Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet,
mạng xã hội các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường lợi dụng môi
trường kỹ thuật số để chống phá, công kích, vu cáo ta thực hiện chính sách “quấy
nhiễu”, “phân biệt đối xử”, đe dọa, bỏ tù hoặc có hình thức giam giữ đối với những
cá nhân bày tỏ ý kiến bất đồng với chính sách của Đảng và Nhà nước một cách hòa
bình; chúng cho rằng: Ta kiểm soát chặt chẽ báo chí, Internet, không cho phóng
viên được tự do hoạt động; Họ cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách
quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, hoặc viện dẫn các quy định của
luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam về quyền tự do báo chí, nhưng cố tình
tảng lờ những điều khoản nghĩa vụ kèm theo để thực hiện các quy định đó
rồi tán phát qua Internet, mạng xã hội nhằm làm cho con người
hiểu lầm rằng “tự do báo chí” là một quyền tuyệt đối; từ đó cổ xúy các phần tử
bất mãn, các đối tượng chống đối lợi dụng chống phá quyết liệt hơn. Điển hình
như: báo cáo nhân quyền thế giới hàng năm của Anh, Úc, Nghị
quyết của Nghị viện EU; Báo cáo thường niên, thông cáo báo chí của các tổ chức
quốc tế: Phóng viên không biên giới (RSF), Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ),… đặc biệt. Đầu năm 2019 Tổ
chức theo dõi nhân quyền (HRW), đưa ra bản báo cáo nhân quyền toàn cầu năm 2019
công bố 17/01/2019 dựa trên thứ tin tức bịa đặt và góc nhìn thiếu thiện chí
đánh giá đổi trắng thay đen về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Tất cả các hoạt động đó đều không nằm ngoài
mục đích chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Thực tế, ở
Việt Nam quyền tự do báo chí hoàn toàn trái ngược với những cáo buộc, những
phát ngôn sằng bậy đó. Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán, xuyên suốt tôn
trọng, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, quan tâm đến quyền con người nói chung, quyền tự do báo chí nói
riêng.
Điều đó được khẳng định trong các Nghị quyết của
Đảng qua các kỳ Đại hội, đặc biệt Nghị quyết Đại hội XII của Ðảng khẳng định: “Trong
những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp
luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để
nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực của nhà nước”.
Trong
lịch sử lập Hiến của nước ta, đã có 05 bản Hiến pháp đã được ban hành: Hiến
pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) và bản
Hiến pháp đang có hiệu lực là bản
Hiến pháp năm 2013. Trong bản hiến pháp Hiến pháp 1946, hiến pháp đầu tiên của nước ta đã khẳng định: Người dân
có quyền tự do báo chí và được pháp luật bảo đảm thực hiện. Các hiến pháp về
sau 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm
2001), 2013 (được sửa đổi vào năm 2013). Các hiến pháp sau này đều kế thừa
và phát triển nội dung của hiến pháp năm 1946 về quyền tự do báo chí. Đặc biệt,
lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 dành cả một chương (Chương II) quy định về quyền
con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong đó, Điều 25, quy định quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “ Công dân có quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu tình. Việc thực
hiện các quyền này do pháp luật quy định” và khẳng định: “Quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng”. Quy định này cũng được thể chế trong nhiều văn bản
pháp luật Việt Nam khác nhau:
Bộ luật hình sự năm
2015 đã có những quy định bảo vệ quyền này như. Điều 288 quy định về Tội đưa hoặc
sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông: “phạt tiền” người nào thực hiện nhằm “thu lợi
bất chính”; gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân” số
tiền phạt lên tới hàng tỷ đồng. “Phạt cải tạo không giam giữ” phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm đối với những người:
- “Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn
thông “những thông tin trái với quy định của pháp luật…”
Luật báo chí năm 2016.
Luật tiếp cận thông tin năm 2013; Luật An ninh mạng 2018 có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/1/2019…
Thực tiễn trên thế giới, trong Công ước Quốc tế
về quyền dân sự năm 1966 được khẳng định. Điều 19: Mọi người đều có quyền giữ quan điểm
của mình mà không bị ai can thiệp, mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền
này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến
không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền thông qua bất kỳ phương tiện
thông tin đại chúng nào.Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này cũng phải có
những ràng buộc nhất định: “việc thực
hiện những điều quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách
nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy
nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
-
Tôn
trọng các quyền hoặc uy tín của người khác;
- Bảo vệ
an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của xã hội”.
Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền thế
giới cũng nhấn mạnh:
“Trong
khi thụ hưởng các quyền và tự do cá nhân, phải chịu những hạn chế do luật định
nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền
và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật
tự công cộng và phúc lợi chung”.
Như vậy, Luật pháp quốc tế cũng
như pháp luật các quốc gia đều khẳng định quyền tự do báo chí không phải là một
quyền tuyệt đối. Khi thực hiện quyền này, con người phải chịu những hạn
chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, nhà nước, của người dân.
Đảng ta xem nhà nước xã hội chủ nghĩa là cột trụ của hệ thống chính trị,
cho nên xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay là một nhiệm vụ bức thiết, để đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp cách
mạng trong giai đoạn mới, đảm bảo cho nhà nước thực sự là “công cụ chủ yếu để
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân”. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay là xây dựng một nhà nước đề cao pháp luật, trong đó mọi chủ thể
(kể cả nhà nước) đều phải tuân thủ và phục tùng một cách nghiêm chỉnh pháp luật.
Mọi hoạt động làm ảnh
hưởng đến uy tín, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc đường lối, chủ
trương của Đảng, Nhà nước, trái quy định của pháp luật đều phải được nghiêm trị
bất kể là ai, cá nhân, hay tổ chức nào. Vì vậy, việc xét xử một số đối tượng vi
phạm pháp luật Việt Nam, như: Lê Duy Phong, Nguyễn Hồng Nguyên; Lê Đình Lượng…
là lẽ hiển nhiên, đó là loại bỏ cái “gai” trên cành cây, loại bỏ “cái u”, “cái
nhọt” trong cơ thể con người. Là hoàn toàn đúng với Pháp luật Việt Nam, cũng
như thông lệ quốc tế, chứ không phải
như những lời cáo buộc của một số tổ chức, cá nhân như vậy./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét