Trong khi đông đảo các tầng lớp nhân dân đang có những ý kiến đóng
góp tâm huyết, trách nhiệm vào dự thảo sử đổi các điều luật trong một số bộ
luật hiện chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước thì vẫn còn
một số kẻ xấu cố tình lợi dụng việc đóng góp ý kiến để xuyên tạc, tuyên truyền
các luận điệu sai trái, thù địch. Vì vậy, việc nhận diện một cách đầy đủ âm
mưu, ý đồ, thủ đoạn của các đối tượng từ đó chủ động triển khai các công tác,
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là rất cần thiết trong điều kiện phát triển đất
nước ta theo xu hướng mở cửa hội nhập toàn diện.
Việc lấy ý kiến của cử tri và nhân dân vào dự thảo các dư thảo
Luật nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân tham gia đóng
góp với Đảng, Quốc Hội trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách
quan trọng của đất nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045; Qua đó
luôn củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho ý Đảng hợp
với lòng dân.
Ngay sau khi các dự thảo bổ sung, sửa đổi một số Bộ Luật được công
bố đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp cử tri nhân dân cả
nước. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều ý kiến đóng góp của đại
diện các tầng lớp nhân dân đã đề cập nhiều nội dung quan trọng về định hướng
sắp tới trên các lĩnh vực: Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, phát triển kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế, bảo vệ tài
nguyên, duy trì môi trường “xanh, sạch, đẹp”... Tuy nhiên, bên cạnh những ý
kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của đại đa số các tầng lớp cư tri nhân
dân, vẫn còn một số người cố tình lợi dụng việc góp ý vào dự thảo Luật để tuyên
truyền các luận điệu xuyên tạc nhằm kích động các hoạt động chống phá Đảng, Nhà
nước và Quốc hội nước ta.
Những người này đưa ra những luận điệu cho rằng: Dự thảo các Bộ
Luật cũng chỉ là sự sao chép và biến tấu từ văn bản các kỳ hội nghị trước, nội
dung không có giá trị gì so với sự phát triển của đất nước mà ngược lại là nhân
tố kìm hãm sự tiến bộ của dân tộc ta. Từ đó, kẻ xấu kích động các đối tượng cơ
hội, bất mãn viết bài tung lên Internet, mạng xã hội, tạo dư luận đòi Việt Nam
phải thay đổi toàn bộ “bộ khung” hiện nay, tức là thực hiện “đa nguyên”, “đa
đảng”, “xã hội dân sự” và “đừng trông chờ vào vai trò của Quốc hội XV”.
Cá biệt, một số đối tượng còn đưa ra những luận điệu xuyên tạc
rằng, Việt Nam chỉ nên coi trọng xây dựng phát triển kinh tế bằng việc mở cửa
hội nhập, không cần thiết công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng. Một số đối tượng
khác thì lợi dụng việc góp ý vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng để
kêu gọi đòi thay đổi Điều 9, Điều 10 Hiến pháp năm 2013 để tổ chức công đoàn
trở thành các tổ chức “xã hội dân sự”, không chịu sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước; thay đổi cơ cấu tổ chức và thành phần của các cơ quan như:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... để những tổ
chức này được thành lập dựa trên sự tự nguyện của người dân, không chịu sự chỉ
đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước./.
HH11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét