“Hiệp định
Paris-Sức mạnh ngoại giao, khát vọng hòa bình” là dịp để nhìn lại những tháng
ngày oanh liệt, hào hùng của dân tộc, đoàn kết chung khát vọng vì toàn vẹn lãnh
thổ Việt Nam, nâng cao vị thế đất nước.
50 năm trước, Hội nghị và Hiệp định
Paris kéo dài 4 năm 8 tháng 16 ngày là đỉnh cao của quá trình đấu tranh bền bỉ,
cuộc đấu trí được xem là bản lĩnh, cam go nhất của thế kỷ XX. Tiếp nối truyền
thống Anh hùng, thể hiện ý chí sắt đá của các thế hệ người Việt - mang trong
mình khát vọng “độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam”, hàng
triệu người con đất Việt trên 3 mặt trận: quân sự, ngoại giao, chính trị đã
không tiếc tâm sức, trí tuệ, thậm chí hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do, hòa bình,
công lý cho đất nước.
Hội nghị Paris là bài học tiêu biểu
về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại: tranh thủ được sự đồng
tình của dư luận quốc tế - thậm chí ngay giữa lòng nước Mỹ, tạo nên một mặt
trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ Việt Nam, thức tỉnh lương tri, khát vọng
hòa bình của toàn nhân loại.
Năm 1968, Hội nghị Paris được khởi
động như hệ quả của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân, cùng hàng loạt thất bại nặng
nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, “chiến tranh phá hoại”, quân, dân Việt
Nam đã làm lung lay ý chí muốn đè bẹp ta bằng sức mạnh quân sự của Mỹ, mở ra
một chiến lược mới của chiến tranh nhìn từ hai phía - “vừa đánh vừa đàm”.
Sự kiện Hiệp định Paris về hòa bình
ở Việt Nam 27/1/1973, được xem là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên, trong đó Mỹ
buộc phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất của dân tộc Việt
Nam. Cùng đó, phong trào Việt kiều ở Pháp đặc biệt là ở Paris là 1 nhân tố góp
phần vào thắng lợi của ta về mặt chính trị, ngoại giao nhân dân. Hiệp định
Paris còn tập hợp được một lực lượng mạnh mẽ các kiều bào, du học sinh hậu
thuẫn cho Chính phủ - lan tỏa tinh thần yêu nước, khát khao hòa bình. Tinh thần
“trở về” khi Tổ Quốc cần - lời hiệu triệu từ trái tim đã được Bác Hồ gieo vào
lòng các trí thức yêu nước ngay sau khi nước nhà giành được độc lập năm 1945.
Hội nghị Paris, “dấu ấn ngoại giao
Việt Nam” được thể hiện rõ nét. Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền Việt Nam bên cạnh Liên minh châu Âu (EU) và tại Bỉ, nguyên Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam - trong thời gian tham gia đàm phán Hiệp
định, bà đã tham gia phiên dịch tiếng Anh trong một số cuộc tiếp xúc không
chính thức cho Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình, đã nhận định về các bài học kinh
nghiệm, ý nghĩa của Hiệp định Paris đối với chiến thắng Mùa xuân 1975, cũng như
vị thế của ngoại giao Việt Nam sau khi Hiệp định Paris được ký kết...
Hiệp định Paris là một chặng đường hào hùng trong lịch sử dân
tộc Việt Nam, khẳng định sức mạnh ngoại giao cùng sự đấu tranh kiên cường anh
dũng trong chiến đấu và khát vọng hòa bình, đây là
dịp để nhìn lại những tháng ngày oanh liệt, hào hùng của dân tộc, đoàn kết
chung khát vọng vì toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, vì vậy bản thân mỗi quân
nhân hôm nay ngoài niềm vinh dự và tự hào được học tập dưới mái trường chủ
nghĩa xã hội chúng ta phải biết ơn những thế hệ đi trước, đồng thời ra sức nâng
cao vị thế đất nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới./.
VD11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét