Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC DỰ ÁN LUẬT LỰC LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CƠ SỞ


Những ngày gần đây khi mà các cơ quan chức năng tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia và quần chúng nhân dân về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) tại cơ sở. Thì các thế lực thù địch đã đăng các bài viết nhằm xuyên tạc dự án luật này, gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ trong quần chúng nhân dân.

Thực tế, khi Dự án Luật được soạn thảo với những vấn đề mới thì việc có những ý kiến khác nhau, tán thành hay chưa tán thành nội dụng, vấn đề nào đó là điều bình thường. Tuy nhiên, việc góp ý với động cơ xây dựng với việc lợi dụng để chống phá là hai vấn đề khác nhau. Một số đối tượng cơ hội chính trị và các cá nhân vì động cơ sai lệch đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá dự thảo Dự án Luật.

Trong thời gian này, Đài Á châu tự do (RFA) đăng tải, phát tán một số bài viết xuyên tạc, chống phá Dự án Luật và ngay sau đó, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong đăng tải theo kiểu “tát nước theo mưa”. Đài Á châu tự do dẫn ý kiến đối tượng V.M.Đ, vốn là cựu sĩ quan quân đội biến chất bị tước quân tịch, xuyên tạc rằng, Nhà nước muốn tạo ra một mạng lưới chân rết quần chúng sát với từng người dân, để nắm được từng chân tơ kẽ tóc, rồi nắm được mọi hoạt động tiềm ẩn nên gây nguy hại cho dân.

Các thế lực phản động cho rằng, nếu bây giờ hình thành hẳn một lực lượng như thế thì hình thức gần như bán vũ trang, rồi chi phí dụng cụ hành nghề, thậm chí có thể là vũ khí nóng...  gây bất an cho dân! Bên cạnh đó, đài này làm ra vẻ khách quan, muốn dẫn dắt dư luận chống phá Dự án Luật, để Nguyễn Ngọc Già (tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, có nhiều hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước và nhân dân, từng bị phạt 3 năm tù giam, 3 năm quản chế) xuyên tạc: “Lực lượng này là những người 18 tuổi trở lên và tự nguyện tham gia...

Đây rõ ràng là những luận điệu xuyên tạc nhằm dẫn dắt, hướng lái dư luận, tạo ra nhận thức lệch lạc, thái độ phản đối, chống phá đối với Dự án Luật và lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Do vậy, với mục tiêu, ý nghĩa như trên, việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cần thiết và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn. Việc thảo luận, đóng góp ý kiến nhằm chỉnh lý, bổ sung những vấn đề mới; thảo luận, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự luật là vấn đề bình thường khi xây dựng các dự án văn bản quy phạm pháp luật.

Đ.Q.K11

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét