Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

LỢI DỤNG VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CÁC PHẦN TỬ XẤU RA SỨC CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

Trong cuộc sống hiện tại, không riêng gì ở Việt Nam, con người đang phải đối mặt với những thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh về chất lượng, độ an toàn trong chế biến, sản xuất. Thế nhưng thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội có nhiều phần tử cơ hội chính trị cho rằng: thực trạng trên biểu hiện sự yếu kém, bất lực về năng lực lãnh đạo, quản lý của các vị quan chức từ trung ương tới địa phương, thậm chí có sự thông đồng móc nối, hà hơi, tiếp sức cho các cơ sở cung cấp thức ăn (!?).
 Khẳng định những nhận xét, đánh giá trên là chưa có đây đủ cơ sở khoa học, thực tế cho thấy trong thời gian quan Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cơ quan, ban ngành từ trung ương tới các địa phương phải rốc sức, nỗ lực phát hiện các nguồn cung cấp thực phẩm bẩn- kém chất lượng và tìm giải pháp, kiên quyết xử lý nghiêm, đúng người, đúng tội theo pháp luật đối với những “gian thương” vì chạy theo lợi nhuận mà “dã tâm”cung cấp, tiêu thụ thực phẩm bẩn làm nguy hại tới đời sống tâm lý, sức khỏe của nhân dân.
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Thực phẩm rất đa dạng, có thể là thức ăn nước uống, thậm chí còn bao gồm cả những dạng thuốc bổ sung chất cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay con người đang phải đối mặt với những thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh về chất lượng, về độ an toàn trong chế biến, sản xuất. An toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội khi ngày càng có nhiều người mắc các bệnh do ăn phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng. Vì vậy từng cá nhân, tổ chức cần có trách nhiệm cụ thể để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân, gia đình và xã hội.
1. Thực trạng vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay
Hiện nay thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường. Các thực phẩm này không đảm bảo về chất lượng, không rõ nguồn gốc khiến người tiêu dùng khó để lựa chọn được các sản phẩm đảm bảo an toàn.
Vì chạy theo lợi nhuận tầm thường mà ngày càng có nhiều “gian thương” sản xuất, kinh doanh sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng, sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi, những hóa chất cấm dùng trong chế biến nông thủy sản, sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt, cá ôi thối… Do quy trình chế biến hay do nhiễm độc từ môi trường, từ dùng nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau, quả cao hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không rõ nguồn gốc… gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu. Nhiều cơ sở chế biến không đảm bảo vệ sinh, máy móc không đảm bảo đúng yêu cầu quy định của Nhà nước. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm… xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng. Điển hình là vụ việc hơn 60 trẻ tại trường mầm non xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh bị nhiễm sán lợn gần đây do ăn phải thịt lợn bẩn.
Theo báo cáo gần đây của các cơ quan chức năng, công tác bảo đảm mặc dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để. Các biện pháp ngày càng tinh vi và có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, do nhịp sống hối hả hiện nay, người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch đâu là thực phẩm bẩn. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý chất lượng vệ sinh ATTP của Bộ Y Tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có nhiều người tử vong vì ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn… Trong khi đó, thông tin về thực phẩm còn gây nhiều tranh cãi, nhiều đối tượng lợi dụng sự hoang mang của người tiêu dùng để tung những tin gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
 2. Giải pháp đối với vấn đề an toàn thực phẩm 
Trước thực trạng về thực phẩm bẩn, mất an toàn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn 2030”.  Để giải quyết có hiệu quả vấn đề này cần sự đồng bộ từ 3 phía giải pháp: Đó là cơ chế – chính sách, kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ cũng như hành động từ các bên: Nhà nước, người sản xuất và người tiêu dùng.
* Về phía Nhà nước:
Nhà nước cần điều chỉnh các văn bản luật, quy định có liên quan đến ATTP cho phù hợp với tình hình đất nước, khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP. Bên cạnh đó, cần đề ra các chính sách nhằm ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân. Các cơ quan có thẩm quyền liên quan cần tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh (trồng trọt, chăn nuôi, giết mổ động thực vật, cơ sở chế biến…), xử phạt nghiêm khắc đối với các đối tượng vi phạm ATTP.
* Về phía nhà sản xuất:
Các cơ sở sản xuất, chế biến cần có những biện pháp hỗ trợ sản xuất sạch phát triển; bảo đảm an toàn thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận. Nhà sản xuất cần nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong kinh doanh, tránh vì mục đích lợi nhuận mà gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng cũng như gây ảnh hưởng đến toàn xã hội. Các tiểu thương buôn bán thực phẩm cần đề cao lương tâm, trách nhiệm khi bán hàng, phải coi trọng sức khỏe khách hàng như người thân trong gia đình mình.
* Về phía người tiêu dùng:
Người tiêu dùng cần nâng cao hiểu biết đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm. Mỗi người dân cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, tránh mua phải những thực phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mỗi người tiêu dùng có trách nhiệm báo cáo các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của các “gian thương” tới các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để kịp thời giải quyết và có biện pháp xử lý đủ sức răn đe, tạo tâm lý yên tâm cho nhân dân./. 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét