|
Sau khi Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật An ninh mạng tại Kỳ họp thứ
năm, Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành). Ngày 06/11/2018 đối tượng Nguyễn Văn San
và một số đối tượng xấu đã có các hoạt động tuyên truyền, kích động biểu tình,
đăng tải bài viết “Luật an ninh mạng đã thách thức uy tín chính trị của Thủ tướng
và Chủ tịch Quốc hội” với nội dung chống phá Luật An ninh mạng, nói xấu Thủ tướng
và Chủ tịch Quốc hội bằng những luận điệu mơ hồ, hoặc suy diễn với dụng ý xấu. Chẳng
hạn họ cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm
phạm quyền tự do ngôn luận”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân”…
Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích mà internet và mạng xã
hội mang lại cho đời sống con người nói riêng, nhân loại nói chung. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối diện với những
thách thức không nhỏ và phức tạp mà internet, mạng xã hội mang lại, nhất là
trên khía cạnh thông tin. Bởi thông tin trên internet, mạng xã hội rất khó kiểm
chứng và không bị giới hạn bởi không gian. Từ thực tế ấy, các thế lực thù địch,
những phần tử xấu giống như đối
tượng Nguyễn Văn San đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ
quyền biên giới điện tử quốc gia, tán phát thông tin thất thiệt vì những mục
tiêu hiểm độc, đê hèn, như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến khủng bố tinh
thần-đe dọa đưa lên mạng những thông tin cá nhân, đời tư, khiến nhiều gia đình
tan nát, cuộc sống bị xáo trộn, thậm chí không ít người còn tìm đến cái chết...
Ở Việt Nam, những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, phá
hoại tài sản Nhà nước, cản trở người thi hành công vụ xảy ra ở Bình Thuận, TP
Hồ Chí Minh… lấy lý do phản đối dự án luật về đặc khu cho thấy những thế lực
chính trị xấu, trong đó có cả nước ngoài đã thông qua internet, mạng xã hội chỉ
đạo những phần tử lưu manh, nghiện hút, không công ăn việc làm tìm cách tán
phát thông tin xuyên tạc về dự luật này để kích động người dân xuống đường
chống chính quyền nhân dân. Bởi vậy, cần phải có một chế tài nghiêm minh đối
với việc sử dụng internet, mạng xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội trên không gian mạng. Đó là lý do vì sao Luật An ninh
mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua với sự nhất trí cao.
Xét về lợi ích quốc gia, dân tộc, bao gồm cả quan hệ quốc
tế, Luật An ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian điện tử) mà còn tạo điều kiện bảo đảm
tốt hơn lợi ích quốc gia dân tộc. Đây là điều quan trọng nhất đối với mỗi nhà
nước trong điều kiện internet, mạng xã hội đang phát triển như vũ bão. Nếu như
cá nhân, doanh nghiệp có tốn kém thêm đôi chút chi phí trong thực
hiện Luật An ninh mạng thì cũng phải chấp nhận vì lợi ích lớn hơn,
lâu dài hơn của đất nước, suy cho cùng cũng là lợi ích bảo đảm sự bình yên cho
xã hội, gia đình và cho mỗi người.
Xét về quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Luật
An ninh mạng hoàn toàn không hạn chế về quyền và lợi ích của nhóm hoặc cá
nhân nào. Vì chế tài của Luật An ninh mạng chỉ áp dụng đối với những
hành vi phạm tội (thông qua lợi dụng internet, mạng xã hội-Điều 8). Luật
An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn
thông tin xấu độc khi cần thiết mà thôi.
Tuy nhiên, đối với những kẻ đã và đang có những âm mưu, kế hoạch
lợi dụng internet, mạng xã hội để chống lại Nhà nước Việt Nam hoặc làm tổn
thương đến công dân, thì Luật An ninh mạng là một chế tài nghiêm
khắc. Như vậy, đối với mọi người, hoàn toàn không có chuyện Luật An ninh
mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận”;
“cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” như có kẻ đang xuyên tạc, phủ
nhận./.
|
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét