Trong thời đại “bùng nổ internet” như hiện
nay, việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trở nên khó khăn,
phức tạp hơn bao giờ hết. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
(sau đây gọi tắt là “các thế lực”) lợi dụng "quyền tự do ngôn luận trên
không gian mạng" để ra sức chọc ngoáy, đả kích, đưa ra những luận điệu sai
trái đánh vào hệ thống chính trị, trong đó trực tiếp nhất là đánh vào các cơ
quan tư pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Do vậy, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng internet trở thành một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình
hình mới.
Pháp luật là
công cụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội hữu hiệu của Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản. Trong
bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước và trên thế
giới luôn có những thay đổi cùng xu thế hội nhập, đa dạng hóa, đa phương hóa quan
hệ đối ngoại, cuộc cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ đòi hỏi quá
trình lập pháp, nghiên cứu, xây dựng pháp luật sẽ phải có điều chỉnh đảm bảo
quyền, lợi ích công dân, phù hợp luật pháp quốc tế mà Việt Nam là quốc gia
thành viên.
Từ những đặc
điểm trên, để phục vụ mưu đồ chống phá Việt Nam, các thế lực thù địch, phản
động gia tăng các hoạt động lợi dụng các vấn đề đặt ra nghiên cứu, thảo luận,
lấy ý kiến trong quá trình lập pháp tại các kỳ họp Quốc hội để xuyên tạc, vu
cáo, bóp méo sự thật, vu cáo ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, hạ uy tín Đảng,
Nhà nước… Đây là hoạt động thường thấy hiện nay trên các trang web phản động,
tài khoản facebook hay blog cá nhân của các đối tượng chống đối với nhiều hình
thức tô vẽ, đưa tin, bài, đăng hình ảnh, video clip xuyên tạc, châm biếm vô lý,
phản cảm như “Pháp luật Việt Nam, một bước lùi đối với tiến bộ xã hội”, “Luật
An ninh mạng mở đường cho một cuộc trấn áp mới”(!); “Pháp luật Việt Nam vi phạm
quyền tự do ngôn luận (Luật Hình sự, Luật Báo chí)”; “Luật Phòng chống tham
nhũng chẳng qua chỉ là công cụ trong cuộc “đấu đá” nội bộ, “nhóm lợi ích mới
cướp (lại) nhóm lợi ích cũ” hoặc chỉ là để “trả thù, triệt hạ tay chân” của
người này, người khác…
Trước những luận điệu xuyên tạc, bóp méo bản chất ưu việt của những vấn
đề được đặt ra nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành trong quá trình lập pháp
ở Việt Nam hiện nay, mỗi công dân cần nhận thức đầy đủ bản chất vấn đề, nhận
diện luận điệu để chủ động phòng tránh, không để bị tác động, gây hoang mang tư
tưởng hay thay đổi nhận thức chính trị vì những luận điệu sai trái, thù địch:
Thứ nhất, cần nhận thức, phân
tích rõ nguồn thông tin tiếp cận một cách khách quan, không phiến diện để thấy
rõ phương thức, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù địch và đối tượng chống
đối.
Thứ
hai, nhận
thức rõ âm mưu, mục đích tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, đối
tượng chống đối và chế tài xử lý của Nhà nước đối với hành vi đăng tải nội dung
thông tin xuyên tạc, sai lệch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian
mạng.
Trên cơ sở phân
tích các nguồn thông tin được tiếp cận, mỗi người dân cần nhận diện rõ ẩn ý, âm
mưu, mục đích bóp méo vấn đề của các luận điệu. Phải nhận thức rõ rằng luận
điệu xuyên tạc đó chỉ nhằm mục đích nói xấu chính quyền, hạ uy tín Đảng, Nhà
nước, chống phá sự tồn vong của chế độ xã hội ta. Hiện nay, để thực hiện âm mưu
chiến lược “diễn biến hòa bình”, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật
đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, các thế lực thù địch, đối tượng chống
đối trong và ngoài nước gia tăng các hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng
thông qua việc lợi dụng các vấn đề nhạy cảm, thiếu sót trên tất cả các lĩnh vực
còn tồn tại trong xã hội để bóp méo sự thật, nói xấu chính quyền, từ đó tác
động làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào con đường xã hội chủ
nghĩa mà Đảng ta đã lựa chọn. Trong đó, lợi dụng các vấn đề được đặt ra nghiên
cứu, thảo luận, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới tại các bộ luật trong quá trình
lập pháp là mục tiêu chúng thường nhằm vào bởi đây là những vấn đề liên quan
trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của người dân, tác động mạnh mẽ, thường
xuyên đến đời sống xã hội. Tại các kỳ họp của Quốc hội, chúng đặc biệt quan
tâm, theo dõi kết quả biểu quyết và phần thảo luận tại nghị trường về các vấn
đề đặt ra, phát hiện những vấn đề còn nhiều ý kiến không tán thành ở các đại
biểu, từ đó thêu dệt, xuyên tạc theo hướng tiêu cực nhằm xoáy sâu vào mục đích
“tố cáo” Nhà nước “không quan tâm nhân dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền”… Chính
vì vậy, việc nhận thức rõ âm mưu, mục đích tuyên truyền, xuyên tạc của các thế
lực thù địch, đối tượng chống đối sẽ giúp mỗi người dân ý thức trách nhiệm của
bản thân trong chủ động phòng ngừa, không tin, không nghe luận điệu của kẻ xấu.
Trước những thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt xuyên tạc quá trình xây dựng pháp luật ở Việt Nam của
các thế lực thù địch và đối tượng chống đối, mỗi người dân cần ý thức được vai
trò, trách nhiệm của bản thân trong tiếp cận các nguồn thông tin và thể hiện
quan điểm cá nhân trên không gian mạng, không tự biến mình thành công cụ lợi dụng
cho các mưu đồ chính trị chống phá sự vững mạnh của chế độ ta./.
ĐQ11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét