Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

SỰ THẬT THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÀ ĐÃ BÌNH PHỤC VÀ SẴN SÀNG LÀM VIỆC TRỞ LẠI

Chuyện mệt mỏi, ốm đau của một con người vốn bằng xương, bằng thịt thì đó cũng là chuyện hết sức bình thường. Cuối tuần 2 tháng 4 năm 2019, trên mạng Internet xuất hiện tràn ngập thông tin về tình hình sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi đến Kiên Giang làm việc. Những thông tin này nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý, có tốc độ chia sẻ chóng mặt và gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với dư luận. Vậy, thực hư như thế nào?
Trong hai ngày 13 và 14/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thăm, làm việc tại tỉnh Kiên Giang, về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, công tác xây dựng Đảng từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh đến nay, trọng tâm là năm 2018 và ba tháng đầu năm 2019; phương hướng nhiệm vụ từ nay đến hết nhiệm kỳ. Hiện, chưa có bất kì một phát ngôn hay thông tin chính thức gì về tình trạng sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước.
Có thể thấy tâm lý xã hội lo lắng cho người lãnh đạo là rất đúng, bởi người dân Việt Nam luôn yêu thương, kính trọng vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gương mẫu, mực thước; làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng và vì nước, vì dân. Thế nhưng, đáng buồn là cái “lo lắng” ấy lại bị thổi bùng lên giữ dội, tạo bầu tâm lý u uất không đáng có cho xã hội Việt Nam hiện tại. Nguy hại hơn là nó bị lợi dụng, kích động bởi những bài viết làm xê dịch, phủ nhận trắng trợn sự thật, hòng mưu cầu, mưu đồ cho những mục đích chính trị xấu xa.
Chuyện mệt mỏi, ốm đau của một con người vốn bằng xương, bằng thịt thì đó cũng là chuyện hết sức bình thường. Vậy mà các trang mạng phản động rêu rao bằng nhiều bài viết bịa đặt trắng trợn, kể tường tận thế này, thế kia về những diễn biến “cụ thể đến từng chi tiết” như thể đang chứng kiến vụ việc. Vô lý thật, vớ vẩn thật! Các đối tượng đã móc nối, bịa đặt, suy diễn để làm “nóng” tình hình. Và cũng xin thưa rằng, đó là một cách chống phá, một kiểu rêu rao, câu view cần đáng bị lên án, cần được nhận diện, ngăn chặn đẩy lùi.
Đáng buồn và cũng là cái chưa được nhất của một số người dân Việt Nam chúng ta là a dua, ăn theo tin đồn, dễ bị lôi kéo niềm tin bởi những trang mạng xã hội độc hại. Chúng ta nên biết rằng, thông tin về tình trạng sức khỏe các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nhất là nguyên thủ quốc gia là vấn đề thuộc về trách nhiệm của cơ quan chức năng Nhà nước - Ban bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Trung ương. Cũng bởi thế, nếu là một công dân sáng suốt, biết cái gì có lợi cho nước, cho xã hội thì chúng ta phải vững tin để đón bắt những thông tin chính thống. Không thể vô hình trung tiếp tay cho những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng nước nhà.
Tuy nhiên với những thủ đoạn không hề mới của bọn cơ hội, phản động chính trị trong và ngoài nước thì vấn đề sức khỏe của các vị cán bộ, lãnh đạo cấp cao tường xuyên là “đề tài” để các phần tử xấu lợi dụng, thêu dệt nên những câu chuyện xuyên tạc, gây hoang mang dư luận. Trước đây, nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Chủ tịch Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, hay chính Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng… cũng từng bị lan truyền tin tức bịa đặt về tình trạng sức khỏe. Mục đích chung của những hành động như thế không gì khác là hướng đến việc bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo, xuyên tạc về nội bộ Đảng, Nhà nước. Tất nhiên, sau đó, mọi chuyện đều được làm rõ và những tin đồn đều được khẳng định là sai sự thật.
Những người đồn thổi cũng không quên thêu dệt nên những câu chuyện hết sức hoang đường. Nào là Bác Trọng bị rơi vào “hang ổ kẻ thù” nên mới bị “đột quỵ”, bị “dính độc” như thế. Đúng là không thể chấp nhận được trước cái thói bịa đặt của những kẻ chả còn trái tim con người. Rõ ràng, những câu chuyện tấn công bằng chất độc như vậy không phải xa lạ trên thế giới. Nó từng xảy ra ở nhiều quốc gia như Mỹ, Malaysia, Pháp,… Nhưng tuyệt nhiên, điều này lại vô cùng xa lạ tại Việt Nam. Đơn giản vì những hành vi khủng bố như thế chưa bao giờ có thể thực hiện dù chỉ là ở giai đoạn mầm mống dưới mức độ an ninh, an toàn tuyệt đối ở Việt Nam. Có thể thấy, nhiều câu chuyện hoang tưởng về một cuộc “ám sát chính trị” chỉ là do những người không được sống ở Việt Nam, quen với cảnh khủng bố ở nước ngoài tự nghĩ ra.
Mặt khác, liên quan đến công tác cán bộ trong thời gian qua, dưới sự quyết tâm làm đến cùng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với “lò lửa” diệt tham nhũng, lần lượt các vụ án tham nhũng tày trời được đem ra xét xử đúng với tinh thần “không có vùng cấm”. Nạn chạy chức, chạy quyền, nâng đỡ người nhà,… cũng dần được đẩy lùi. Kết quả này như một cú đấm mạnh mẽ vào lời xuyên tạc của những kẻ cơ hội có mưu đồ chính trị, việc đồn thổi về sức khỏe của Tổng Bí thư lần này rất có thể cũng là một “chiêu bài” để xuyên tạc về công cuộc chống tham nhũng, cải tổ bộ máy của Đảng, Nhà nước.
Đúng là những thủ đoạn không hề mới, nhưng ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Đáng buồn, chỉ thói quen tò mò với những câu chuyện chính trị theo kiểu “ly kỳ” nên một bộ phận dư luận dễ bị “dắt mũi”. Mâu thuẫn, thanh trừng nội bộ ư? Hãy nhìn vào thực tế chứ đừng tin vào những lời lẽ chẳng biết đến từ đâu. Thủ đoạn quá cũ kĩ rồi!
Có thể nói hành vi “xảo ngôn, ăn không nói có là việc làm vô đạo đức! Nói thế này, người Việt xưa nay có truyền thống tương thân, sống tình cảm, thân thiện. Đến hàng xóm láng giềng “tắt lửa tối đèn” còn có nhau, thì việc người dân quan tâm đến lãnh đạo, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao thì càng là chuyện dễ hiểu. Vậy mà, lợi dụng vào sự quan tâm ấy để thêu dệt nên những câu chuyện bịa đặt về bệnh tình các cán bộ lãnh đạo, lừa người dân thì thực sự là những hành vi vô đạo đức, trái với đạo lý truyền thống của dân tộc. Không chỉ riêng chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lần này, kể cả rất nhiều những vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước đây cũng trở thành nạn nhân của tin đồn bệnh tật. Những kẻ cố tình có những hành vi này đáng bị lên án.
Do đó, trước những thông tin theo kiểu “trôi nổi”, không rõ nguồn gốc, mỗi người dân cũng cần có trách nhiệm phản ứng lại một cách chủ động chứ không nên chỉ dừng lại ở việc thụ động tiếp nhận mà dễ bị lừa gạt. Quan tâm cho sức khỏe của lãnh đạo là bình thường, nhưng chúng ta hãy quan tâm thật đúng cách. Tại sao phải lo lắng trước những tin đồn mà không phải là sự tin tưởng vào các cơ quan Nhà nước. Không đơn giản là câu chuyện tin đồn, để ai đó xuyên tạc về lãnh đạo, lừa gạt người dân chính là để cho tội ác được ung dung. Đã là người dân thông minh, sống trong thời đại văn minh thì chúng ta cần phải văn minh đáp trả những sự giả dối ấy./.
                                                                 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét