Trong
bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc
hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quốc
hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp,
ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền
lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực
hiện quyền lực của Nhân dân. Quốc hội là cơ quyền lực nhà nước cao nhất còn thể
hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan
thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật.
Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy định các vấn đề cơ
bản nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn
trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội
dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ,
môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước. Bằng việc làm luật và
sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của
đời sống xã hội.
Giám sát và phản biện xã hội là vai trò hết sức quan trọng của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam. Qua đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt hơn chức năng
đại diện, “làm nòng cốt để nhân dân làm chủ”. Nhờ sự thể chế hóa và luật hóa về
vai trò này ngày càng cụ thể, trong những năm qua hoạt động giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng. Việc
phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các
cấp, thực hiện chức năng tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước, phát huy quyền làm
chủ của Nhân dân theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đang là vấn đề
cấp bách được đặt ra hiện nay.
Trong khoản 1, Điều 9 Hiến pháp 2013 chỉ rõ: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là
cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội;
tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giám
sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Chính trị (khóa XI)
đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về Quy chế giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và
Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013, Ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây
dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về phát huy
vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội.
P.H.H11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét