ý kiến về tôn giáo, điều này
rất dễ bị kẻ thù lợi dụng để kích động là chúng ta phỉ báng, chống phá tôn
giáo.
Vậy thực chất nhận xét này của Marx có ý nghĩa như thế
nào?
Câu nói trên đã bị cắt khỏi bài viết và hoàn cảnh lịch sử của nó, thực tế
câu “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” chỉ là một ý được trình bày ở trong
lời nói đầu của tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegels”
(1844). Vì vậy có thể thấy nội dung tác phẩm này của Marx là phê phán triết học
pháp quyền Hegels chứ không phải là phê phán tôn giáo. Đoạn văn như sau:
“Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa
là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần
của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Xóa
bỏ tôn giáo, với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu
cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân. Yêu cầu từ bỏ những ảo tưởng về
tình cảnh của mình cũng là yêu cầu từ bỏ cái tình cảnh đang cần có ảo tưởng. Do
đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ
ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó”.
Ở câu này, Marx đã vận dụng phép biện chứng để phản ánh hiện thực xã hội
cũng như phản ánh sự thoái hóa của Tôn giáo. Trong một xã hội TBCN đầy rẫy
những áp bức bóc lột bất công, nhân dân lao động không thể tìm thấy một cuộc
sống dù chỉ tạm đủ. Đối với họ, việc lo cho đủ ba bữa ăn trong một ngày là quan
trọng hơn bất cứ việc nào khác. Cũng như vậy, người dân lao động hàng ngày phải
lao động từ 12-14 tiếng trong công xưởng, thậm chí là 18-20 tiếng thì họ không
thể có một đời sống tinh thần thực sự.
Với sự bóc lột lao động đến mức cùng cực và kiệt quệ như vậy thì đời sống
tinh thần của người dân cũng ngày càng nghèo nàn hơn. Karl Marx đã từng mô tả,
cuộc sống của giai cấp vô sản dường như chỉ quay xung quanh việc lao động, ăn,
ngủ và duy trì nòi giống. Ngoài 4 việc đó ra thì giai cấp vô sản dường như
chẳng còn một tý chút thời gian dư dả nào cả, vậy nên chính vì thế đời sống tôn
giáo của họ cũng nghèo nàn như vậy. Con người ta chỉ chăm lo cho bữa ăn nhiều
hơn là tuân theo những chuẩn mực đạo đức của tôn giáo, bởi lẽ trong nhận thức
của họ thì bữa ăn là cái cần thiết tối thiểu còn không đủ thì làm sao có thể
học theo những chuẩn mực đạo đức hay giáo lý tôn giáo.
Vì vậy sự nghèo nàn của tôn giáo chỉ quay lại một niềm tin cảm tính duy
nhất, đó là tin vào Đấng toàn năng năng những mong Đấng toàn năng sẽ phù hộ,
thậm chí người dân còn chẳng thể nhận thức được Đấng toàn năng là ai, và dạy
cho những gì, bởi nhân dân lao động chẳng thể quan tâm đến nó là gì, và nó có
gì. Sự nghèo nàn ấy của tôn giáo cũng chính là sự nghèo nàn thực tế của xã hội,
nhưng lại là sự phản kháng chống lại chính cái nghèo nàn ấy.
Nhân dân lao động đã mất hết niềm tin, họ cảm thấy xã hội chỉ toàn những áp
bức và bất công, nhưng họ không tìm được cách giải quyết cho sự khổ đau về mặt
vật chất, vậy nên họ tìm đến tôn giáo như một liều thuốc giảm đau, giúp tạm
thời quên đi những nỗi đau hàng ngày đang phải đối diện. Vậy nên Marx khẳng
định, tôn giáo chính là “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức”, là cách để họ
tạm thời lấy lại được sự sống sau những giờ lao động mệt mỏi và căng thẳng.
Cũng đồng thời đó là “trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của
trật tự không có tinh thần” - ở đây, chính là Marx đề cao tôn giáo chứ không hề
phỉ báng tôn giáo.
Tại sao lại như vậy, bởi lẽ nếu không có tôn giáo thì thật sự nhân dân lao
động sẽ không còn là con người, họ sẽ biến thành những con rô bốt không có trái
tim. Trong xã hội đó, một xã hội mà đời sống tinh thần nghèo nàn nhất thì tôn
giáo lại món ăn tinh thần duy nhất, bởi vậy mới là “tinh thần của trật tự không
có tinh thần”. Có thể nói ở tôn giáo, con người lao động mới tìm thấy được phần
người ít ỏi còn sót lại ở trong cuộc sống của họ, để họ hiểu rằng họ không phải
là những cỗ máy vô cảm, mà họ là con người, họ có tình cảm, có lý trí và có cả
sự nhận thức. Những điều mà một con rô bốt không thể tìm thấy trên băng chuyền
sản xuất.
Đến đây, Karl Marx mới đưa ra kết luận nổi tiếng: “Tôn giáo là thuốc phiện
của nhân dân”. Có thể thấy mâu thuẫn của vấn đề đã được đưa lên đến đỉnh điểm,
dường như nhiều người chỉ nghe câu nói này sẽ nghĩ ngay đến Marx đang ám chỉ
tôn giáo là một thứ tiêu cực, gây tổn hại đến nhân dân và cần phải xóa bỏ. Hoặc
theo một hình tượng khác thì tôn giáo là tiêu cực của xã hội cũng giống như
thuốc phiện vậy. Nhưng thực chất thì không phải như thế.
Ai cũng biết rằng, tình cảnh giai cấp lao động thời của Karl Marx là vô
cùng khốn khổ. Vậy nên khi ví tôn giáo là thứ gây nghiện thì thực chất Marx
muốn ám chỉ rằng vào thời đó là lúc mà con người còn cảm thấy họ là chính con
người và họ có thể tìm được bản thân mình ở những thú vui tình thần còn lại duy
nhất này mà không phải là máy móc hay con vật. Mặt khác, trong điều kiện nghèo
nàn vật chất thì thời của Marx người công nhân và nhân dân lao động còn không có
được những điều kiện chăm sóc y tế tối thiểu. Chính vì vậy nên họ tìm đến
“laudanum” là một loại cồn thuốc phiện. Cồn thuốc phiện ở thế kỷ 19 được dùng
như một thứ “thuốc chữa bách bệnh”, từ bệnh tiêu chảy, ho, cảm cho đến bệnh đau
xương, đau khớp. Thực chất cồn thuốc phiện không hề chữa bệnh mà chỉ giúp cho
xoa dịu đi những nỗi đau đớn vì bệnh tật của con người.
Từ quan sát thực tế, Marx khẳng định loại cồn thuốc phiện đó là có tác
dụng, nhưng nó không phải là thuốc, vì vậy nó không giải quyết được bệnh trạng
của con người và con người vẫn phải chịu bệnh trạng như vậy, cuối cùng vẫn
chết, có chăng chỉ là sự đau đớn giảm đi mà thôi. Cũng như vậy, tôn giáo là
liều thuốc giảm đau hữu hiệu đối với những đau khổ của giai cấp vô sản thời bấy
giờ, là món ăn tinh thần an ủi nhân dân lao động. Nhưng nó không thể giải quyết
được sự đau khổ mà chỉ giúp người ta giảm bớt nỗi đau khổ với một niềm tin cảm
tính còn lại duy nhất vào các đấng toàn năng sẽ cứu vớt linh hồn họ (tôn giáo
lúc đó cũng nghèo nàn như chính tác dụng chữa bệnh của cồn thuốc phiện
vậy).
Vậy nên và như vậy con người vẫn phải đối mặt với những đau khổ đó và muốn
giải quyết nỗi đau đó thì không gì hơn là phải tìm lại chính mình, tìm lại được
bản thân con người, đưa một hiện thực ảo tưởng thành một hiện thực thực sự dù
nó không có thực thể. Cũng giống như một người bệnh không thể dùng mãi cồn
thuốc phiện mà phải đứng lên để tự đi khám để biết được bệnh của mình và tìm ra
loại thuốc có thể chữa bệnh cho chính mình. Không ai có thể làm thay họ việc
đó, kể cả bác sĩ, bởi nếu bệnh nhân không chịu khám thì bác sĩ mãi mãi chẳng
thể cho họ biết họ mắc bệnh gì và cần dùng thuốc gì.
Như vậy, rõ ràng là Marx không hề phê phán tôn giáo là thứ hại nhân dân,
trái lại ông đang mô tả thực sự đó là liều thuốc tinh thần còn lại duy nhất để
giúp người dân tìm lại được chính họ còn là con người trong một xã hội vốn
không có tình người, là liều thuốc giảm đau duy nhất đối với những đau khổ mà
nhân dân lao động đang phải gánh chịu trong xã hội tư bản.
Sự phê phán ở đây của Marx là mong “loài người vứt bỏ những xiềng xích là
các bông hoa giả trang điểm cho chúng, để loài người không phải tiếp tục mang
những xiềng xích ấy, mà tìm đến để hái lấy bông hoa thật, tự thoát khỏi ảo
tưởng, để con người suy nghĩ, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình, để
con người xoay quanh bản thân mình và cái mặt trời thật sự của mình. Còn tôn
giáo chỉ là mặt trời ảo tưởng khi mà con người chưa tìm ra được chính bản thân
mình”.
Karl Marx đã chỉ ra việc phê phán tôn giáo không phải là xóa bỏ tôn giáo.
Bởi cái xiềng xích lớn nhất trói buộc con người chính là chủ nghĩa tư bản và
hiện thức bóc lột nặng nề, cái bông hoa giả chính là những nhận thức tôn giáo
ngay tại nước Đức thời bấy giờ. Nhận thức tôn giáo mang tính lầm lạc và cứu rỗi
con người về mặt tinh thần nhưng không thể nào cứu rỗi chính bản thân con người
đó. Đó chính là hiện thực của các nước Châu Âu thế kỷ 19 khi mà tôn giáo chỉ
còn là cái vỏ bọc để bảo vệ cho chế độ bóc lột của CNTB, tôn giáo mất đi cái
bản chất giáo dục nhân cách của con người và chỉ còn là những hiện tượng tinh
thần mang tính ảo tưởng. Nhiệm vụ của việc phê phán tôn giáo là bản thân con
người phải vứt bỏ những lầm lạc ảo tưởng mà các tôn giáo sử dụng để con người
quên đi những nỗi đau khổ thực tại mà họ đang phải đối mặt.
Đồng thời Marx cũng nhấn mạnh rằng con người phải bỏ đi những bông hoa giả
và lấy những bông hoa thực, những bông hoa đẹp đẽ là hình ảnh ẩn dụ của tôn
giáo, vậy việc phê phán tôn giáo chính là bỏ đi tôn giáo ảo tưởng để đi đến tôn
giáo thực tại. Các tôn giáo thường nói về thiên đường, đó là chỉ cần con người
nghe lời chúa thì họ sẽ được lên thiên đường và đó là điều mà nhà thờ đã và
đang dạy họ. Nhưng để làm cụ thể như thế nào mới được lên thiên đường thì nhà
thờ lại không chỉ ra cho họ. Chính vì vậy thiên đường mãi mãi là ảo tưởng và
bản thân người dân lao động vẫn hàng ngày sống cảnh nghèo nàn, thất học, đói
kém. Họ không dám và không thể tự xây dựng ước mơ cho chính mình. Và nhiệm vụ
lấy được bông hoa thật là phải đưa tôn giáo trở về tôn chỉ thực sự với ý nghĩa
là giáo dục nhân cách đạo đức cho con người.
Vậy làm cách nào để có thể có được sự cứu rỗi thật sự? Điều mà Marx chỉ ra,
liều thuốc thực sự cho xã hội chính là sự tự ý thức của con người. Con người sẽ
dần phải xóa bỏ những niềm tin cảm tính của mình để xây dựng một con người hiện
thực, con người với niềm tin lý tính. Đây chính là điểm quan trọng nhất mà Marx
muốn nói đến, nhưng nó đã bị rất nhiều người vô tình hoặc cố ý hiểu sai.
Sự khác biệt giữa niềm tin cảm tính và niềm tin lý tính đó là cảm xúc trong
niềm tin, một niềm tin lý tính là niềm tin vào lý luận và thực tiễn mà không bị
tác động của cảm xúc yêu hay ghét, đó là niềm tìn vào lẽ phải theo đúng hiện
thực của nó, theo những quy luật vận động của tự nhiên và xã hội chứ không phải
một niềm tin cảm tính tức một niềm tin mù quáng không có cơ sở.
Tuy nhiên, niềm tin cảm tính thực tế lại là căn bệnh cố hữu của đa phần mọi
người trong xã hội. Họ không cần phải có thực tiễn và lý luận, họ tin theo chỉ
vì họ có cảm tình với nó. Và điểm khác biệt mấu chốt là niềm tin cảm tính thì
thay đổi theo thời gian vì nó phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của con người
rất thất thường. Còn niềm tin lý tính không có sự thay đổi bởi nó gắn chặt vào
những quy luật vận động của tự nhiên và xã hội. Niềm tin lý tính gọi một cách
đơn giản là niềm tin thuận theo quy luật tự nhiên và để nhận thức được các quy
luật tự nhiên thì lại đỏi hỏi con người phải có một tư duy lí tính, để loại bỏ
tất cả những yếu tố gây nhiễu trong tư duy của họ, tức con người phải là con
người lý tính.
Điểm biện chứng hay nhất của Marx ở đây nằm ở chỗ thay thế niềm tin cảm
tính bằng niềm tin lý tính. Nói một cách đơn giản: hãy làm theo điều Chúa dạy
để sống và nhận thức như Chúa, thay vì tin vào những điều ảo tưởng mà nhà thờ
thời bấy giờ vẽ ra như một công cụ chính trị để hạn chế nhận thức của nhân dân
lao động, biến họ trở nên mù quáng và không có lý tính. Đây là điểm mà nhiều
chức sắc tôn giáo thiếu đạo đức lợi dụng nhà thờ để dẫn dụ, đã và đang tẩy não
con người. Tư tưởng của họ rao giảng không còn là tư tưởng của Chúa nữa, mà là
tư tưởng của chính giới tăng lữ muốn ăn trên ngồi trốc thống trị xã hội.
Những sự tha hóa trong nhà thờ đã và đang phá hủy tôn
giáo thực sự mà biến nó trở thành những hình ảnh tôn giáo mà thôi. Giáo dân
luôn tin tưởng vào Chúa nhưng họ không biết phải làm thế nào để có được hạnh
phúc mà Chúa đã dậy, còn nhà thờ và giới tăng lữ luôn cố gắng nhồi nhét vào đầu
của giáo dân những tư tưởng họ bảo là của Chúa, nhưng thực chất họ lại không hề
tin vào Chúa.
(tổng hợp
từ Internet)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét