Thời gian qua, thực hiện âm mưu,
hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động luôn
triệt để lợi dụng vấn đề nhân quyền, coi đây là một trong những đòn “đột phá
khẩu” để tấn công hòng phá vỡ sự ổn định chính trị, xã hội, làm suy yếu tiến
tới lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Chúng triệt để lợi dụng vấn đề nhân
quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; ra các “thông cáo”, “nghị
quyết”, “báo cáo”, “bản điều trần” xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam,
vu cáo Việt Nam vi phạm “nhân quyền”, đàn áp tôn giáo, đàn áp những người “bất
đồng chính kiến”; gây sức ép về chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm thực hiện
mục tiêu “chuyển hóa dân chủ” đối với Việt Nam. Điển hình như, ngày 19/7/2022,
kênh YouTube RFA tiếng Việt đã đăng tải 01 video clip dài 9 phú 55 giây với nội
dung xuyên tạc, bóp méo, đưa tin sai sự thật về một số vấn đề ở Việt Nam. Đáng
chú ý, video clip đã đề cập đến nội dung hai tổ chức “Liên đoàn quốc tế nhân
quyền” (FIDH) và “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam” (VCHR) đã soạn thảo
và gửi lên “Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc” cái gọi là “bản điều trần” về
tình hình nhân quyền ở Việt Nam, trong đó xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đã “không
những thất bại trong việc thực hiện các cam kết bảo vệ nhân quyền mà thậm chí
đã tăng cường đàn áp người dân trong những năm qua”.
Bên cạnh đó, thời gian qua đã xuất hiện nhiều
luận điệu vu cáo, xuyên tạc chính sách hình sự, chế độ giam giữ tù nhân của
Việt Nam khi cho rằng chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử, bắt và giam giữ
tùy tiện, vi phạm các đảm bảo về xét xử công bằng; Việt Nam đang giam giữ nhiều
“tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm”; Việt Nam đang duy trì chế độ nhà tù
bất công, ngược đãi, tra tấn tù nhân và đàn áp bằng bạo lực…Điển hình như báo cáo của Nghị viện
châu Âu (EP) đã có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, không có cơ sở,
xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng, họ đã gặp nhiều giới hạn
trong việc bảo vệ những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo những cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền bị kiểm soát ngặt nghèo, chính quyền
Việt Nam sẵn sàng đàn áp những người hoạt động nhân quyền “một cách trắng
trợn”.
Nhân quyền hay quyền con người là
vấn đề phức tạp, chính bởi vậy quan niệm về vấn đề này không có sự thống nhất
giữa các quốc gia. Tuỳ theo góc độ tiếp cận, quan điểm chính trị, lợi ích giai
cấp, hoàn cảnh lịch sử, giá trị truyền thống, trình độ phát triển mà các quốc
gia có những quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về quyền con người. Ở Việt Nam,
nhân quyền được hiểu là những giá trị cơ bản mà con người giành được trong lịch
sử đấu tranh cải tạo tự nhiên và xã hội nhằm khẳng định địa vị chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa, pháp lý của mình. Đó là tổng thể các nhu cầu, năng lực, tự
do, nhân phẩm của con người với tư cách cá nhân và cộng đồng xã hội được ghi
nhận và bảo đảm thực hiện trong hệ thống luật pháp quốc gia và luật pháp quốc
tế.
Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo
Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối
với xã hội”. Nghị quyết cũng nhấn mạnh: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải
thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của
nhân dân. Việt Nam chủ động, tích cực đóng góp
vào việc tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trên thế giới và được cộng
đồng thế giới ghi nhận, ví dụ: Thông qua mức độ tín nhiệm với tỷ lệ phiếu đồng
thuận rất cao những lần Việt Nam ứng cử và trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tại khu vực, uy tín của Việt Nam được thể hiện qua vai trò Chủ
tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy
ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai
của AICHR theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện AICHR, các nước
thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN, diễn ra vào cuối tháng 11-2020, các nước
đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AICHR 2020 là đã dẫn dắt
hoạt động của AICHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch
COVID-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của AICHR và ứng phó hiệu quả trước
các tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các
văn kiện quan trọng định hướng hợp tác AICHR trong thời gian tới.
Trước những âm mưu, hoạt động chống phá các thế lực
thù địch, phản động là người cán bộ, đảng viên, quân nhân chúng ta cần: quán triệt và thực hiện nghiêm túc các
quan điểm chỉ đạo của Đảng về quyền con người. Thường xuyên nắm chắc tình hình,
dự báo kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trên lĩnh
vực quyền con người để đề xuất giải pháp phù hợp với Đảng uỷ, chỉ huy các cấp.
Tích cực, chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công tác tự học tập
nghiện cứu nâng cao trình độ mọi mặt. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội,
thông tin đối ngoại về thành tựu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công
dân... Ngăn chặn, đấu tranh không khoan nhượng với các hành vi vi phạm pháp luật,
chống phá, gây mất ổn định chính trị - xã hội trong và ngoài quân đội. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về đấu
tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực quyền con người.
Tôn trọng,
bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền
con người, nhưng các thế lực phản động, thù địch cố tình xuyên tạc, vu cáo,
kích động Việt Nam với “Hồ sơ nhân quyền là hết sức tồi tệ”. Mỗi người trong
chúng ta cần nhận diện và phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế
lực phản động, thù địch về nhân quyền ở Việt Nam, góp phần bảo vệ nền tảng tư
tưởng, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
HH11