Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2023), bên cạnh tự hào,
niềm vui, sự hồ hởi đó nhiều người cũng nghĩ đến cái giá mà dân tộc ta phải trả
để có được sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không gì đắt, đau đớn bằng máu xương,
sự hy sinh về tính mạng con người. Chúng ta đã chấp nhận tất cả để có được hòa
bình, độc lập dân tộc.
Thực tế quá trình cuộc chiến tranh diễn
ra từ sau năm 1954 - 1975. Chiến thắng của Việt Nam đã trả lời cho dân tộc ta,
cũng như đã cho thế giới một bài học rằng: Với cuộc chiến tranh xâm lược, với
một đội quân xâm lược, với một dã tâm thôn tính của nước ngoài thì không có con
đường nào khác là phải dùng bạo lực của chính nghĩa để đẩy lùi bạo lực phi
nghĩa, làm thất bại cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Chúng ta phải dùng bạo lực để bảo vệ đất nước mình, phải
dùng sức mạnh chính nghĩa để đè bẹp sức mạnh phi nghĩa của kẻ xâm lược. Đấy là
bài học rất lớn mà thế giới học được ở Việt Nam. Đừng bao giờ ảo tưởng bởi
những “viên kẹo” của kẻ xâm lược. Đừng bao giờ ảo tưởng trước lời hứa hẹn của
kẻ xâm lược, nếu chúng ta muốn giữ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ, cũng như nền
hoà bình đích thực cho dân tộc mình.
Sau chiến thắng 30/4/1975, chúng ta đã có hòa bình, độc lập
dân tộc, thống nhất đất nước, và khi đó mỗi người lính đều mong muốn đến ngày
đưa súng vào kho, cởi bỏ quân phục về với gia đình – đó là khát vọng của cả dân
tộc sau 20 năm chiến tranh. Nhưng rồi chúng ta có giữ được hòa bình không, câu
trả lời là chưa. Nói thế để thấy rằng, chúng ta không bao giờ được chủ quan,
không bao giờ được ảo tưởng rằng, đất nước ta vĩnh viễn hòa bình, không ai có
thể động chạm, xâm phạm đến lợi ích của đất nước.
Bài học lịch sử của Việt Nam là không chọn phe, chúng ta
đứng về phía chính nghĩa. Vậy cái gì đảm bảo chính nghĩa – đó chính là đạo lý
và luật pháp quốc tế. Đạo lý là quy luật cuộc sống, là cái dễ nhìn và theo sự
phát triển chung của xã hội. Anh đánh tôi thì không thể nói đó là đạo lý được.
Tuy nhiên, nhìn cái đúng phải bằng con mắt của người Việt
Nam. Chúng ta nhìn lợi ích chung của thế giới nhưng bằng chính lợi ích của
chúng ta. Chứ chúng ta bất chấp lợi ích của mình, nhìn theo một cách không có
định hướng thì dễ sa vào chủ nghĩa hư vô.
Những năm qua, với quan điểm đối ngoại đa phương, cân bằng
chiến lược, chúng ta đã tự bảo vệ Tổ quốc mình, đồng thời đóng góp cho ổn định
của thế giới. Cho nên chúng ta cần tạo sự cân bằng chiến lược nhằm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa./.
QT
11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét