Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

NỀN GIÁO DỤC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC


  Với bản chất đặc trưng nhân đạo, nhân văn của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa: Luôn tin vào con người, luôn hướng con người đến chân, thiện, mỹ luôn phấn đấu một xã hội vì con người. Dân tộc Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất chống chế độ thực dân cũ và mới. Ngày 02/9/1945 Cách mạng Việt Nam thành công, đưa đất nước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, với truyền thống đó yêu nước của dân tộc được Đảng và Nhà nước Việt Nam phát huy vào việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính, đặc biệt là giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc, đề cao danh dự và phẩm giá của nhân dân. Giáo dục chủ nghĩa yêu nước luôn gắn với giáo dục. Điểm nổi bật của Việt Nam trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước hiện nay là Đảng, Nhà nước công khai chỉ đích danh kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là các thế lực phản động quốc tế, bọn phản động Việt Nam Cộng Hòa sống lưu vong.  
Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho toàn dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã huy động tổng hợp các lực lượng giáo dục. Mỗi tổ chức, lực lượng đều có trách nhiệm giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thành viên và cho nhân dân với nhiều hình thức, phương pháp thích hợp. Mọi nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, mọi văn bản của Quốc hội, của quân đội, công an… đều có phần nói về giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Bác Hồ kính yêu Người thường nói: dân chủ có nghĩa "dân là chủ"; đối lập với quan niệm "quan chủ", thể hiện bản chất trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Người nhấn mạnh: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ", "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ", "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ". Trong giáo dục Bác chỉ ra "giáo dục thì phải theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác, giải thích phải thuyết phục chứ không gò bó".
Vậy mà ngày 17.11.2018 đối tượng Trịnh Khả Nguyên không hiểu về giá trị vai trò của nền giáo dục chúng đăng tải bài "Dạy con cho có đức hay luân lý giáo khoa", nội dung ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa, đây rõ ràng là một thủ đoạn đê hèn của những kẻ chống phá sự nghiệp giáo dục Xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội". Dưới luồng khí mới dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta tiếp tục khảng định nền giáo xã hội chủ nghĩa luôn hướng tới nền dân chủ tất cả nâng cao dân trí, phục vụ nhân dân, phát triển đất nước.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét