Gần
đây trên trang facebook phản động Baotiengdan đối tượng Trần Mạnh Hảo phát tán
bài viết với nội dung hết sức phản động có tựa đề “Một nền giáo dục dối trá
toàn diện”, đối tượng Trần Mạnh Hảo đã không giấu giếm dã tâm xuyên tạc, phủ nhận
những thành quả của nền giáo dục Việt Nam nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Y
ngang nhiên xuyên tạc cho rằng “Hiện nay, nền giáo dục của nước ta là một nền
giáo dục không hề tốt đẹp khi nó đã bỏ hẳn dạy môn Văn là môn dạy làm người”. Đối
tượng Trần Mạnh Hảo còn cho rằng “Một nền giáo dục bỏ hẳn dạy môn văn hơn 20
năm nay để dạy một môn NGỮ VĂN đểu, một môn học thuần lý trí: Nghiên cứu quy luật
khoa học khách quan của ngôn ngữ văn học. Bỏ dạy môn Văn - một môn học của tâm
hồn, của tình cảm rung động trước cái đẹp tiếng nói và chữ viết con người, cho
phép chủ quan được tham gia bằng xúc cảm, bằng rung động con tim trước cái hay
cái đẹp của ngôn ngữ và hình tượng văn học. Bỏ hẳn tâm hồn con em ta ra ngoài nền
giáo dục là bộ giáo dục, là nhà nước, là đảng cầm quyền đã bỏ hẳn tính nhân văn
của giáo dục. Một nền giáo dục bị tha hóa tận cùng, xấu xa tận cùng mới bỏ,
không dạy môn văn”. Trần Mạnh Hảo không có năng lực hiểu hay cố tình không hiểu
môn NGỮ VĂN là môn học được tích hợp từ ba phân
môn Văn, Tiếng
Việt, Tập làm văn, gồm
hai phần ngữ và văn gắn bó với nhau, bởi "ngôn ngữ là chất liệu làm nên
văn học và văn học chính là nghệ thuật của ngôn ngữ". Là môn học tích hợp,
nhưng về cơ bản nó vẫn là môn học nghệ thuật (Văn vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất),
đồng thời nó lại là môn học thực hành (Tập làm văn được học bài bản và hệ thống). Ngữ
văn là môn học về Cái Đẹp với hai khâu liên hoàn: cảm thụ Cái Đẹp trong văn
chương (Văn), ngôn ngữ (Tiếng Việt) để tạo lập ra Cái Đẹp trong văn bản
nói và viết. Môn Ngữ văn sẽ hình thành và phát triển hai năng lực quan trọng
cho thế hệ trẻ: năng lực thẩm mĩ và năng
lực ngôn ngữ. Năng lực thẩm mĩ là năng lực khám phá Cái Đẹp trong văn
chương và trong tiếng Việt để thưởng thức chúng; còn năng lực ngôn ngữ là năng
lực làm chủ được tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục để tạo
lập văn bản (nói và viết) giúp cho việc diễn đạt, giao tiếp đạt hiệu quả. Như vậy,
đối tượng Trần Mạnh Hảo đã có một cái nhìn thiển cận về nền
giáo dục Việt Nam, không thấy được yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục – đào tạo, nhấn mạnh đến việc phát triển năng lực của người học hơn là cung
cấp tri thức cho họ, trong đó có dạy môn ngữ văn thay vì chỉ dạy môn VĂN đơn
thuần.
Thứ
hai, đối tượng Trần Mạnh Hảo cho rằng hầu
hết cán bộ ở Việt Nam với đồng lương của mình không thể cho con cái du học ở
các nước tư bản phát triển, nhưng các vị lãnh đạo từ trung ương xuống địa
phương đều cho con đi du học ở các nước tư bản, chưa thấy ai cho con sang các
nước cộng sản du học. Từ đó đối tượng quy kết rằng các nước phương tây có nền
giáo dục tốt đẹp nhất thế giới và xã hội của họ ưu việt hơn xã hội ta. Thật nực
cười cho sự hiểu biết kém cỏi, “ếch ngồi đáy giếng” của y. Đối tượng không hề
biết rằng, ở Việt Nam hiện nay, không chỉ có con em cán bộ mà rất nhiều con em
của các thành phần khác cũng đều có điều kiện để đi du học ở nước ngoài. Mặt
khác, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, việc cho con đi du học ở
những nước phát triển là xu thế chung của nhiều nước chứ không riêng ở Việt
Nam. Luận điệu trên của đối tượng Trần Mạnh Hảo thể hiện thái độ hằn học, bất
mãn đối với nền giáo dục Việt Nam,
Thứ
ba, Trần Mạnh Hảo còn thổi phồng một số hiện tượng tiêu cực ,yếu kém trong giáo
dục- đào tạo của Việt Nam, những thông tin mà đối tượng nêu ra không có gì mới
mẻ mà đã được Việt Nam chỉ ra để khắc phục, chấn chỉnh
song đối tượng đã sâu chuỗi và diễn đạt thành một chuỗi khiến cho người đọc nếu
không tỉnh táo sẽ tin rằng nền giáo dục của Việt Nam yếu kém thật, từ đó làm
suy giảm niềm tin và đổ lỗi cho sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước,
làm cho mọi người ngộ nhận và chỉ hìn thấy lỗi,
thấy khuyết điểm mà không hề thấy những thành quả to lớn của giáo dục đã đạt được
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Nền giáo dục của một quốc gia không thể bị xuyên tạc và bị
phủ nhận những thành tựu đã đạt được chỉ bởi một kẻ thiếu hiểu biết và có một
cái nhìn thiển cận, thiếu khách quan, không thấy được những thành quả to lớn
trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Một kẻ lộ rõ mưu đồ chống phá của mình khi chỉ nhìn
vào những mặt tiêu cực, thổi phồng nó và có tư tưởng sùng ngoại, bài nội nhằm
hạ thấp uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục - đào tạo nói
riêng và đối với toàn xã hội nói chung.
Mỗi cán bộ, đảng viênvà người dân
Việt Nam cần hết sức tỉnh táo và cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của
các thế lực thù địch, phản động, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng,
tự hào về những thành tựu mà đất nước đã đạt được trên mọi lĩnh vực dưới sự
lãnh đạo của Đảng, trong đó có giáo dục – đào tạo, kiên quyết đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững
chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
VT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét