Dân tộc Việt Nam
trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX khi chưa có Đảng chìm đắm trong đêm dài
nô lệ, bởi sự nô dịch, đàn áp, bóc lột của thực dân-phong kiến. Nhưng từ khi có
Đảng ra đời, tổ chức và lãnh đạo, cách mạng Việt Nam từng bước phát triển,
giành những thắng lợi vĩ đại. Cách mạng Tháng Tám thành công là một dấu mốc
lịch sử khởi đầu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta và tiếp đó là
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thắng lợi oanh liệt đó đều
gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí
Minh bằng đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đúng đắn, sáng tạo.
Ngay từ khi ra đời,
Đảng ta đã xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân,
mang bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. Điều
đó được thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng của Đảng là lãnh đạo nhân dân xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản; chủ nghĩa Mác -
Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành
động; đồng thời, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng thường xuyên liên
hệ mật thiết với quần chúng, lấy tự phê bình và phê bình làm phương châm hành
động, quy luật phát triển... Cần khẳng định, việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam là kết quả của sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin
với chủ nghĩa yêu nước, mà biểu hiện tập trung là sự kết hợp của phong trào
công nhân với phong trào yêu nước của quần chúng cách mạng; mục tiêu, lý tưởng,
lợi ích của Đảng luôn thống nhất với mục tiêu, lý tưởng, lợi ích của giai cấp
công nhân, của dân tộc và toàn thể nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhiều lần khẳng định, Đảng ta không những là đảng của giai cấp công nhân, mà
còn là đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là thống nhất. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật" không phải do Đảng
tự đề xướng, mà là có tính chất bắt buộc đối với chính đảng duy nhất lãnh đạo
và cầm quyền, thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật. Vi phạm
nguyên tắc này là vi phạm pháp luật, phải bị xem xét, xử lý theo quy định của
pháp luật.
Thực tế là vậy, song
các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội chính trị vẫn không ngừng chĩa mũi nhọn
công kích, bôi nhọ, nói xấu Đảng bằng những lời lẽ quy chụp, bịa đặt với quan
điểm đảng ta ích kỷ, hèn nhát, tham quyền cố vị và “dân chủ”, “nhân quyền” tư sản để đồng nhất
dân chủ với đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; nhà nước pháp quyền với thiết
chế tam quyền phân lập ….
Sự thực Đảng có còn
vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội hay không , có hèn nhát, ích kỷ và
tham quyền cố vị hay không chỉ có người dân Việt Nam mới có quyền trả lời điều
đó. Chính nhân dân ta-chứ không phải ai khác mới là người đánh giá chính xác
nhất vai trò, uy tín của Đảng, là người có tiếng nói quyết định trong việc lựa
chọn sự lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Còn
những người vụ lợi chính trị, tuyên truyền bịa đặt... thì đều không đủ tư cách
để có tiếng nói trong vấn đề này.
Tóm lại, những vấn đề
được nêu ra trong bài viêt của Nguyễn Thạch đã bộc lộ bản chất phản động, thiếu
khách quan, không có cơ sở, cố tình bóp méo sự thật, với mục đích chống phá
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta và cuối cùng là xóa bỏ chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.
Chúng ta cần nghiêm khắc lên án và cảnh giác với những âm mưu thâm
độc này của những bồi bút, phản động./.
|
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét