Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh những thành tích đạt được, công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại, trong đó có nguyên nhân từ việc tăng cường các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên nhiều phương diện. Đặc biệt, những năm gần đây, các thế lực thù địch đã và đang chống phá cách mạng nước ta với nhiều hình thức, mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Mũi nhọn quan trọng và thâm độc nhất là tiến công vào nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam; đồng thời phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ XHCN và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam… Trong đó có hình thức với tên gọi là cách mạng màu.
Trong những năm gần đây, cái được gọi là “cách mạng
màu” liên tiếp được phương Tây triển khai thực hiện và để lại hậu quả vô cùng
nặng nề về chính trị, kinh tế, xã hội cho các nước (hoặc vùng, lãnh thổ) bị
cuốn vào kịch bản do họ giăng ra. Cách mạng màu được hiểu như thế nào? Nhận
diện những biểu hiện của cách mạng màu để tránh rơi vào tình trạng đó là điều
mà nhiều quốc gia trên thế giới đang làm. Ở Việt Nam, những biểu hiện của cách
mạng màu cũng manh nha xuất hiện. Đảng viên cần làm gì để góp phần vào công tác
phòng, chống được hiệu quả.
Từ những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, khái
niệm cách mạng màu xuất hiện và bắt đầu được nhắc tới nhiều. Nhiều quốc gia ở
Đông Âu thuộc Liên Xô (cũ) hay ở các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi rơi vào
tình trạng bất ổn chính trị và hệ quả của nó vẫn kéo dài đến tận bây giờ.Cách mạng màu là cụm từ để chỉ những phong trào chính trị, được truyền thông phương Tây khoác cho cái tên mĩ
miều với nhiều màu sắc khác nhau như “cách mạng
cam/nhung/hạt dẻ/hoa hồng/hoa tulip...” (ở Trung Đông, Bắc Phi); hay “cách
mạng đường phố” (Maidan ở U-crai-na, ô/dù ở Hồng Kông); hoặc “cách mạng nghị
trường” ở Gru-zi-a, Vê-nê-zu-ê-la...
Như vậy, có thể hiểu cách mạng
màu là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương pháp bất bạo động giữa những
kẻ chủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài. Những kẻ chủ mưu
giương ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc biểu tình tuần
hành khiến đời sống xã hội bị tê liệt, Chính phủ mất dần kiểm soát xã hội. Khi
những cuộc biểu tình tác động xấu đến đời sống xã hội và sự điều hành của Chính
phủ ở mức độ nào đó, sẽ xuất hiện các thế lực bên ngoài thông qua các tổ chức
phi chính phủ, thậm chí Chính phủ của một quốc gia khác lên tiếng ủng hộ. Từ
đó, làm cho xung đột giữa người dân và chính quyền ngày càng đẩy lên và để lại
hậu quả rất nặng nề. Ví dụ: như tại Ukraine tháng 10/2019, hơn 30 nghìn người
đã xuống đường biểu tình ở trung tâm thủ đổ Kiev để phản đối Tổng thống
Volodymyr Zelensky với kế hoạch trao cơ chế đặc biệt cho vùng Donbas trong bối
cảnh Nga và Ukraine chuẩn bị cuộc gặp thượng đỉnh song phương. Trong những năm
qua, Ukraine đã không ít lần đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì bạo loạn đường phố
được gọi là Maidan.
Trên thực tế, mọi kịch bản của cách
mạng màu đều gần như nhau. Những kẻ lợi dụng tự do, dân chủ khoét sâu vào những
mâu thuẫn xã hội. Nó có thể là mâu thuẫn về lợi ích, mâu thuẫn về sắc tộc. Nó
có thể là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn dẫn đến khủng hoảng, người dân mất dần
niềm tin vào chính quyền. Tất cả những điều đó có thể chỉ là manh nha, chưa đến
mức tạo ra xung đột nhưng nếu nó bị kích động sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng
tai hại.
Để có thể triển khai một cuộc cách mạng màu thì phương
Tây thường tổ chức theo các bước sau:
Một là: Sử
dụng tiền thông qua các quỹ để hình thành và phát triển phe phái đối lập ngay
trong nước sở tại. Những nhà dân chủ đấu tranh ở trong nước nhận được nguồn
tiền rất lớn từ nước ngoài gửi về để hoạt động, thông qua các quỹ trá hình để
đầu tư cho các dự án nhân quyền mà những nhà dân chủ đang triển khai. Những
nguồn tiền hỗ trợ thường được gán ghép với những cái tên rất đẹp: “giải thưởng
tự do ngôn luận”, “giải thưởng nhân quyền”… Những người chống đối thường được
gán ghép cho những cái tên rất mỹ miều như: “nhà bất đồng chính kiến”, “nhà dân
chủ”, “nhà đấu tranh vì tự do”, “tù nhân lương tâm”… đa phần những người này
đều được các tổ chức phản động ở nước ngoài đào tạo cách thức hoạt động bất bạo
động một cách bài bản, họ được trang bị những phương tiện riêng biệt để tuyên
truyền.
Hai là: Tạo
ra chấn động xã hội, tác động đến nhận thức tâm trí của mọi người. Theo đó,
chúng tạo ra những sự kiện chấn động để hạ uy tín của chính quyền như: vu cho
chính quyền đàn áp, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, hoặc tạo ra các kịch bản
người dân bị chính quyền đánh, giết hại. Để từ đó chúng tạo ra được dư luận của
xã hội, làn sóng phản đối lên án chính quyền. Họ liên kết với các đài truyền
thông quốc tế để lên án chính quyền. Chúng triệt để lợi dụng những vấn đề như
tham nhũng, yếu kém trong bộ máy quản lý để lý luận cho hành vi chống đối của
mình…
Ba là, cử
đặc phái viên tới nước sở tại để tổ chức, hỗ trợ hoạt động chống đối. Kêu
gọi phương Tây can thiệp, thông qua các đại sứ quán, những nhà dân chủ cuội
được hỗ trợ tiền của vật chất cho hoạt động chống đối. Chẳng hạn ở Việt Nam,
mọi người sẽ nhìn thấy những nhà dân chủ thường xuyên lượn lờ bên mấy đại sứ quán
của các nước phương Tây. Hễ có nhà dân chủ cuội nào đó vi phạm pháp luật bị
chính quyền điều tra thì nhất định hôm sau sẽ thấy mặt họ ở đại sứ quán một
nước nào đó. Và những nhà dân chủ cuội này sẽ đưa ra các bằng chứng (được ngụy
tạo) như mình bị đánh, bị hành hung, bị cấm xuất cảnh… từ đó kêu gọi quốc tế
ủng hộ, kêu gọi giới cầm quyền phương Tây trừng phạt Việt Nam, hoặc là ngăn
chặn kinh doanh buôn bán của Việt Nam.
Bốn là, tổ
chức biểu tình, chuyển từ bất bạo động, ôn hòa thành bạo động, lật đổ: Khi
đã làm nóng dư luận rồi thì điều cần thiết sẽ là tổ chức những buổi tuần hành
quy mô, nhằm mục đích trá hình đòi dân chủ, những đoàn người này tiến đến trụ
sở của chính quyền nhân dân tấn công, cướp bóc, đập phá tài sản của Nhà nước.
Thế là một chế độ có thể rơi vào khủng hoảng chính trị, thậm chí bị sụp đổ chỉ
trong một thời ngắn ngủi, âm mưu của phương Tây và những người bất mãn, cơ hội,
tay sai đã đạt được và người dân chân chính sẽ phải gánh chịu những hậu quả bi
thảm nhất do các thế lực này đem tới.
Từ thực tế các cuộc cách mạng màu ở một số quốc gia
Đông Âu và Trung Đông, Bắc Phi trong thời gian qua, câu hỏi đặt ra là Việt Nam
chúng ta có phải đối diện với nguy cơ xảy ra Cách mạng màu hay không? Theo các
chuyên gia phân tích, Cách mạng màu là một trong những thủ đoạn vô cùng nguy
hiểm nằm trong âm mưu diễn biến hòa bình mà các thế lực thù địch đã và đang
thực hiện. Một trong những mục tiêu của âm mưu này là lật đổ các nước xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, Việt Nam là một trong những mục tiêu mà các thế lực thù địch
sẽ tấn công. Các vụ việc trong nhiều năm qua cho thấy rằng những biểu hiện của
cách mạng màu cũng manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Đó chính là các cuộc tụ tập
đông người dưới nhiều lý do, trong đó có cả những cuộc tụ tập đập phá gây bất
ổn xã hội, cụ thể:
Năm 2019, tổ chức phản động có tên Chính phủ Quốc gia
Việt Nam lâm thời (Đào Minh Quân – Thủ tướng của tổ chức phản động Chính phủ
Quốc gia Việt Nam lâm thời) lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin bằng cách tổ chức
trưng cầu dân ý và cấp phát nhà miễn phí. Họ hứa hẹn sẽ hỗ trợ tài chính, cấp
đất, cấp nhà cho người nghèo. Đổi lại những người ai đăng ký nhận hỗ trợ sẽ
phải tham gia chiến dịch trưng cầu dân ý, thể hiện quan điểm chống đối chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ảo tưởng về miếng bánh vẽ không có thật,
hàng trăm nạn nhân đã dính bẫy và cứ chờ đợi trong hy vọng. Nhà thì không thấy
đâu, chỉ thấy một ngày bất ngờ nhận giấy triệu tập của công an. Ngoài ra còn
những vụ việc lấy danh nghĩa bảo vệ môi trường năm 2016, lấy cớ đấu tranh bảo
vệ chủ quyền năm 2014 lôi kéo những người thiếu tỉnh táo tụ tập đông người, thậm
chí đốt phá nhà máy, cơ sở sản xuất… Năm 2018, những thế lực thù địch lợi dụng
cớ phản đối luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để lôi kéo, kích động người
dân tụ tập trái phép, đập phá trụ sở cơ quan công quyền. Chúng còn trả mỗi
người vài trăm nghìn đồng để tham gia hưởng ứng, nếu đả thương công an, số tiền
còn lớn hơn nữa…
Vì vậy, chúng ta hãy đề cao tinh thần cảnh giác, nói
không với những âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, xúi dục, kích động biểu tình chống
đối chính quyền của những người bất mãn, cơ hội chính trị và các các thể lực
thù địch, phản động ở trong nước và hải ngoại.
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính
trị, ngày 22/10/2018, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới nêu rõ:
“Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị,
đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Ðó là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống
còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân.
Để tỉnh táo, sáng suốt làm tốt nhiệm vụ đấu tranh
chống lại các luận điệu sai trái, các quan điểm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà
nước, của các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước thiết nghĩ, mỗi
đảng viên trước hết cần lưu ý và thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh việc học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh để củng cố vững chắc thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận biện chứng duy vật trong nhận thức, phân tích, đánh giá và
hoạt động thực tiễn, nhằm đấu tranh chống lại quan điểm sai trái của các thế
lực thù địch, phản động. Từ đó, Đảng viên cần nhận thức đúng
vấn đề cách mạng màu đó là phản cách mạng. Bởi vì, Cách
mạng là hình đấu tranh giai cấp cao nhất. Không nên lẫn lộn cách mạng xã hội
với những cuộc đảo chính, tuần hành, biểu tình trên đường phố... Những cuộc đảo
chính chỉ là dùng bạo lực thay đổi chính phủ, chỉ là những người hay tập đoàn
của cùng một giai cấp thay thế nhau nắm chính quyền, còn đặc điềm cơ bản của
cách mạng xã hội là hoàn toàn biến đổi chế độ, là chuyển chính quyền từ giai
cấp này sang giai cấp khác. Tuy nhiên, không thể gọi tất cả mọi cuộc lật đổ,
trong đó một giai cấp này dùng bạo lực lật đổ một giai cấp khác là cách mạng
được. Nếu giai cấp phản động gây ra một cuộc nổi dậy chống giai cấp tiến bộ,
nếu giai cấp phản động lại chiếm chính quyền, đó không phải là cách mạng nữa,
mà là phản cách mạng.
Hai là, tích cực học tập, quán triệt Cương lĩnh, đường
lối, chiến lược, sách lược của Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực; chủ động nghiên
cứu nâng cao năng lực chuyên môn, tạo dựng cho bản thân nền tảng tri thức chính
trị - xã hội đúng đắn, khoa học, cách mạng, đủ trình độ đấu tranh với các thế
lực thù địch, phản động trên các mặt trận.
Ba là, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phong cách tư
duy, phong cách ứng xử, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách
sinh hoạt… theo phong cách Hồ Chí Minh, để hình thành kỹ năng phân tích, đánh
giá, phản biện, đấu tranh vừa lịch sự, khiêm tốn, trí tuệ, thuyết phục nhẹ
nhàng, kiên trì, nhưng vừa kiên quyết, triệt để, cách mạng… bảo đảm giành thắng
lợi trên mọi phương diện trước các thế lực thù địch.
Bốn là, mỗi cấp ủy, tổ chức cơ sở
đảng, chính quyền, đoàn thể trong sinh hoạt, công tác cần thường xuyên tổ chức
sinh hoạt nhằm kịp thời trao đổi, làm rõ, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạntrong chiến lược diễn biến hoà bình thông qua cái gọi là cách mạng
màu của các thế lực phản động.Cần dựa vào những tài liệu, thông tin
chính thống, hướng dẫn của cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp trên để tổ chức
cung cấp nhanh cho đảng viên những luận cứ, thông tin xác đáng và dựa vào đó,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Năm là, Đảng viên cần thực hiện nghiêm những quy định
của Đảng, Nhà nước, các quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác
bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác. Đồng thời, thực hiện đúng quy định của
các cơ quan chuyên môn về quy trình, biện pháp tiếp cận thông tin, xử lý thông
tin và sử dụng thông tin để phản bác lại các luận điệu sai trái, bảo đảm đúng
chức năng, nhiệm vụ, đúng thời điểm, đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng mục
tiêu đặt ra.
Tám là, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách
mạng; giữ vững bản lĩnh chính trị, tính tiên phong, gương mẫu của người đảng
viên; nêu cao ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi cám dỗ vật chất, danh lợi;
kiên gan, bền chí trước mọi thủ đoạn, mưu mô thâm độc của kẻ thù.
Vì vậy, hơn bao giờ hết, mỗi đảng viên cần phải
tỉnh táo, sáng suốt trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình với non
song đất nước; phải trở thành nhân tố nòng cốt trong xây dựng mặt trận đoàn kết
toàn dân; phải trí tuệ, bản lĩnh, khôn khéo, linh hoạt, tự tin, bền chí, kiên
cường trong đấu tranh trên mọi phương diện, nhằm tạo ra một hợp lực đủ mạnh để
ngăn chặn, đẩy lùi những âm mưu diễn biến hòa bình của thế lực phản động./.
HD11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét