Gần
đây, việc “xét lại lịch sử”, “viết lại lịch sử” được nêu lên dưới một số hình
thức với một số biến tướng khác nhau. “Xét lại lịch sử” khác nhằm phục vụ âm
mưu “hạ bệ thần tượng, giật đổ tượng đài”. Thực ra, những người muốn “xét lại lịch
sử” với ý đồ đó khi lớn tiếng hô hào xét lại lịch sử chỉ mượn danh khoa học lịch
sử. Không khó để nhận ra phương pháp họ sử dụng rất phi khoa học, tư liệu họ
dùng để làm “bằng chứng” được ngụy tạo một cách tinh vi. Một thói quen hay gặp ở
các tác giả muốn “viết lại lịch sử” là thường nhấn mạnh các chi tiết riêng lẻ
mà không đặt chúng trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
Mới
đây, hội đồng phước tôn chỉ ra 7 “đại công lao” của Vua Gia Long. Dựa trên 7 đại
công lao này, hội đồng Nguyễn Phước tộc đề nghị ở Huế nên có 1 tên đường mang
tên Gia Long.
Hay
như, một người được coi là nhà sử học Nguyễn Phước Vĩnh Khánh (cháu nội 7 đời
vua Gia Long), cho biết ông mong muốn nhà nước Việt Nam tổ chức ngày lễ quốc
gia mừng vua Gia Long lên ngôi, lập ra nhà Nguyễn. Ngày lễ mang tên Hưng Quốc
Khánh Niệm diễn ra ngày 1/6 Dương lịch hàng năm. Theo đó, nhân dân cả nước sẽ
được nghỉ học nghỉ làm để nhớ về công ơn của Thế tổ Gia Long. Vì thế, quy mô của
ngày lễ quốc gia này tương đương với Giỗ tổ Hùng Vương.
Có lẽ,
hội đồng Phước tôn hay cá nhân “nhà sử học” Nguyễn Phước Vĩnh Khánh cố tình,
quyên rằng Nguyễn Ánh là một nhân vật lịch sử cõng rắn cắn gà nhà, cắt đất cho
ngoại bang.
Rõ
ràng, với một hiện tượng đáng báo động hiện nay là có một số kẻ suốt nhày chỉ
lăm lăm hạ bệ anh hùng dân tộc, khi chúng tìm mọi cách làm cho những anh hùng
trở thành bình thường hóa thậm chí là xuyên tạc công lao, trong khi tội nhân
dân tộc thì giờ lại tâng lên tầm thành anh hùng dân tộc.
Lịch sử
Việt Nam có những trang bi hùng. Nhiều lần đất nước bị kẻ thù xâm chiếm, tàn
phá, rồi bằng nỗ lực của toàn dân mà đất nước lại hồi sinh. Bối cảnh đó làm cho
nhiều giá trị văn hóa, nhiều tư liệu lịch sử bị hủy hoại, dẫn đến thực tế là không
phải giai đoạn nào cũng có tư liệu lịch sử phong phú, và lịch sử giai đoạn đó
được chép một cách đầy đủ, chính xác.
Nghiên
cứu để thấu suốt, nhận biết lịch sử ngày càng đúng đắn, sâu sắc hơn là yếu tố đầu
tiên quyết định giá trị của nghiên cứu, điều đó cần thiết cho hôm nay và cho cả
con cháu mai sau. Nhưng lịch sử cũng không cần và không chấp nhận việc “xét lại
lịch sử” với tầm nhìn hẹp, hoặc từ cái tâm thiếu trong sáng chỉ để đạt được một
đích của một số cá nhân hay một nhóm người nhất định./.
H.N11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét