Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

NHÌN NHẬN KHÁCH QUAN, TỈNH TÁO KHI TIẾP NHẬN THÔNG TIN

B.T.D.Psy. KD81

Cần xem xét, nhìn nhận khách quan và đánh giá đúng tình hình, tỉnh táo trước những thông tin trên mạng Internet, những thông tin không chính thống, những luận điểm xuyên tạc của các thế lực phản động, làm sai lệch thông tin, sai sự thật gây hiểu lầm, kích động tới toàn thể nhân dân.
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đang xoay quanh diễn biến các vị đại án như vụ án Phạm Công Danh, Trầm Bê; vụ xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh hay các thông tin nổi bật đang diễn ra hàng ngày. Cùng với đó đang nóng lên và có nhiều dư luận là vụ việc Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm", 42 tuổi, ngụ tại Đà Nẵng) bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt để điều tra tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước.
Ngay khi Bộ Công an ra quyết định truy nã Vũ nhôm, các đối tượng phá hoại cố tình lồng ghép hình ảnh của các lãnh đạo cấp cao với hình ảnh của đối tượng này, từ đó nhắm đến mục đích tấn công, gieo sự hoài nghi trong dư luận, để làm giảm uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, một số báo đài cơ hội chính trị nước ngoài, những kẻ chống phá đưa ra câu hỏi “ai chống lưng cho Vũ nhôm”; gần đây có một trang faecbook cá nhân mang tên là  danlambaovn.blogspot.com  đã làm bài thơ nói xấu Đảng, Nhà nước, liên quan đến vụ việc Vũ nhôm, với mục đích nhằm tấn công cá nhân lãnh đạo cấp cao, tiến tới tấn công, hạ uy tín của Đảng, khi hướng dư luận đến với suy nghĩ, khởi tố Vũ nhôm, hay chống tham nhũng cũng chỉ là cái cớ để các phe phái thanh trừ lẫn nhau, để nắm giữ quyền lực.
Đáng nói là trước những luồng tin bịa đặt trên, có không ít người đã “vô tư” sử dụng chính những thông tin đó để chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội; hoặc tán phát thông tin trong cộng đồng kiểu “câu chuyện làm quà”, gây dư luận xã hội không đúng về lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đau lòng hơn là qua vụ “Vũ nhôm” ta thấy rõ hơn những sự thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ báo chí, truyền thông và cả người dân trên trận tuyến chống “Diễn biến hòa bình”. Việc chỉ tập trung phản ánh những chuyện giật gân, câu like mà xao nhãng nhiệm vụ tuyên truyền, đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống quan điểm sai trái trên mặt trận không gian mạng.
Không khó để nhận ra bộ mặt thật của các nhà đấu tranh “dân chủ” giả dạng và các đài báo nước ngoài đang ra sức lợi dụng công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam để suy diễn làm hoang mang dư luận, gây mất ổn định tình hình chính trị đất nước,. Đây là lúc chúng ta phải siết chặt tay, xây bức tường thành vững chắc ngăn chặn những tin tức, hình ảnh xấu, độc, hại. Trong khi người dân cần phải tự sàng lọc thông tin, cảnh giác trước những âm mưu xuyên tạc, chia rẽ. Thì những người làm báo, với sứ mệnh dẫn dắt thông tin để nhân dân theo dõi, giám sát thì hãy tích cực tham chiến bằng những thông tin đúng, trúng và sạch, đẩy lùi luận điệu sai trái. 

Trước những thông tin xấu độc trên internet và mạng xã hội, đòi hỏi trước hết mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh hoạt động tuyên tuyền, giáo dục để mỗi cán bộ, chiến sĩ thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin xấu độc, sai sự thật, tính chất nguy hại của nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn dịch” với những thông tin xấu độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Quản lý chặt chẽ, đẩy mạnh các hoạt động phòng chống sự thẩm thấu của các thông tin, văn hóa phẩm độc hại trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa vào đơn vị./

0 nhận xét:

Đăng nhận xét