Lợi dụng Internet và mạng xã hội, các
thế lực thù địch đã đăng tải nhiều tin, bài viết xuyên tạc nền giáo dục ở nước
ta, với những luận điệu như:'Nền giáo dục của Việt Nam đang đi thụt lùi', 'Cải
cách giáo dục của Việt Nam mấy chục năm nay đã thất bại', nhằm mục đích 'bôi
lem' chế độ xã hội ta, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tiêu biểu
là vào ngày 08/4/2019, đối tượng Trần Quang Thành tán phát tài liệu và video
clip “Bạo lực học đường, ấu dâm, hiếp dâm – vì đâu nên nỗi”.
Sự thật giáo dục ở Việt Nam
dưới chế độ xã hội mới đã khẳng định, nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong
kiến với hơn 90% người dân mù chữ, đến nay trong tổng số 94 triệu dân có 24 triệu
người đi học, nền giáo dục như bằng không đã trở thành một nền giáo dục lớn,
tiên tiến, hệ thống giáo dục quốc dân đủ các các cấp học, bậc học. Hằng ngày có
hàng ngàn, hàng vạn những giảng viên, giáo viên vẫn miệt mài bên trang giáo án
vì thế hệ tương lai của đất nước; nhiều thầy, cô giáo khi mới ra trường chấp nhận
khó khăn, xung phong lên các vùng sâu, vùng xa, bên giới, hải đảo để động viên
các em học sinh đi học. Có những học sinh hằng ngày cõng bạn đến trường khi bạn
bị tàn tật, giúp đỡ bạn khi gặp trắc trở trong cuộc sống và biết bao gương sáng
khác của ngành giáo dục nước ta. Tuy, trong ngành giáo dục nước ta vẫn còn tồn
tại những hạn chế, khuyết điểm. Song Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đã kiên
quyết đấu tranh, loại bỏ những tiêu cực, những cá nhân vi phạm đạo đức nhà
giáo, tuyệt đối không dung túng, bao che.
Một số người đã bị lôi kéo,
mua chuộc, họ nói xấu dân tộc, nói xấu chế độ chính trị. Một số người học xong
không trở về quê hương để phục vụ, đóng góp sáng kiến cho dân tộc phát triển. Một
số người có vẻ như quên luôn cả nguồn gốc của mình, cứ tưởng học được như vậy
là tài và nói xấu, chê bai giáo dục nước nhà, cho là lạc hậu, là yếu kém, dần dần
chê luôn cả dân tộc mình, mà họ không nghĩ rằng ở đó có trách nhiệm của mình. Với
cách hành xử như vậy, họ đã và đang xâm hại đến truyền thống gia đình, dòng họ.
Toàn Đảng, toàn dân ta đang nỗ lực để giáo dục Việt Nam phát triển đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0.
|
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét