Đ.V.L.Psy. K11
Hiện nay,
các thế lực thù địch đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng
của Đảng ta, coi việt nam là một trọng tâm để xúc tiến chiến lược “Diễn biến
hoà bình”, trong đó chúng xác định Quân đội là trọng điểm chống phá. Do đó, để
cán bộ, chiến sĩ luôn nâng cao cảnh giác đánh bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”
cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức toàn
diện về “Diễn biến hoà bình”, xây dựng ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác
cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội. Giáo dục chính trị tư tưởng là
hoạt động rất quan trọng của công tác tư tưởng, có ý nghĩa to lớn đối với việc
nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nói chung, đối với cán bộ, chiến sĩ
trong phòng chống chiến lược “Diễn biến hoà bình” nói riêng. Khi đề cập vai trò
của giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo,
nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm”. Do đó, nội dung công tác giáo dục
phải toàn diện, đồng thời phải sử dụng nhiều hình thức phong phú, đa dạng sát
thực tiễn, gần gũi với đời sống học tập, công tác của bộ đội. Thông qua các
hoạt động xã hội của cán bộ, chiến sĩ mà giáo dục những kiến thức cơ bản và sâu
sắc làm cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn chiến lược
“Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và những yêu cầu cấp bách của
cuộc đấu tranh phòng chống những âm mưu thủ đoạn đó, kịp thời vạch trần bản
chất phản động, nguy hiểm của nó, từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng,
uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, quan điểm mơ hồ, dao động về tư tưởng trước
âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, xây dựng và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hai là, nâng cao bản lĩnh chính trị tư tưởng, củng cố và giữ vững trận
địa tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội. Bản lĩnh chính trị là sản
phẩm tổng hợp của những tri thức, tình cảm, ý chí và hành vi chính trị của mỗi
chủ thể. Biểu hiện ở khả năng tự quyết định những suy nghĩ và hành vi chính trị
một cách độc lập, sáng tạo và có hiệu quả trong các tình huống phức tạp về
chính trị, không dao động thay đổi trước những tác động từ bên ngoài. Bản lĩnh
chính trị không tự phát hình thành mà là quá trình hoạt động tự giác, có mục
đích, được cấu thành bởi sự thống nhất biện chứng của ý thức chính trị, nhận
thức chính trị, tình cảm chính trị và hành vi chính trị. Người cán bộ, đảng
viên của Đảng phải được xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp họ làm
chủ cuộc sống, không dao động trước thử thách, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao. Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, trước hết phải
tập trung xây dựng nâng cao bản lĩnh chính trị. Vì bản lĩnh chính trị là cơ sở,
điều kiện để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Bản
lĩnh chính trị góp phần định hướng, tạo động lực bên trong thúc đẩy mọi hoạt
động của bộ đội được đúng hướng. Mặt khác, bản lĩnh chính trị còn là tiêu chí
để phân biệt Quân đội cách mạng với Quân đội phản cách mạng.
Ba là, chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức trong đơn vị vững mạnh toàn
diện, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện sai trái. Tổ chức là nơi cán bộ,
chiến sĩ sống, làm việc, học tập và công tác, tổ chức Quân đội là một tổ chức
chặt chẽ, có hệ thống hoạt động theo mục đích thống nhất, có kỷ luật tự giác
nghiêm minh. Do đó, việc xây dựng các tổ chức là một yêu cầu, một nhân tố không
thể thiếu được bảo đảm xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Trong chiến lược “Diễn
biến hoà bình” các thế lực thù địch tập trung chống phá quyết liệt các tổ chức
trong Quân đội hòng làm Quân đội ta suy yếu. Các tổ chức đó bao gồm: Tổ chức Đảng
(lãnh đạo), tổ chức chỉ huy và tổ chức quần chúng.... Các tổ chức này có vị
trí, vai trò, nội dung và phạm vi hoạt động khác nhau nhưng có chung mục đích
là quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ để góp phần xây dựng con
người, xây dựng tổ chức vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Bốn là, duy trì chặt chẽ công tác quản lý nội bộ, đập tan những hoạt động
chiến tranh tâm lý, gián điệp và tình báo của địch. Tiến hành chiến tranh tâm
lý, gián điệp và hoạt động tình báo là một thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt của
các thế lực thù địch nhằm khai thác bí mật quốc gia, bí mật quốc phòng an ninh,
lôi kéo, dụ dỗ mua chuộc cán bộ, đảng viên. Mục đích của chúng là xây dựng lực
lượng ngầm, chui sâu leo cao để thực hiện nội công ngoại kích gây tâm lý hoang
mang hoài nghi trong cán bộ, chiến sĩ. Do đó, việc quản lý chặt chẽ tình hình
chính trị nội bộ, ngăn chặn và đập tan chiến tranh tâm lý, gián điệp và các
hoạt động tình báo của địch là một nhiệm vụ, một nguyên tắc, một nội dung hoạt
động Công tác Đảng, công tác chính trị. Mặt khác, hiện nay tình hình thế giới,
trong nước và khu vực đang diễn ra phức tạp, cho nên việc quản lý nội bộ càng
phải được quan tâm nhiều hơn để nắm chắc tình hình đơn vị chống lại sự phá hoại
về tổ chức của kẻ thù.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét