Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM KẺ PHẠM TỘI CÓ THỂ BỊ PHẠT TÙ TỪ 3 ĐẾN 20 NĂM

Liên quan đến những đối tượng đang ra sức tuyên truyền các thông tin bịa đặt, nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam trước thời điểm diễn ra các Hội nghị Trung ương của Đại hội XII và Quốc hội khóa XIV  gây xôn xao, hoang mang dư luận trong một bộ phận nhân dân nhẹ dạ cả tin. Đây là những thủ đoạn đê hèn, bần tiện không hề mới của bọn cơ hội chính trị trong và ngoài nước, hòng làm giảm sút uy tín của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội trước nhân dân.
Những hành vi tuyên truyền, chống phá, xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam được xác định là hành vi xâm phạm đến sự thống nhất về tư tưởng chính trị trong xã hội qua đó de dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tuyên truyền chống phá nhà nước là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều hành vi, tùy thuộc vào hành vi trên thực tế để xác định, căn cứ theo quy định về những tội phạm xâm hại an ninh quốc gia – một khách thể đặc biệt quan trọng của Bộ luật hình sự. Theo đó, hành vi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi 2009) được thể hiện dưới 3 hình thức chủ yếu sau:
– Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
– Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân.
– Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người thực hiện một trong ba hành vi trên thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, phạm tội ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Biểu hiện và phương tiện của hành vi tuyên truyền tức là những lời nói, những bài viết, những phát biểu quan điểm, ý kiến cá nhân … thông qua các phương tiện như báo chí, mạng xã hội, hay trong giao tiếp xã hội với mục đích chống chính quyền nhân dân mà hoàn toàn không sử dụng bạo lực, vũ khí như hành vi khủng bố./.
Cũng cần lưu ý, đối tượng bị tác động ở đây là chính quyền nhân dân chứ không phải một cá nhân cụ thể nào. Bởi pháp luật hiện tại cũng quy định rõ nếu cá nhân nào nói xấu, đặt điều, bôi nhọ hay xúc phạm danh dự, uy tín người khác thì sẽ bị xử về tội vu khống theo quy định tại điều 122 Bộ luật hình sự./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét