Thứ Hai, 19 tháng 3, 2018

Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc


Vu.Ng.T.Psy.35E
Trong những ngày này, trên một số trang mạng, một nhóm tác giả đang cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - ngày 30-4-1975...
Trong những ngày tháng Tư này, trên một số trang mạng, một nhóm tác giả đang cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước - ngày 30-4-1975. Các tác giả trên cho rằng: Ngày 30-4-1975 là dấu mốc gây chia rẽ dân tộc; rằng có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước; rằng cứ để hai miền Bắc-Nam theo hai chế độ khác nhau thì đất nước sẽ phát triển hơn… Phải khẳng định rằng, đó là những luận điệu hoàn toàn sai trái, phủ nhận sạch trơn mọi sự hy sinh của thế hệ cha ông để đất nước có được hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển như hôm nay. "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc", khẳng định tính đúng đắn và chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng và quân-dân ta tiến hành.
Người Mỹ tự nhận sai lầm
Dấu ấn kỳ tích Đại thắng mùa Xuân 1975 của dân tộc ta đến nay đã trải qua. Các thế hệ người Việt Nam ngày càng cảm nhận đầy đủ và sâu sắc giá trị của chiến công chói lọi mang tầm vóc thời đại này. Song đối với không ít người Mỹ và phương Tây, nhất là các chính khách, các nhà chiến lược quân sự, chính trị của đất nước đã đem quân xâm lược nước ta, thì “hội chứng Việt Nam” vẫn chưa có hồi kết, vẫn còn đang âm ỉ, nhức nhối với câu hỏi: “Vì sao nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới về quân sự và kinh tế lại thất bại ở Việt Nam?”. Thậm chí đến nay vẫn có những tiếng nói lạc lõng, hằn học phủ nhận Chiến thắng vĩ đại 30-4-1975 của quân và dân Việt Nam, đòi đánh giá lại lịch sử nhằm phục vụ cho những mưu đồ đen tối.
Lý giải về những nguyên nhân dẫn đến thất bại nặng nề nhất trong lịch sử gần 200 năm của nước Mỹ (tính đến năm 1975), có những quan điểm và sự tiếp cận khác nhau. Đối với những kẻ hiếu chiến thì hằn học rằng: Nhà cầm quyền đương thời của nước Mỹ không biết đẩy mạnh leo thang chiến tranh để biến miền Bắc Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá!”. Có những chiến lược gia Mỹ lại bao biện cho thất bại cay đắng rằng, do quân đội Mỹ bị đưa đến chiến trường châu á xa xôi, đầy cạm bẫy, khổ hạnh... Nhưng cũng có không ít người quyết lần tìm sự thật về cuộc chiến tranh để trả lời cho câu hỏi: “Vì sao Mỹ thất bại cay đắng ở Việt Nam?”. Điển hình là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Na-ma-ra dưới thời các tổng thống Mỹ L.Giôn-xơn và R.Ních-xơn. Trong cuốn hồi ký “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, do Nhà xuất bản Random House (Mỹ) cho ra mắt tháng 4-1975, Mắc Na-ma-ra đã công khai thừa nhận: “Chúng tôi (tức Chính phủ Mỹ-TG) đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp”. Đây là lời thú nhận thất bại chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.
Đúng vậy, sai lầm lớn nhất của Mỹ là không thấy được một dân tộc Việt Nam luôn luôn khát vọng hòa bình, tự do và hạnh phúc; một dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm. Vì sự tồn vong của dân tộc, vì nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng đối với quốc tế mà toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, đã buộc phải cầm súng quyết chiến đấu và quyết chiến thắng kẻ thù hung hãn nhất của thời đại trong thế kỷ XX.
Lịch sử chiến tranh thế giới vẫn hiển hiện và lưu truyền mãi một bức tranh ảm đạm đối với nước Mỹ trong những ngày tháng 4-1975. Một đất nước tự xưng hùng mạnh nhất thế giới đem quân đi xâm lược một quốc gia độc lập, có chủ quyền, lại kém mình gấp nhiều lần về tiềm lực kinh tế và quân sự, thì làm gì có anh hùng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa, đầy man rợ đó. Thế nên, những người Mỹ phản đối chiến tranh xâm lược khi nghe tin Việt Nam đại thắng đã coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam là “thắng lợi vô song của lòng yêu nước và trí tuệ con người”.
Khẳng định giá trị, ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975, chúng ta cũng đồng thời đấu tranh phê phán mọi luận điệu xuyên tạc lịch sử về chiến thắng vĩ đại này với những thiên kiến lệch lạc, những ác ý thâm độc của các thế lực thù địch và cả những ngộ nhận, mơ hồ trong sự nhìn nhận, đánh giá lịch sử thiếu khách quan, cụ thể. Nhiều nhà lãnh đạo, chính khách Mỹ đến nay vẫn cố tình che giấu sự thật, đưa ra nhiều lý lẽ biện minh cho mưu đồ đen tối của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Nhưng cũng chính những người Mỹ đã bóc trần sự thật này; trong đó có E-uyn Knon (Ezwin Knoll), một nhà báo chuyên theo dõi về cuộc chiến tranh Việt Nam. ông đã dày công sưu tập hơn 7000 tài liệu của Lầu năm góc, trong đó phần lớn là tài liệu tuyệt mật liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Trên cơ sở những nguồn tài liệu chân thực, E-uyn Knon đã xuất bản cuốn sách “Cuộc chiến bịp bợm của Mỹ”, gây tiếng vang lớn trong dư luận xã hội Mỹ (6). Trong cuốn sách này, tác giả đã vạch rõ dã tâm xâm lược Việt Nam với những thủ đoạn chiến tranh hết sức tàn bạo, thể hiện bản chất hiếu chiến, phi nghĩa, vô nhân đạo của chủ nghĩa đế quốc; đồng thời, chỉ rõ Mỹ đã vấp phải ý chí quật cường, sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, với nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo chiến tranh nhân dân tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến thất bại nặng nề nhất của Mỹ trong lịch sử đưa quân tham chiến ở nước ngoài.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét