Hội đồng xét xử nhận định hành vi xuyên tạc
đường lối chính sách, phỉ báng chính quyền của bị cáo Phạm Thị Đoan Trang là
nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân nên tuyên
phạt bị cáo 9 năm tù.
Theo
cáo trạng, từ ngày 16-11-2017 đến 5-12-2018, Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm
ra, tàng trữ, lưu hành nhiều tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Cụ thể, Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu
như: "Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam";
"Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam"; "Báo cáo
đánh giá về luật tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện
quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam"... Đây là những tài liệu có
nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang
mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các
tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới
blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm
phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc,
nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách
nhân quyền…
Phạm Thị Đoan Trang không còn là cái
tên xa lạ với nhiều người. Được biết đến là một người có tư tưởng, hành vi
chống đối quyết liệt, Phạm Thị Đoan Trang là tác giả của nhiều cuốn sách có nội
dung hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân như
“Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”… Theo hồ sơ
vụ án, Phạm Thị Đoan Trang từng tốt nghiệp trường Hà Nội - Amsterdam và Khoa
Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Sau khi ra trường, Trang làm phóng viên
cho báo điện tử Vnexpress trong 2 năm, sau đó làm nhân viên Công ty quảng cáo
HAKI, nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC, cộng tác viên báo Vietnamnet
và có gần 3 năm làm phóng viên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh. Năm 2013, do xuất
cảnh đi nước ngoài không xin phép nên Trang đã bị cơ quan chủ quản kỷ luật buộc
thôi việc.
Trong chuyến xuất cảnh trái phép này,
Trang đã bị một số đối tượng chống đối chính quyền dẫn dắt, móc nối, lôi kéo.
Trở về nước, Trang trực tiếp thành lập và tham gia điều hành nhiều hội, nhóm
bất hợp pháp, đồng thời, đứng sau lôi kéo lập nhóm “Du ca Sài Gòn”, “Tuổi trẻ
làm đẹp quê hương”, tụ tập, khuếch trương lực lượng chống đối trong nước, tập
hợp lực lượng chống đối trong giới văn nghệ sĩ, trí thức trẻ.
Đoan Trang cũng lập và điều hành các
trang mạng “Luật khoa tạp chí”, “Phamdoantrang.com”, “The Vietnamese”, viết,
tán phát nhiều bài viết, cuốn sách có nội dung tuyên truyền xuyên tạc tình hình
dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động
lật đổ chế độ.
Cũng theo hồ sơ vụ án, Phạm Thị Đoan
Trang là thành viên cốt cán của Tổ chức VOICE và được số đối tượng cầm đầu tổ
chức này giao phụ trách nhân sự, trực tiếp tuyển lựa, duyệt người trước khi đưa
ra nước ngoài để huấn luyện, đào tạo cách thức hoạt động chống phá chính quyền.
Trang cũng là một trong những người sáng lập và duy trì hoạt động của Nhà xuất
bản Tự do - một tổ chức dân sự trá hình, hoạt động “chui”, chuyên xuất bản, in
ấn và phát hành các ấn phẩm có nội dung tiêu cực, xuyên tạc, kích động bạo lực,
chống phá Đảng, Nhà nước.
Gieo
nhân nào thì gặt quả đấy, bấy nhiêu năm qua Trang đã làm nhiều việc đi ngược lại
lợi ích dân tộc, vi phạm pháp luật, xuyên tạc chủ trương của Đảng, vu khống cho
Nhà nước ở nhiều dự án, nhiều hoạt động. Hành động của Trang đã nhận về cái kết
phù hợp với những gì ả gây ra.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét