PSY34.QA82
Chiến
tranh tâm lý là tổng thể những hoạt động phá hoại tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc
đối với quân đội và nhân dân đối phương, chủ yếu thong qua lĩnh vực tâm lý xã hội.
Các nhà tư tưởng khẳng định, “chiến
tranh tâm lý” đồng nhất với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Theo nghĩa
rộng, “chiến tranh tâm lý” là sự kế tục của chính trị và là phương tiện của
chính trị; là cách thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng của các bên có mâu
thuẫn về tư tưởng. Theo nghĩa hẹp, “chiến tranh tâm lý” là các thủ đoạn
của đấu tranh tư tưởng hay còn được gọi là “tâm lý chiến” thông qua sử
dụng các biện pháp, cách thức, tác động vào tâm lý con người, xã hội của đối
phương; nhằm tạo ra những xung đột tư tưởng: Lý tưởng, niềm tin, lợi ích và
quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị văn hóa… Từ đó gây ra mất đoàn
kết, khủng hoảng và xung đột nội bộ, suy giảm tinh thần chiến đấu, dẫn đến phe
cánh, bè phái, nội chiến rồi tự tan dã.
Nếu trước đây, trong
chiến tranh chủ nghĩa đế quốc tiến hành chiến tranh tâm lý chủ yếu là rải truyền
đơn để tuyên truyền bóp méo sự thật; khuếch chương quá mức sức mạnh
của vũ khí trang bị .., sử dụng các phương tiện truyền
thanh để đe dọa, dụ dỗ, mua chuộc; các ấn phẩm, báo chí và sử dụng các phương tiện
truyền hình để tiến hành chiến tranh tâm lý tác động vào tâm lý, tư tưởng của
quân đội và nhân dân đối phương Thì hiện nay với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin thì
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đã triệt để tận dụng để tiến hành
chiến tranh tâm lý. Đây là phương tiện thông tin
dễ tiếp thu nhất ở mọi thời điểm và, ít bị chi phối bởi ngoại cảnh, rất “hợp khẩu
vị” đối với mọi tầng lớp, giới tính, lứa tuổi và ở mọi trình độ khác nhau. Nó
“lấp đầy khoảng trống” mà phương tiện truyền thanh, các ấn phẩm in chưa thể khắc
phục được.
Với tính chất tương tác nhanh chóng của các trang Web, thư điện tử, fax
kẻ tiến hành CTTL có thể dễ dàng liên hệ với các phần tử mà chúng cần hợp tác,
lôi kéo, dụ dỗ, cũng như điều khiển hoạt động. Do đó Internet và điện thoại di
động đang được chúng coi là con đường tốt nhất để tiếp cận đối tượng cán bộ và
tầng lớp trí thức hiện nay, nên hậu quả của nó tạo ra chưa thể lường hết được.
Đặc biệt là thông qua mạng xã hội như facebook, zalo, bigolike…,các thế
lực thù địch có thể dễ dàng tiến hành các thủ đoạn chiến tranh tâm lý và có hiệu
quả rất cao. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có trên 38 triệu người dung mạng
xã hội và trong đó có trên 94% sử dụng điện thoại thông minh để vào mạng xã hội
hàng ngày, là quốc gia đứng thứ 16 trên tổng số 20 quốc gia có người sử dụng
internet cao nhất thế giới, và ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó cao nhất là
từ 18 đến 34 tuổi. Việc sử dụng internet để tiến hành chiến tranh tâm lý có hiệu
quả là đối tượng chỉ cần sử dụng phương tiện công nghệ thông tin như máy tính,
laptop, điện thoại thông minh đăng tải, lan truyền những thông tin theo ý đồ của
mình thì cùng một lúc sẽ tác động tới tất cả những người tham gia vào các trang
mạng xã hội đó.
Thực tế thời gian gần đây, những vấn đề nóng của xã hội như cuộc chiến
chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta, những bất cập trong việc đặt và thu
phí của các trạm BOT hay những vẫn đề về tranh chấp đất đai, điều hành giá xăng
dầu, giá điện… đã bị các thế lực phản động biên tập, kết cấu theo hướng tiêu cực
để đăng tải, phát tán trên các trang mạng xã hội và quá trình này được lặp đi lặp
lại vào những thời điểm nhạy cảm nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm, tâm lý của
người dân, tạo ra sự hoài nghi, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và đội
ngũ cán bộ, đảng viên dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”…. Điều đó cho thấy,
chiến tranh tâm lý sử dụng internet rất hiệu quả và được các thế lực tận dụng triệt
để và sử dụng rất phổ biến.
Để đấu tranh, phòng chống chiến tranh tâm lý của địch, đặc biệt là trên
internet, trước hết cần phải nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn chiến tranh tâm lý của
địch, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của
Đảng, có nhận thức sâu sắc về đối tượng, đối tác, làm tốt công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, định hướng chính trị, xây dựng khả năng tự miễn dịch với những
thông tin xấu độc, có biện pháp ngăn chặn những tin đồn tiêu cực, xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh. Lực lượng đấu tranh trên không gian mạng cần tích cực
hoạt động, đấu tranh phản bác những luận điệu, xuyên tạc sai trái, bóp méo sự
thật, thổi phòng tiêu cực, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền đường lối chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần đánh bại và làm thất bại âm
mưu thủ đoạn chiến tranh tâm lý trên không gian mạng của kẻ thù.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét