Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU TRONG TRUYỀN ĐẠO CỦA CÁC "HIỆN TƯỢNG TÔN GIÁO MỚI" ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN


Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

Qua đó, nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Theo tinh thần đó, các hoạt động truyền đạo trái phép và tà đạo không những gây nhiều hậu quả tai hại cho lợi ích của xã hội, của Nhân dân mà còn cả cho sự hoạt động bình thường của tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.

Một số “hiện tượng tôn giáo mới” trong quá trình tuyên truyền và phát triển đạo đã liên hệ đến mặt trái, tiêu cực trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề tham nhũng, tiêu cực lãnh đạo điều hành của chính quyền để gián tiếp phê bình thể chế chính trị của nước ta.

Hoạt động truyền đạo của các “hiện tượng tôn giáo mới” làm phương hại đến chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.

Quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Theo tinh thần đó, các hoạt động truyền đạo trái phép và tà đạo không những gây nhiều hậu quả tai hại cho lợi ích của xã hội, của Nhân dân mà còn cả cho sự hoạt động bình thường của tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.

Hoạt động của các “hiện tượng tôn giáo mới” đã gây ra những ảnh hưởng nhất định về kinh tế. Trước hết là tổn thất về kinh tế cho chính bản thân những “tín đồ” theo “hiện tượng tôn giáo mới”. Nhiều người theo các “hiện tượng tôn giáo mới” đã phải bỏ công việc để tham gia hoạt động của “đạo”; một số người có sức khỏe yếu, bệnh tật hiểm nghèo tìm đến với các “hiện tượng tôn giáo mới” để nuôi hy vọng chữa khỏi bệnh nên đã phải bỏ ra kinh phí lớn.

Việc tham gia vào các “hiện tượng tôn giáo mới” sẽ ảnh hưởng nhất định đến lao động, sản xuất, chất lượng và hiệu quả của việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng như việc đảm bảo đời sống kinh tế của từng cá nhân, vì họ chờ sự xuất hiện của Đấng siêu linh, lúc đó sẽ sung sướng, không làm mà cũng có ăn, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng,...

D.M.K11

0 nhận xét:

Đăng nhận xét