Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

PHẢN BÁC NHỮNG ĐÁNH GIÁ THIẾU KHÁCH QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ VÀ UỶ BAN TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ HOA KỲ (USCIRF) BMĐ

 

PHẢN BÁC NHỮNG ĐÁNH GIÁ THIẾU KHÁCH QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM CỦA BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ VÀ UỶ BAN TỰ DO TÔN GIÁO QUỐC TẾ HOA KỲ (USCIRF)

                                                                                       BMĐ

Tôn giáo, tín ngưỡng lâu nay bị biến thành “mũi dùi” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, thậm chí trở thành một cái cớ để quốc gia này can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Mới đây nhất, hôm mùng 9 và mùng 10 tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Uỷ ban Tự Do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố 2 Bản Báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo quốc tế 2019, trong đó có phần đề cập đến Việt Nam. Cũng như các Báo cáo về Tôn giáo những năm trước, “phần viết về Việt Nam tuy có đôi chút điều chỉnh, nhưng vẫn còn những đánh giá không khách quan, không đúng với tình hình thực tế về đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”|.

Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ phần nói về Việt Nam thiếu khách quan và phiến diện, bởi thực tế ở Việt Nam, quan điểm, chính sách nhất quán cũng như những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã quy định rõ trong Hiến pháp và luôn được quan tâm, hoàn thiện trong hệ thống pháp luật để chính sách tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm và tôn trọng. Hiện nay ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo; đến năm 2017, 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất; 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo, phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng; trong 5 năm có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành,... Điều đáng nói là, tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung...

Không thể nói một đất nước không có hoặc thiếu tự do tôn giáo mà lại đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng như vậy. Luận điệu này cần có sự nhìn nhận đúng đắn, đấu tranh mạnh mẽ bởi nó xuất phát từ mưu đồ của các thế lực thù địch đang ngày đêm ráo riết chống phá Việt Nam. Thực chất trong nhiều năm qua, mưu đồ dựa trên thông tin sai lệch để đánh giá không khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo diễn đàn để các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí xuyên tạc, vu khống Việt Nam đã được tổ chức và thực hiện với quy mô lớn bởi các thế lực phản động, thù địch,...  Tại Mỹ, các thế lực phản động này còn thông qua tổ chức một số sự kiện liên quan Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm gây sức ép với Chính phủ Mỹ trong trong giải quyết các mối quan hệ hợp tác với Việt Nam cũng như cố tình tạo ra hình ảnh “Việt Nam xấu xí” trong mắt công đồng quốc tế ít có dịp trực tiếp quan hệ với Việt Nam.

Có thể khẳng định, đối với Chính phủ và nhân dân Mỹ, đây là những việc làm đáng tiếc khi mà quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang có bước phát triển tích cực. Do đó, những người yêu chuộng hòa bình, công tâm, có lương tri cần có sự nhìn nhận chính xác, có những phản bác, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, gây chia rẽ của các cá nhân, tổ chức chính trị cực đoan trên về vấn đề tốn giáo, tín ngưỡng và tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

 

Tôn giáo, tín ngưỡng lâu nay bị biến thành “mũi dùi” trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, thậm chí trở thành một cái cớ để quốc gia này can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Mới đây nhất, hôm mùng 9 và mùng 10 tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Uỷ ban Tự Do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đã công bố 2 Bản Báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo quốc tế 2019, trong đó có phần đề cập đến Việt Nam. Cũng như các Báo cáo về Tôn giáo những năm trước, “phần viết về Việt Nam tuy có đôi chút điều chỉnh, nhưng vẫn còn những đánh giá không khách quan, không đúng với tình hình thực tế về đời sống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam”|.

Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Hoa Kỳ phần nói về Việt Nam thiếu khách quan và phiến diện, bởi thực tế ở Việt Nam, quan điểm, chính sách nhất quán cũng như những thành tựu của Việt Nam trong tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã quy định rõ trong Hiến pháp và luôn được quan tâm, hoàn thiện trong hệ thống pháp luật để chính sách tín ngưỡng, tôn giáo được bảo đảm và tôn trọng. Hiện nay ở Việt Nam có 42 tổ chức thuộc 15 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân; 60 cơ sở đào tạo tôn giáo thuộc Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo; đến năm 2017, 7.102 tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng tổng diện tích 14.850 ha đất; 12 báo, tạp chí liên quan tôn giáo, phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng; trong 5 năm có hơn 3.000 đầu ấn phẩm tôn giáo được xuất bản với hơn 10 triệu bản in, hàng triệu đĩa CD, DVD bằng nhiều ngôn ngữ. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn được tổ chức ở Việt Nam như Đại lễ Phật đản VESAK, 500 năm Cải chánh đạo Tin lành,... Điều đáng nói là, tự do tôn giáo của các dân tộc thiểu số luôn được bảo đảm: năm 2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Cần Thơ; ở Bình Phước và Tây Nguyên có 33 tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành đang sinh hoạt tại 304 chi hội và hơn 1.300 điểm nhóm; ở Tây Bắc có 693 điểm nhóm Tin lành, 8 Hội thánh cơ sở được thành lập; nhiều điểm nhóm của người dân tộc thiểu số theo Hội thánh Lutheran, Hội Liên hữu Baptist Việt Nam đã đăng ký sinh hoạt tập trung...

Không thể nói một đất nước không có hoặc thiếu tự do tôn giáo mà lại đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng như vậy. Luận điệu này cần có sự nhìn nhận đúng đắn, đấu tranh mạnh mẽ bởi nó xuất phát từ mưu đồ của các thế lực thù địch đang ngày đêm ráo riết chống phá Việt Nam. Thực chất trong nhiều năm qua, mưu đồ dựa trên thông tin sai lệch để đánh giá không khách quan về tự do tôn giáo ở Việt Nam, tạo diễn đàn để các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí xuyên tạc, vu khống Việt Nam đã được tổ chức và thực hiện với quy mô lớn bởi các thế lực phản động, thù địch,...  Tại Mỹ, các thế lực phản động này còn thông qua tổ chức một số sự kiện liên quan Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm gây sức ép với Chính phủ Mỹ trong trong giải quyết các mối quan hệ hợp tác với Việt Nam cũng như cố tình tạo ra hình ảnh “Việt Nam xấu xí” trong mắt công đồng quốc tế ít có dịp trực tiếp quan hệ với Việt Nam.

Có thể khẳng định, đối với Chính phủ và nhân dân Mỹ, đây là những việc làm đáng tiếc khi mà quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang có bước phát triển tích cực. Do đó, những người yêu chuộng hòa bình, công tâm, có lương tri cần có sự nhìn nhận chính xác, có những phản bác, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, gây chia rẽ của các cá nhân, tổ chức chính trị cực đoan trên về vấn đề tốn giáo, tín ngưỡng và tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét