ThỜI gian gần
đây, việc số lượng người nhiễm COVID-19 có chiều hướng gia tăng cao; triệu chứng
của người nhiễm COVID-19 nhẹ hơn trước đã khiến nhiều người nảy sinh “ai cũng sẽ
thành F0”. Theo các chuyên gia, đây là biểu hiện của tâm lý chủ quan, lơ là, cần
phải loại bỏ. Nếu không loại bỏ suy nghĩ, tâm lý chủ quan trên có thể dẫn đến
những hệ lụy lớn đối với cá nhân cũng như hệ thống y tế của mỗi địa phương và cả
nước.
Theo đó, đã
xuất hiện những thông tin chia sẻ của các cá nhân nhiễm COVID-19 (F0) đã xuất
hiện ngày càng nhiều trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo… Điều này đã
khiến nhiều người cho rằng việc trở thành F0 không còn nghiêm trọng như trước.
Có những người khi nhiễm COVID-19 đã có tâm lý "ai rồi cũng F0 cả
thôi"; “sớm muộn gì cũng thành F0”; “trước sau cũng đến lượt”… Thậm chí,
có người còn cho rằng trở thành F0 rồi khỏi để đi làm, đi du lịch yên tâm hơn.
Chính những điều này đã gây nên tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống
dịch ở không ít người dân. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, những
suy nghĩ nói trên có thể là nguyên nhân khiến cho số lượng ca nhiễm COVID-19
tăng cao, kéo theo số bệnh nhân nặng tăng, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 nhiều hơn,
gây quá tải cho hệ thống y tế.
Với những nỗ
lực của cả hệ thống chính trị, hiện nay Việt Nam đang thuộc nhóm có tỷ lệ bao
phủ vaccine cao trên thế giới. Tính đến hết tháng 02/2022, cả nước đã triển
khai tiêm trên 194 triệu liều vaccine phòng COVID-19; tỷ lệ người dân đã tiêm đủ
liều đạt 78,9%, trong đó có gần 39% người dân đã tiêm mũi nhắc lại. Bên cạnh
đó, thực tế số lượng bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng rất
nhẹ xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hàng ngày, cả nước vẫn ghi nhận nhiều
bệnh nhân tử vong vì COVID-19. Vì vậy, người dân không nên có suy nghĩ rằng
"ai cũng sẽ thành F0", bởi diễn biến tình hình sức khỏe sau khi nhiễm
COVID-19 tùy thuộc vào thể trạng, khả năng đề kháng của mỗi người. Đồng thời,
khi một cá nhân trở thành F0 thì bản thân người đó rất có thể lại đóng vai trò
là “nguồn lây” đối với người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Đặc
biệt, đối với những gia đình có người già, người có bệnh nền mãn tính càng nên
thận trọng bởi đây là đối tượng có nguy cơ trở nặng cao dù đã tiêm đủ liều
vaccine. Việc ai đó lơ là rồi để trở thành F0 chẳng khác nào đánh cược với mạng
sống của chính mình và người thân. Mặt khác, khi số ca COVID-19 tăng cao sẽ kéo
theo số bệnh nhân nặng tăng, gia tăng áp lực cho hệ thống y tế và tăng tỷ lệ tử
vong vì COVID-19.
Hiện nay, Việt
Nam đang thực hiện giai đoạn bình thường mới, từng bước nởi lỏng các hoạt động.
Thay vì "Zero COVID-19", cả nước đang chuyển sang giai đoạn thích ứng
an toàn, quản lý rủi ro. Vì vậy, ý thức phòng dịch của người dân giữ vai trò rất
quan trọng, trực tiếp quyết định hiệu quả của công tác chống dịch. Nếu mỗi người
đều tuân thủ 5K và nhắc nhở nhau thực hiện tốt việc này sẽ giúp hạn chế dịch
lây lan, từ đó tránh được sự quá tải cho hệ thống y tế, từng bước đưa cuộc sống
trở lại bình thường
Do đó, để người
dân loại bỏ suy nghĩ “ai cũng sẽ thành F0”, cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất
là cấp cơ sở phải cùng các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông cần tiếp tục
đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức đúng yêu cầu phòng, chống dịch
trong tình hình mới, thấy rõ những nguy cơ, hệ lụy nếu bản thân trở thành F0.
Đặc biệt, mỗi
người phải nâng cao ý thức, cần tự giác
thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của các y, bác
sĩ; hạn chế đi lại, tiếp xúc nhiều, tuân thủ nghiêm chỉnh quy định “5K”; cảnh
giác trong phòng dịch để bản thân không nhiễm COVID-19. Đó là cách tốt nhất để
mỗi người bảo vệ bản thân, gia đình và toàn xã hội.
M.Đ.K11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét