Ng.Đ.
N. Psy.11.35
Từ ngày đầu cuộc đàm phán đến tháng 9/1972, lập trường
của Việt Nam luôn nhấn mạnh hai nội dung cơ bản, được coi là giải pháp “cả
gói”: Mỹ phải rút quân hoàn toàn vô điều kiện ra khỏi miền Nam Việt Nam và phải
xóa bỏ chính quyền Sài Gòn do Mỹ dựng lên, hai vấn đề này phải gắn chặt với
nhau. Dự thảo Hiệp định lúc này, ta chủ động nhấn mạnh việc Mỹ phải rút quân
hoàn toàn ra khỏi miền Nam, chấm dứt chiến tranh, song nới lỏng yêu cầu vấn đề
chính trị ở miền Nam Việt Nam.
Để vượt qua cuộc tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm
1972, Ních - xơn đã dùng thủ đoạn lùi bước trên bàn đàm phán và xuống thang
chiến tranh để xoa dịu dư luận Mĩ. Đầu tháng
10/1972, phái đoàn đàm phán của Mĩ đã đến Paris để
nối lại đàm phán. Các bên đã thỏa thuận ngày sẽ kí kết chính thức vào ngày
31/10/1972.
Ngay sau khi tái đắc cử
tổng thống (08/11/1972), Ních-xơn đã trở mặt, chúng đòi xét lại bản Hiệp định
đã được thỏa thuận, theo hướng có lợi cho chúng.
Để gây sức ép buộc ta
phải nhượng bộ, Ních-xơn đã phê duyệt kế hoạch tập kích chiến lược bằng máy bay
B52 vào Hà Nội và Hải Phòng vào cuối năm 1972.
Chúng bị quân dân ta đánh
bại bằng một trận “Điện Biên Phủ trên không” và buộc phải trở lại bàn đàm phán.
Ngày 23/01/1973, Hiệp
định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam
đã được kí tắt; và ngày 27/01/1973 bản hiệp định được chính thức kí kết.
Ngày 02/3/1973, Hội nghị
quốc tế về Việt Nam (gồm 12
nước) đã kí định ước ghi nhận và đảm bảo việc thi hành Hiệp định Paris.
Hiệp
định Paris được
thể hiện một số nội dung cơ bản như:
Hoa Kì và các nước cam
kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hai bên
ngừng bắn ở miền Nam vào lúc
24h00 ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống
miền Bắc Việt Nam.
Hoa Kỳ phải rút hết quân
viễn chinh và quân chư hầu về nước, hủy bỏ hết các căn cứ quân sự, cam kết
không tiếp tục dính líu hay can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết
định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can
thiệp của nước ngoài.
Các bên thừa nhận thực tế
ở miền Nam
có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị
bắt.
Hoa Kỳ cam kết góp phần
vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam
và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
Hiệp
định Paris Là
kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của quân và dân ta trên cả hai
miền đất nước. Buộc Mĩ phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh sụp ngụy
quyền, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam trải qua bao khó khăn
thử thách mà Đảng và nhân nhân ta đã đoàn kết, đồng lòng vượt qua trong đó Hiệp
định Paris lịch sử, chúng ta vô cùng xúc động và biết ơn vô hạn khi nghĩ đến đồng
bào và chiến sĩ ta từ Nam chí Bắc đã chấp nhận mọi hy sinh dũng cảm chiến đấu
để có được thắng lợi to lớn hôm nay, biết ơn Bác Hồ và cảm ơn các đồng chí lãnh
đạo Đảng. Lời cảm ơn sâu sắc bà con Việt kiều tại Pháp và các nước xung quanh,
cảm ơn bạn bè quốc tế lúc bấy giờ đã hết lòng vì cuộc chiến đấu của chúng ta. Chúng
ta thấy niềm tự hào vinh quang cùng với ân tình sâu đậm mà cả thế giới dành cho
cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta. Vinh dự đó đối với chúng ta thật quá
to lớn./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét