Thứ Ba, 18 tháng 1, 2022

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA DƯƠNG QUỐC CHÍNH Đ.H.K11

 Chiều 15/12, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã vinh dự được nhận Giải thưởng Lê-nin của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga. Việc Đảng Cộng sản Liên bang Nga trao tặng đồng chí Nguyễn Phú Trọng giải thưởng cao quý này nhân dịp 150 năm kỷ niệm Ngày sinh của Lê-nin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất sắc của đồng chí Tổng Bí thư - nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại Nga và trên thế giới, trong việc phấn đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ngày 18-12/2021 trên trang blog “Tiếng Dân” đối tượng Dương Quốc Chính đã phát tán bài “Giải thưởng Lenin”, với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ lãnh tụ Lê-nin, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc đổi mới của nước ta… Nhưng sự thật đã minh chứng, những luận điệu đó của Dương Quốc Chính không thể phủ nhận sự vĩ đại của Lê-nin, giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin và những chân lý khách quan đang tồn tại!

Từ thwucj tiễn đã chỉ ra, V.I. Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Kế thừa và phát triển sáng tạo di sản tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đã sáng tạo học thuyết về chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân trong điều kiện CNTB đã bước vào giai đoạn phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Một trong những cống hiến đặc sắc của V.I. Lênin đối với kho tàng lý luận của phong trào cộng sản và công nhân thế giới là Ông đã đề xướng cải cách chủ nghĩa xã hội, cần phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đối với một nước tiểu nông trong thời kỳ quá độ lên CNXH; phát triển “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, mắt xích “trung gian quan trọng để xây dựng chủ nghĩa xã hội”; phải học tập và sử dụng những giá trị của CNTB; kiên quyết phản đối “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội”. Những quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội của V.I. Lênin đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, áp dụng cơ chế và quy luật thị trường, tạo ra đòn bẩy kinh tế để giải phóng lực lượng sản xuất, kích thích sản xuất và tính tích cực của người lao động.

Ngoài ra, một trong những di sản tư tưởng lớn của V.I. Lênin để lại cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là vai trò của quần chúng nhân dân và mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với quần chúng nhân dân. Theo Người, “Không có sự đồng tình ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình tức là đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được”. Bởi, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của  Đảng Cộng sản. Là chủ thể của lịch sử, nhưng quần chúng nhân dân chỉ có thể phát huy tối đa sức mạnh và vai trò sáng tạo một khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong thời đại hiện nay, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ nguyên giá trị, trở thành nền tảng tư tưởng cho các quốc gia phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, và là lý luận giúp chính các nước tư bản chủ nghĩa vượt qua khủng hoảng, khó khăn. Nhiều học giả tư sản phải công khai thừa nhận: Tinh thần của Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tỏa sáng và dù muốn hay không người ta vẫn phải dựa vào C. Mác mới có thể phân tích đúng chủ nghĩa tư bản đương đại. Trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, nhiều nhà tư bản “kếch xù” cùng giới tài phiệt đã nhanh chóng tìm đọc, nghiên cứu lại bộ Tư bản của C.Mác, hòng tìm lối thoát trước cảnh sinh - tử của mình. Điều này càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của học thuyết Mác-Lênin.

Thực tiễn cách mạng nước ta cho thấy, đất nước sau 35 năm đổi mới với sự kiên định vào chủ nghĩa  Mác - Lênin, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như: Từ một đất nước bị tàn phá vô cùng nặng nề sau hơn 30 năm chiến tranh, thuộc trong số 15 nước nghèo nhất thế giới, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã đạt 3.412 USD, nếu tính theo sức mua tương đương là hơn 10.000 USD. Theo số liệu điều tra dân số năm 2020, tuổi thọ trung bình của nước ta là 73,7 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực; khoảng 70% người dân đã sử dụng internet; theo bảng xếp hạng “Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc” do New Economics Foundation vừa công bố, Việt Nam trở thành quốc gia được bình chọn là hạnh phúc nhất châu Á và nằm trong TOP 5 của thế giới…

Dù mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX; dù thế giới có những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường; dù những kẻ bán nước đội lốt dân chủ như Dương Quốc Chính có những tư tưởng phẩn động gì đi chăng nữa thì chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn sống mãi, sáng lấp lánh những giá trị cách mạng, khoa học, vĩ đại.

Đảng ta kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động thì nhất định sẽ xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây là việ làm đúng đắn và đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh. Không ai có thể phủ nhận được sự phát triển của Việt Nam, những thành tự đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét