Tham nhũng là vấn nạn
của mọi quốc gia và không thể một sơm một chiều có thể ngăn chặn , giải quyết
triệt để. Với Việt Nam, giữa lúc quyết tâm chính trị, tinh thần đấu tranh
phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đang lên cao và đạt được
nhiều kết quả tích cực, thì những phần tử bất mãn, cơ hội về chính trị lại lợi
dụng vấn đề này để chống phá. Trên trang “doithoaionline”, Phạm Đình Bá đã đăng
bài viết xuyên tạc rằng: “đảng viên thường được bảo vệ bằng nhiều cách, muốn
truy tố người là đảng viên thì phải hỏi ý kiến hay xin phép đảng” và “thực chất
của chống tham nhũng là định hình của một nhóm quyền lực…”.
Mới đây, một tờ báo mạng có địa chỉ ở nước
ngoài đăng bài viết “Thuốc đặc trị chữa tham nhũng: Thay đổi thể chế”. Bài viết
có nội dung lật lọng, đả kích, cho rằng: Việt Nam từ nhiều năm qua đề ra quyết
tâm chống tham nhũng nhưng vẫn có hàng trăm cán bộ cấp cao bị kỷ luật do rơi
vào tham nhũng, tiêu cực. Liệu có diệt được tham nhũng trong thể chế hiện hành
hay không? Rồi tác giả bài viết “hiến kế”, ở Việt Nam muốn chống tham nhũng thì
phải thay đổi hoàn toàn cơ chế hiện tại; mà trực tiếp là phải thực hiện đa đảng
lãnh đạo.
Với ý đồ tương tự, nhiều bài viết đăng
trên báo mạng nước ngoài đặt điều, ở Việt Nam nên có sự cạnh tranh lãnh đạo giữa
các đảng phái mới có thể phát hiện được “ung nhọt” của nhau; giúp công tác
PCTNTC chuyển biến thực chất. Cùng với đó, chúng còn vu cáo Đảng, Nhà nước Việt
Nam đang ở thế “lưỡng nan đối nghịch” với hàm ý chống tham nhũng nhưng ngại
thay đổi thể chế chính trị,... Chúng còn chủ ý tung lên mạng xã hội nhiều bài
viết, clip có nội dung bôi nhọ, phủ nhận nỗ lực và kết quả đấu tranh PCTNTC ở
Việt Nam trong thời gian qua; chủ ý rêu rao: Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang
ra sức phát động PCTNTC nhưng hoàn toàn không thành công; thậm chí, vấn nạn này
ngày càng gia tăng rộng khắp. Bởi “bới” chỗ nào cũng ra tham nhũng, sờ đến đâu
thì phát hiện sai phạm, buộc phải kỷ luật cán bộ đến đấy; rồi quy chụp hiện tượng
thành bản chất, cho rằng chế độ một Đảng lãnh đạo – chế độ xã hội chủ nghĩa là
cha đẻ của tham nhũng.
Đây là luận điệu xuyên tạc, phủ nhận quyết
tâm, kết quả phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi
trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ
sở; làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo “hoài nghi” về tính
đúng đắn của chủ trương, chính sách lãnh đạo và phủ nhận quyết tâm, cũng như kết
quả PCTNTC của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Chúng ta biết rằng,
trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được lãnh đạo,
chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính
trị rất cao, đạt nhiều kết quả rõ rệt, đột phá, được nhân dân đồng tình, ủng hộ,
đánh giá cao. Báo cáo tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
giai đoạn 2012-2022 có nêu “10 năm qua, cấp ủy, UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật
hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168 nghìn đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng
viên bị kỷ luật do tham nhũng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, UBKT Trung ương đã kỷ luật hơn 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý,
trong đó có Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng và sĩ quan cấp tướng trong lực
lượng vũ trang. Công tác thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị xử lý trách nhiệm gần
44.700 tập thể, cá nhân sai phạm; kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 975
nghìn tỷ đồng, gần 76 nghìn ha đất; chuyển cơ quan điều tra gần 1.200 vụ việc
có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật…
Bước chuyển biến rõ
nét trong công tác PCTNTC còn được thể hiện qua hiệu quả hoạt động của ngành
thanh tra, kiểm toán khi có nhiều cố gắng, công tâm, khách quan, kiến nghị thu
hồi, xử lý tài chính đạt nhiều chuyển biến rõ rệt. Công tác điều tra, truy tố,
xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế được tiến hành kiên quyết, không khoan nhượng,
không nương nhẹ, không làm oan, không bỏ lọt tội phạm, nhưng cũng rất nhân văn,
có lý, có tình; có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa mạnh
mẽ, được dư luận, nhân dân đồng tình, đánh giá cao.
Như vậy, cuộc chiến chống “giặc nội xâm”
của Đảng ta đạt được những bước tiến dài vững chắc, không chỉ được quần chúng
tin tưởng, ghi nhận mà còn được bạn bè trên thế giới và tổ chức quốc tế đánh
giá cao. Cũng bởi vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Công tác PCTNTC
đã trở thành xu thế không thể đảo ngược và có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả
toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ
trong toàn xã hội.
Những kết quả tích cực trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận
trong nhân dân. Đồng thời là minh chứng xác đáng phản bác những luận điệu xuyên
tạc, phủ nhận về kết quả phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta./.
NT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét