Ở Việt Nam hiện
nay, chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới
dạng “chủ nghĩa”, nhưng trước sự tác động từ những diễn biến phức tạp của đời sống
chính trị quốc tế, những biểu hiện chủ nghĩa dân túy xuất hiện và có xu hướng
phát triển. Dễ nhận thấy, thực chất chủ nghĩa dân túy là những lời nói và hành
động mang tính chất mị dân, lợi dụng, kích động nhân dân, lấy một số nhóm được
coi là “nhân dân” làm nền tảng cho tính chính danh, phục vụ cho mục đích chính
trị, kinh tế,… của cá nhân, nhóm, phe phái nhất định, ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển và lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong mỗi giai đoạn khác nhau, những
biểu hiện chủ nghĩa dân túy cũng khác nhau cả về đặc điểm và sắc thái, tuy
chúng vẫn cùng bản chất và tính chất.
Hiện nay, mặc
dù chủ nghĩa dân túy trên thế giới đã trở thành trào lưu điển hình chi phối đời
sống chính trị - xã hội ở nhiều nước, nhưng ở Việt Nam mới chỉ biểu hiện ở những
phát ngôn và hành động của một số người. Tuy nhiên, những biểu hiện đó, đã,
đang có tác động xấu và nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực nếu chúng ta
không nhận diện và đấu tranh ngăn ngừa kịp thời.
Đấu tranh
ngăn ngừa những biểu hiện chủ nghĩa dân túy để những biểu hiện đó không phát
triển, trở thành “vi rút độc” gây ô nhiễm đời sống chính trị đất nước; những
người mang nó không chuyển hẳn sang phía bên kia, chống lại Đảng, Nhà nước, Tổ
quốc và Nhân dân là vấn đề có tính nguyên tắc và phương pháp luận quan trọng. Để
đấu tranh ngăn ngừa, phải thực hiện tổng thể nhiều giải pháp, trước hết, cần thực
hiện tốt một số biện pháp cơ bản sau:
Một là, đẩy mạnh
giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ nhận diện đúng những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy ở nước ta hiện
nay; thấy rõ tính chất nguy hại và tác động tiêu cực của nó đến đời sống tinh
thần xã hội, đến nền tảng tư tưởng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Hai là, tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong đấu tranh
ngăn ngừa những biểu hiện chủ nghĩa dân túy. Theo đó, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo
thống nhất từ Trung ương đến chi bộ về đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện chủ
nghĩa dân túy, gắn với sự lãnh đạo, chỉ đạo trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ với quyết tâm
chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ hơn.
Ba là, chủ động
đấu tranh ngăn ngừa những biểu hiện chủ nghĩa dân túy, gắn với đấu tranh khắc
phục suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và phòng, chống “diễn biến hòa bình”, phản
bác quan điểm sai trái, thù địch.
Bốn là, xây dựng
tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên vững mạnh về mọi
mặt, tạo cơ sở ngăn ngừa, loại trừ những biểu hiện chủ nghĩa dân túy từ cơ sở.
Cấp ủy các cấp cần nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng
viên; kết hợp chặt chẽ quản lý tư tưởng với quản lý kỷ luật, giáo dục thuyết phục
với các biện pháp hành chính.
Có thể nói, để
đấu tranh, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa dân túy, cần tăng
cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và Nhân dân; phát huy vai trò của nhân
dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh, kiên định, tuyệt đối trung thành với mục
tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; gần
dân, tin dân, yêu dân, học dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, hết lòng, hết sức
phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.
T.A 11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét