Sau thất
bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ giữa những năm 1980 của thế kỷ
XX, Mỹ tăng cường chiến tranh phá hoại nhiều mặt chống phá Việt Nam. Với các mục tiêu mưu toan xoá bỏ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động của Đảng và nhân dân Việt Nam; mưu toan xóa bỏ chủ nghĩa xã hội - mục
tiêu, lý tưởng của Đảng và dân tộc ta; mưu toan xoá bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam,
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với dân tộc Việt Nam. Các thế lực thù địch
đã tiến hành nhiều thủ đoạn để đẩy mạnh hoạt động ''DBHB'' chống Việt Nam. Cụ
thể:
Một là, tiếp tục phủ nhận Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng nhằm chuyển hóa ý
thức hệ, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt lý tưởng, xa rời lập
trường giai cấp nhằm dần chuyển hóa ý thức hệ, xóa bỏ đấu tranh giai cấp, vô
hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng.
Hai là, lợi dụng những thiếu sót từ
nội bộ Đảng, làm cho Đảng mất uy tín, mất hiệu lực lãnh đạo, mất đoàn kết dẫn
đến tan rã về tổ chức.
Ba là, phi chính trị hóa lực lượng
vũ trang, chia rẽ Quân đội với Công an. Thông qua các sự kiện lịch sử trong đấu
tranh giải phóng, chúng đưa thông tin sai lệch, lật lại sự kiện, thổi phồng
khuyết điểm của một số cá nhân, đơn vị làm mất uy tín của Quân đội nhân dân
Việt Nam, đòi Quân đội đứng ngoài Đảng nhằm làm cho lực lượng vũ trang mất
phương hướng chính trị, mất mục tiêu chiến đấu.
Bốn là, thông qua giáo dục đào tạo
để chuyển hóa ý thức hệ của học sinh, sinh viên dưới các hình thức như tổ chức
tọa đàm, hội thảo, triển lãm; tham quan các trường đại học danh tiếng, cung cấp
học bổng, trong đó ưu tiên con em cán bộ lãnh đạo, cán bộ lão thành cách mạng.
Năm là, bằng
chiêu bài ''tự do'', ''dân chủ'', ''nhân quyền'', các thế lực phản động nước
ngoài hỗ trợ cho bọn phản động trong nước hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Chúng áp đặt ''Luật nhân quyền'' nhằm yêu sách đòi ta phải nới lỏng sự kiểm
soát đối với các tổ chức xã hội dân sự, trả tự do cho các đối tượng cầm đầu
đang bị Nhà nước quản chế; hỗ trợ tài chính cho số đối tượng chống đối trong
nước để hoạt động.
Xuất phát từ vấn đề trên, Đảng ta
khẳng định rằng: Bản chất của chiến lược ''DBHB'' này là chống chủ nghĩa xã
hội, chống độc lập dân tộc. ''DBHB'' và đấu tranh chống ''DBHB'' thực chất là
một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc rất quyết liệt và gay gắt, giải
quyết vấn đề ''ai thắng ai'' giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa
độc lập dân tộc và chủ nghĩa đế quốc.
Để đấu tranh làm thất bại chiến lược
''DBHB'' của chủ nghĩa đế quốc, chúng ta cần triển khai và làm tốt một số nhiệm
vụ, giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục. Đó là:
Thứ nhất, tiếp tục củng cố, làm kiên
định thêm niềm tin của nhân dân trong hành trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của
nước ta. Về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đồng chí Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ tinh thần lạc quan, niềm tin khoa học về thắng
lợi tất yếu sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng
thời cũng chỉ rõ thách thức, khó khăn mà nhân dân ta phải vượt qua, bởi ''xây
dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không
hề đơn giản, dễ dàng.
Thứ hai, cần xác định công tác đấu
tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các TLTĐ là nhiệm vụ của cả
hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, phải được triển khai
tích cực, thường xuyên và lâu dài. Trong đấu tranh phải kiên quyết, linh hoạt,
chủ động, kết hợp chặt chẽ giữa ''xây'' và ''chống'', lấy ''xây'' là chính.
Thứ ba, đặc biệt chú trọng công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn
đối với Đảng và chế độ XHCN, thể hiện bằng quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhằm làm cho tổ
chức đảng và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh, giữ vững bản chất
cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của
Đảng.
Thứ tư, phát huy mạnh mẽ vai trò
sáng tạo của nhân dân, quy tụ sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân trong
công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội, mọi chủ trương, chính sách phải
thật sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Thứ năm, xây dựng tổ chức lực lượng
nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống ''DBHB''. Lực lượng tham gia đấu
tranh chống ''DBHB'' phải được tổ chức bài bản và có các phương án, xây dựng,
bố trí lực lượng chủ công trên từng lĩnh vực tư tưởng, chính trị, văn hóa, văn
học, nghệ thuật, kết hợp giữa tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng,
kể cả mạng xã hội, báo cáo viên, thông tin chuyên đề thời sự trong sinh hoạt
đảng, đoàn thể.
Thứ sáu, phát huy mạnh mẽ vai trò
của báo chí, truyền thông đối với công cuộc đấu tranh phòng, chống ''DBHB''.
Đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính
định hướng, cần phát huy vai trò của báo chí trong việc tạo dòng thông tin chủ
lưu tích cực, góp phần tăng cường sự đoàn kết, nhất trí về tư tưởng, chính trị
trong nhân dân.
Thực tiễn cho ta nhận rõ cuộc đấu
tranh chống ''DBHB'' không phải diễn ra trong ngày một, ngày hai mà đó là một
cuộc chiến lâu dài và phức tạp. Quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta
vẫn đang là quá trình khám phá và phát triển. Khi bước vào công cuộc đổi mới,
chúng ta chưa có cả lý luận và thực tiễn xây dựng và quản lý đất nước. Do đó,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta còn có những vấp váp, sai lầm.
Vì vậy, Đảng và Nhà nước phải không ngừng đổi mới, cải cách để hoàn thiện phát
triển. Hiện nay, chiến lược ''DBHB'' là thủ đoạn ''quốc sách'' của chủ nghĩa đế
quốc với tư cách ''thẩm thấu'' dần để biến chủ nghĩa xã hội thành thực thể bên
trong của chủ nghĩa tư bản. Trước những âm mưu, thủ đoạn vô cùng nguy hiểm kể
trên, đòi hỏi chúng ta phải luôn chủ động, kiên quyết trong nhận diện, đấu
tranh phòng, chống ''diễn biến hoà bình''.
TT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét