Nhìn lại thế kỷ XX và hai thập niên đầu của thế kỷ XXI càng cho thấy sự cần thiết và cấp bách phải phát triển lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc một cách sáng tạo, trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm đẩy mạnh tiến trình tổ chức thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác lý luận của Đảng ta.
Một nhu cầu tự nhiên trong công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là chúng ta phải trở về với
Chủ nghĩa Mác-Lênin một cách nghiêm chỉnh, khoa học, sáng tạo. Nguyên tắc bất
di bất dịch ở đây là cần nghiên cứu và thấu triệt nó với tư cách không chỉ là một
nền tảng tư tưởng về phương diện chính trị-xã hội, một cương lĩnh chính trị-khoa
học về mặt hành động cách mạng, một chỉnh thể toàn vẹn về mặt cấu trúc hệ thống,
một thực thể vận động và thống nhất về bình diện khoa học-thực tiễn mà còn là một
lý thuyết-thực tiễn mở về phương diện xã hội- lịch sử và là một tổng thể phương
pháp luận khoa học và cách mạng, như chính bản thân học thuyết Mác-Lênin chứa đựng
và thể hiện.
Do sự kết tinh những tư cách và
phẩm chất đó, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tự nó đã là một khoa học mang tính cách mạng
sâu sắc. Vì nó là học thuyết không chỉ nhằm giải thích thế giới mà quan trọng
hơn là, nhằm cải tạo thế giới. Nói cách khác, Chủ nghĩa Mác-Lênin tuyệt đối
không phải là thứ khoa học tự thân nào đó mà là khoa học về cách mạng, khoa học
của thực tiễn và vì thực tiễn lịch sử nhằm tới giải phóng con người khỏi sự chế
ngự bởi “vương quốc tất yếu”, dẫn tới “vương quốc tự do”.
Cho nên, nó hàm chứa trong nó khả
năng tự phát triển không ngừng, thông qua hành động cách mạng chứ không phải là
những cương lĩnh suông hay những giáo lý nhăm nhăm chỉ học thuộc lòng là đủ. Do
đó, nói kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chính là phải không ngừng phát
triển nó bằng thực tiễn cách mạng sáng tạo; đồng thời, tỉnh táo chống lại một
cách kịp thời và hiệu quả mọi biểu hiện của chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cơ hội,
chủ nghĩa xét lại làm vấy bẩn, méo mó và xuyên tạc nó. Đó là con đường đúng đắn
nhất, khoa học nhất và cách mạng triệt để nhất để làm cho nó phát triển không
ngừng.
Đó cũng chính là mục đích, là con
đường, là môi trường, là bước đi, là thước đo hiệu quả; đồng thời, là thách thức,
là vận hội phát triển, là chân trời của sự sáng tạo của công tác lý luận của
chúng ta hiện nay nhằm xây dựng hệ thống lý luận thật sự trở thành nhân tố dẫn
dắt thực tiễn sự nghiệp đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
trong thế kỷ XXI. Đó cũng là sứ mệnh lịch sử làm nên vị trí không thể thay thế
của Chủ nghĩa Mác-Lênin, với tư cách là một học thuyết cách mạng và khoa học.
Xét cho cùng, toàn bộ công tác lý
luận tư tưởng của chúng ta, về thực chất là nhằm tới mục đích góp phần trực tiếp
xây dựng một đường lối chính trị độc lập, tự chủ và sáng tạo về lý luận của Đảng
để dẫn dắt công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công, trên nền tảng Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Lịch sử cách mạng nước ta 91 năm
qua xác nhận: Do kiên định và phát triển linh hoạt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, từ đó tìm đúng bản chất, tính quy luật và quy luật vận động riêng
của xã hội Việt Nam và xu thế vận động chung của thời đại một cách sáng tạo; đồng
thời, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi mọi biểu hiện và di họa của chủ
nghĩa thực dụng, chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa cơ hội, Đảng ta đã xây dựng
thành công một đường lối cách mạng độc lập, tự chủ và sáng tạo cho cách mạng nước
ta.
Điều kiện hiện nay có nhiều thay
đổi, thế giới bước vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0),
là thời đại của kỷ nguyên số, bùng nổ thông tin, kết nối vạn vật, hội nhập toàn
diện và phát triển đa chiều. Kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật phát triển vượt
bậc. Do vậy việc vận dụng học thuyết mác - xít vào thực tiễn phải thực sự sáng
tạo và phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét