Luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của
các thế lực thù địch thường tập trung chính vào một số lĩnh vực:
Thứ nhất, phủ nhận thành tựu, thực tiễn về các giá trị lý luận,
quan điểm, đường lối của Đảng về dân chủ, nhân quyền; lợi dụng các hiệp định,
dự án hợp tác với nước ngoài, nhằm phá hoại và làm chệch định hướng XHCN của
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Thứ hai, kích động vấn đề dân tộc thiểu số và xuyên tạc, vu cáo
Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo, như
Việt Nam có “hai chính sách tôn giáo”: Chính sách bảo đảm trên hình thức và
“chính sách” không bảo vệ, không bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trong
thực tế thông qua “cơ chế xin - cho” và tạo lập các “tôn giáo quốc doanh”; chỉ
trích các văn bản, chính sách, pháp luật về tôn giáo và lợi dụng các vụ việc và
việc Nhà nước xử lý các đối tượng, vụ việc phức tạp liên quan tới tôn giáo để
xuyên tạc, vu cáo. Các thế lực phản động xuyên tạc rằng: nhiều văn bản pháp
luật Việt Nam về dân tộc không tương đồng với các công ước quốc tế về quyền con
người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Thứ ba, phê phán, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ngăn cản tự do
ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp. Chỉ trích chính quyền “trì
hoãn” việc ban hành Luật Biểu tình để tiếp tục dung túng bạo lực, đàn áp, bắt
giam những nhà hoạt động nhân quyền, có ý kiến “phản biện” Đảng, Nhà nước. Hơn
thế, chúng còn kích động khuynh hướng cực đoan nhằm “hạ bệ thần tượng”, đòi
“giải thiêng” các giá trị lịch sử dân tộc, phủ nhận thành quả cách mạng, bôi
nhọ, xúc phạm lãnh tụ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đòi khơi thông dòng văn
chương của những cây bút chống cộng trước năm 1975. Thành lập nhóm thơ tục, thơ
rác, thơ bụi để “đẩy thơ vào ngõ cụt” nhằm thúc đẩy “lề trái” (phi chính thức)
thay thế “lề phải” (chính thống), tạo tiền đề cho việc chuyển sang hệ tư tưởng
tư sản, không chỉ trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
Thứ tư, xuyên tạc cái gọi là “việc áp dụng một cách bất công
Bộ luật Hình sự”, nhất là các Điều 19, 79, 87, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự
năm 1999, kể cả khi Bộ luật này đã được sửa đổi năm 2015, 2017. Các luận điệu
xuyên tạc Việt Nam có chính sách hai mặt trong việc giam giữ tù nhân chính trị:
Công khai thì khép vào tội “vi phạm luật pháp” nhưng thực tế là “tù nhân lương
tâm”, “tù nhân chính trị”; hay các luận điệu xuyên tạc về sử dụng cách tra tấn,
bức cung, nhục hình đối với những người bị tạm giữ, tạm giam; phân biệt đối xử
giữa tù nhân chính trị với tù nhân khác, ngăn cản thân nhân vào thăm; bắt giữ
và xét xử tùy tiện; duy trì án tử hình; cáo buộc tình trạng đàn áp, ngăn chặn,
cản trở hoạt động của luật sư;....
Thứ năm, xuyên tạc, kích động trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo,
văn hóa - nghệ thuật, đạo đức, lối sống. Ngoài việc triệt để lợi dụng “con bài”
tôn giáo, dân tộc, các quỹ, trường đại học theo tư tưởng cánh hữu, chống cộng
ưu tiên cấp học bổng để thu hút học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu “nền dân
chủ đa nguyên”, “nghiên cứu nhân quyền”, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức
hội, nhóm tôn giáo... nhằm “thay máu” giới trẻ. Đặc biệt, chúng tăng cường tung
“tin giả” đủ loại với sự phụ họa một cách có chủ ý hoặc vô ý thức của truyền
thông đại chúng theo cơ chế thị trường và dựa trên nền tảng in-tơ-nét, nhằm phá
hoại kỷ cương, trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy sự suy đồi, rối loạn tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong xã hội.
Thứ sáu, xâm nhập, kích động nhằm thúc đẩy “tự diễn biến, “tự
chuyển hóa” sang tư tưởng nhân quyền tư sản. Đồng thời, các thế lực thù địch
tăng cường tác động “từ bên ngoài”, như đòi Nhà nước Việt Nam phải đáp ứng ngay
tiêu chuẩn về các quyền dân sự, chính trị (tự do lập hội, tự do xuất bản báo
chí tư nhân, hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước,...) tương tự
các quốc gia phát triển phương Tây. Họ gắn dân chủ, nhân quyền với các vấn đề
hợp tác phát triển về dân chủ, tôn giáo, tiếp cận thông tin, và các hoạt động
lập pháp, hành pháp, tư pháp,... đặc biệt đòi dân sự hóa hoạt động lĩnh vực
quốc phòng, an ninh, nhằm thúc đẩy phát triển tối đa cái gọi là xã hội dân sự
theo kiểu phương Tây.
Thứ bảy, kích động các cá nhân, tổ chức trong nước tổ chức bạo
động, bạo loạn và nhờ nước ngoài can thiệp, quốc tế hóa vấn đề để mưu toan gây
mất uy tín cho Việt Nam. Thí dụ, trong UPR chu kỳ I (2009), II
(2014) và III (2019), một số tổ chức phi chính phủ thù địch người Việt và người
nước ngoài có quy chế quan sát viên tại Hội đồng Kinh tế và xã hội của Liên hợp
quốc (ECOSOC), như Ủy ban bảo vệ quyền con người cho người Việt Nam - VCHR, Tổ
chức Đảng cấp tiến xuyên quốc gia - TRP,... lợi dụng diễn đàn của Hội đồng Nhân
quyền của Liên hợp quốc vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người.
Trước tình hình lợi dụng tự do dân chủ để
xuyên tạc, phủ nhận các thành quả của Việt Nam, mỗi cán bộ đảng viên cần nhận
thức rõ trách nhiệm của mình trên mặt trận tư tưởng, lý luận, không ngừng trau
dồi kiến thức, kịp thời đấu tranh phản bác lại các luận điệu xuyên tạc trên.
TT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét