Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

Tác động vào đám đông tiêu cực – Thủ đoạn vô cùng thâm hiểm của các thế lực thù địch, phản động


Trong những năm gần đây, trong xu thế chung của toàn thế giới đang phải đối phó với những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch covid – 19, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, xung đột vũ trang. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ, những hậu quả mà nó mang lại ảnh hưởng rất to lớn đến đời sống của mọi người, bên cạnh đó. Công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đang có những thành công nhất định góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, trong sạch bộ máy của Đảng... Lợi dụng những vấn đề này, các thế lực thù địch phản động trong và ngoài đẩy mạnh các hoạt động chống phá một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, chúng khai thác triệt để những thông tin chính thống của các cơ quan Đảng, nhà nước, báo chí... để cắt ghép, biên tập theo những ý đồ cực kỳ thâm hiểm nhằm mục đích kích động người dân thiếu hiểu biết pháp luật, hình thành những tư tưởng bất mãn, chống đối, chúng triệt để lợi dụng tâm lý đám đông để kích động mọi người tham gia chống đối, biểu tình, gây rối, đập phá cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp, chống người thi hành công vụ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, điển hình như các vụ biểu tình phản đối ở Formosa (Hà Tĩnh), biểu tình phản phản đối Trung Quốc lắp đặt giàn khoan thăm dò dầu khí HD-981 năm 2014 ở nhiểu tỉnh, thành phố thu hút hàng nghìn người tham gia, đã chuyển sang thành bạo động, cướp bóc, phá hoại tài sản, vụ biểu tình ở Bình Thuận phản đối Luật đặc khu năm 2018, một số đối tượng quá khích đã có hành vi đập phá trụ sở các cơ quan nhà nước, các công trình công cộng gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản và ảnh hưởng lớn đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và vụ người dân Đồng Tâm (Mỹ Đức – Hà nội năm 2019)...Phần lớn các vụ biểu tình, gây rối, bạo loạn xảy ra ngoài những kẻ cầm đầu, những người bị mua chuộc bằng tiền, vật chất, lợi ích thì đa số những người tham gia đều không có sự hiểu biết, không rõ mục đích thực sự của những đám đông này.

Theo các nhà tâm lý học thì con người luôn thèm khát cảm giác cộng đồng. Con người luôn có khao khát được hòa nhập với nhau. Mọi người trong đám đông tại các cuộc biểu tình phần lớn đều không biết rõ mục đích thực sự của đám đông là gì. Tuy nhiên, họ đều có mong ước được giải tỏa áp lực, căng thẳng, được hòa nhập với nhau. Điều này có thể lý giải cho dòng người đổ xuống đường tham gia vào các cuộc biểu tình.  Họ thấy số đông người tham gia thì cũng bắt chước làm theo, nếu không sẽ cảm thấy bị cô lập, lạc lõng, không biết những hành vi đó là vi phạm pháp luật.

Trong đám đông tồn tại tâm lý hiệu ứng. Chỉ cần một đám đông đạt đến một số lượng cụ thể và có tổ chức nó sẽ có một sức lan tỏa vô tận. Tâm lý hiệu ứng này lý giải tâm lý  hòa nhập vào các đoàn biểu tình của nhiều người

Đám đông này được hình thành từ một nhóm hạt nhân thiểu số. Nhóm hạt nhân này bền bỉ kêu gọi và truyền cảm hứng cho mọi người, nếu thiếu đi lực lượng hạt nhân này thì đám đông sẽ không thể hình thành, những người không  hiểu biết, những kẻ bất mãn không thể tự tập hợp với nhau mà phải được kêu gọi, truyền cảm hứng bởi một thiểu số hạt nhân đó là những kẻ cầm đầu, những thủ lĩnh của đám đông đã được chuẩn bị từ trước

Trong đám đông, quần chúng dễ bị kích động, nếu được dẫn dắt bở những kẻ quá khích, được sự khích lệ của đám đông, thì những người dù bình thường rất hiền lành, hòa nhã cũng trở nên hung hăng, mất kiểm soát cả nhận thức và hành vi, khi hòa mình vào đám đông họ tìm thấy cho mình chỗ dựa tinh thần, nguồn sức mạnh khổng lồ bảo vệ, vỗ về và khuyến khích lòng dũng cảm của họ. Hơn nữa đám đông là một cái gì vô danh, hợp rồi lại tan, tinh thần trách nhiệm thường ràng buộc các cá nhân không còn. Vì vậy họ không còn sợ hãi trước những hậu quả có thể do hành động của mình gây nên, buông thả theo tiếng gọi của tình cảm, bản năng. Điều đó lý giải tại sao trong các cuộc biểu tình, bạo loạn, có những kẻ sẵn sàng lao vào chống người thi hành công vụ, đánh người, đập phá cơ sở hạ tầng mà không hề sợ hãi hậu quả của những hành động đó...

Để giải tán những đám đông tiêu cực và hạn chế được những hậu quả của nó, thì cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Quan trọng là giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật cho mọi người, làm cho mọi người tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào công cuộc đổi mới của đất nước bằng những chính sách có lợi cho người dân. Lan tỏa những hình ảnh tốt đẹp trong cuộc sống, hướng dẫn mọi người về những kỹ năng nhận diện và đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc, những hành vi lôi kéo, mua chuộc, kích động của những phần tử cơ hội chính trị, phản động, thù địch trong và ngoài nước, kể cả trên các nền tảng mạng xã hội. Chủ động phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật những kẻ cầm đầu, những thủ lĩnh đám đông khi chúng còn đang chuẩn bị những điều kiện để cho các hoạt động biểu tình, gây rối xảy ra. Khi xảy ra các cuộc biểu tình, gây rối cần tác động vào đám đông gây xáo trộn tình cảm, phát hiện và xử lý những kẻ cầm đầu đang tổ chức tuyên truyền, kích động... khi đó đám đông sẽ không còn thủ lĩnh và kẻ dẫn dắt dẫn đến sự giải tán nhanh chóng của đám đông.

V.T11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét