“Vào đảng để làm gì?” là tựa đề bài viết của kẻ có bút danh Phạm Trần đăng trên trang mạng Danlambao. Toàn bộ bài viết là những thông tin lượm lặt, chắp nối về số đảng viên được kết nạp vào Đảng và số đảng viên bị sàng lọc đưa ra khỏi Đảng trong thời gian qua, từ đó y đưa ra nhận định “Thanh niên hiện nay ngại vào đảng”, “Giới trẻ nhạt đảng”… cuối cùng kết luận đây là do “bản tính lạc hậu và chậm tiến của Lãnh đạo Việt Nam”…
Cần phải khẳng định, đây là một chiêu
trò trong rất nhiều mũi công kích chống phá của các thế lực thù địch, luôn tìm
cách lôi kéo, lợi dụng giới trẻ để gieo rắc những tư tưởng, quan điểm đối lập,
sai trái.
Chúng ta đều biết, từ kiếp lầm
than của một dân tộc bị bóc lột đến tàn nhẫn bởi thực dân, đế quốc, Đảng đã
lãnh đạo toàn dân tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng vĩ đại giải phóng dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đất nước được hòa bình, độc lập, người dân được sống
ấm no, hạnh phúc. Chúng ta đã đạt được những thành tự to lớn trong quá trình
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Vậy, vì sao Đảng lãnh đạo dân tộc làm được điều
đó? Bởi vì, Đảng ta là đảng của những con người ưu tú nhất, tiên phong nhất, suốt
đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên hết thảy. Do vậy, tên gọi “đảng
viên cộng sản” là vô cùng cao quý, là niềm tự hào của mỗi đảng viên. Thế hệ trẻ
hôm nay và lớp lớp thanh niên ngày trước có khác nhau về suy nghĩ, về hành động,
đó cũng là tất yếu do bối cảnh lịch sử. Tuy nhiên, họ không khác nhau về ý chí,
khát vọng và hoài bão đưa đất nước tiến lên con đường CNXH mà Đảng, chủ tịch Hồ
Chí Minh và toàn thể dân tộc Việt Nam đã lựa chọn. Đảng ta từ khi ra đời, phát
triển đến nay luôn kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng, từ thực tiễn lãnh đạo, Đảng
ta đã luôn tiếp thu những giá trị tiên tiến, loại bỏ cái lạc hậu để ngày càng
hoàn thiện hơn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: “Đảng
không phải là một tổ chức để làm quan phát tài”. Do vậy, vào Đảng là để phục vụ
nhân dân, phục vụ dân tộc, nếu ai đó cho rằng vào Đảng để mưu cầu lợi ích cá
nhân thì sớm muộn người đó sẽ thất bại.
Ngày nay, khi đất nước ta đang bước
vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ mở ra nhiều
cơ hội mới với thế hệ trẻ, bên cạnh sự tích cực, thì những tác động của mặt
trái cơ chế thị trường khiến một bộ phận thanh niên chưa nỗ lực phấn đấu, rèn
luyện để trở thành đảng viên của Đảng. Tuy nhiên, hiện tượng chỉ là thiểu số,
không là tiếng nói của thế hệ trẻ ngày nay. Hơn nữa, trong thực tiễn, những người
không muốn vào Đảng, không tha thiết với Đảng trên thực chất cũng chưa hội tụ đủ
các tố chất của một đảng viên. Và đương nhiên, Đảng cũng không ép buộc ai phải
vào tổ chức của mình nếu người đó không giác ngộ, không ưu tú.
Việc kết nạp quần chúng ưu tú vào
Đảng và đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên là việc làm
bình thường của một đảng chân chính. Trong hàng triệu đảng viên không tránh khỏi
có những đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống... Nhưng
Đảng không bao che mà luôn dũng cảm loại bỏ cái sai đó. Trên tiến trình phát
triển của mình, chính quá trình đào thải, loại bỏ những cái không tốt đã làm
cho Đảng ta mạnh hơn, vĩ đại hơn.
Đến đây có thể khẳng định rằng,
quan điểm trên của Phạm Trần, thực chất là muốn lôi kéo, kích động những phần tử
bất mãn, lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội để đưa ra những quan điểm xuyên tạc,
phủ nhận vai trò của đảng viên, xa hơn là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng,
chiêu trò này cần phải được vạch trần để mọi người, nhất là thế hệ trẻ nêu cao
cảnh giác, không để mắc mưu các thế lực thù địch.
Mỗi người dân Việt Nam cần nhận
thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tránh để các thế lực thù địch mua chuộc, lợi dụng để làm những điều sai trái. Mỗi
người cần phấn đấu học tập, rèn luyện, có đủ đức và tài để phấn đấu là đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam, góp công sức của mình vào sự nghiệp cách mạng
chung của cả dân tộc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét