Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA TOÀN DÂN


Qua theo dõi, trong 5 năm qua (2017-2022), Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, vẫn định kỳ ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu. Họ cho mình quyền, nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, vì đây là một trong những quyền cơ bản của mọi người, được Hiến pháp năm 1946 đến Hiên pháp năm 2013 khẳng định trên nguyên tắc hiến định.

Thực tế đã chứng minh, đó là ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày 03/9/1945 tại phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”. Ngày 14/6/1955, Người đã ký sắc lệnh 234/SL xác định “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của Nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ Nhân dân thực hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tôn giáo phải tuân theo pháp luật của nhà nước như mọi tổ chức khác của Nhân dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo gây rối loạn”. Người từng kêu gọi các tôn giáo hãy xóa bỏ hiềm khích, kỳ thị đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà, và lịch sử đã chứng minh, dù trong điều kiện khó khăn của đất nước, nhưng chức sắc các tôn giáo đồng bào có đạo giáo khẳng định rõ sự gắn bó đồng hành với dân tộc.

Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngay cả đối với những người bị giam giữ. Những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập ở Việt Nam cũng được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ hơn so với trước. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được phép mở rộng quan hệ quốc tế mà không có bất cứ trở ngại gì, những hoạt động tôn giáo tập trung đông người được Nhà nước cho phép tổ chức, có những sự kiện lên tới vài chục nghìn người, thậm chí hàng trăm nghìn người. Năm 2009, Nhà nước cho phép và hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 2.000 ni sư từ hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự sự kiện này. Năm 2011, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã đồng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức tại Đà Nẵng thu hút khoảng 20.000 người tham dự. Ngoài ra, buổi lễ cũng được tổ chức tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút hàng nghìn người tham dự. Năm 2012, tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục châu Á lần thứ X khai mạc, với hơn 200 giám mục trên khắp thế giới về dự. Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 500 năm Tin Lành cải cách, tại Hà Nội diễn ra sự kiện với khoảng hơn 20.000 người tham gia tại sân vận động Quần Ngựa.

Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được phép tham gia vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, được tham gia tư vấn, phản biện các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng. Việc xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có sự tham gia, đóng góp tích cực của tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Việc in ấn, xuất bản kinh sách tôn giáo rất thuận lợi, việc quy định tất cả kinh sách tôn giáo in tại Nhà xuất bản Tôn giáo để thống nhất quản lý không hề gây ra trở ngại gì đối với việc in ấn tài liệu của các tôn giáo. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các tài liệu tôn giáo từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng cũng không gặp trở ngại gì. Điều đáng nói là, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm các tôn giáo được đối xử một cách bình đẳng và các tôn giáo ổn định, đoàn kết trong một đất nước có sự đa dạng tôn giáo cao, bên cạnh đó còn có sự đa dạng về tộc người với những truyền thống lịch sử và văn hóa khác biệt. Đây phải được xem là một thành tựu quan trọng của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm có tính chất đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”.

Không chỉ ban hành chủ trương, chính sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên tổ chức gặp gỡ đại diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo.

Hiện nay, Việt Nam có 16 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) đã được công nhận tư cách pháp nhân. So với trước năm 2004, con số này tăng thêm 10 tôn giáo. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm và ngày càng mở rộng. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm, chăm lo đối với người dân theo đạo, điều này đã thể hiện rõ trong đời sống tôn giáo của tín đồ và mọi hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của con người đối với thế giới đối tượng thiêng và một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đặc biệt. Phải khẳng định ngay rằng, những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc của các thế lực thù địch là hết sức phi lý, với ý đồ mục đích xấu xa, nhằm tác động đến suy nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, nhằm tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Song, dù các thế lực thù địch có cố tình, xuyên tạc chống phá thế nào chăng nữa cũng không thể chia rẽ chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. Mỗi chúng ta cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc và thực sự tham gia có ích vào việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác tôn giáo. Tích cực tuyên tuyền, vận động, giải thích để gia đình, người thân và toàn thể quần chúng nhân dân hiểu, tin tưởng và cùng thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Kiên quyết, tích cực đấu tranh, vạch rõ tính chất phản động, xuyên tạc sai trái về tình hình dân tộc tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tin tưởng rằng với sự tham gia và phát huy trách nhiệm của toàn đảng Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị vấn đề dân tộc, tôn giáo sẽ không còn là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch có thể lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh, khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, khẳng định chính sách nhất quán, củng cố nềm tin tưởng  của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

LT11

 

TÀ ĐẠO - MIỀN ĐẤT HỨA CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CHỐNG PHÁ


Thời gian qua, hoạt động của các tà đạo đã tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn hóa và tình hình an ninh, trật tự ở một số địa phương. Một số tà đạo bị các thế lực thù địch, phản động lợi dụng kích động hoạt động chống chính quyền nhân dân; thuyết giảng “kinh sách” có nội dung phê phán, đi ngược lại với văn hóa truyền thống, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

          Thông qua nghiên cứu, ta có thể phân chia tà đạo thành hai nhóm chính: Nhóm thứ nhất có nguồn gốc hình thành liên quan đến các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, điển hình như các tà đạo: Tin lành Đề Ga, Hà Mòn, Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam, Bà Cô Dợ... có nguồn gốc và bản chất liên quan đến Tin lành; các tà đạo: Đạo Tràng Hương Quảng, Pháp môn Di Lặc, Bửu Tòa Tam giáo... có nguồn gốc và bản chất gắn với Phật giáo, Đạo giáo. Nhóm thứ hai có nguồn gốc từ nước ngoài truyền vào Việt Nam, như: Thanh Hải Vô Thượng sư, Pháp Luân Công, Canh tân đặc sủng... Nhóm này mang tính lai tạp giữa một số tôn giáo khác nhau, như: Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên dù thuộc nhóm nào thì đặc điểm chung của các tà đạo này luôn tự coi mình là một tổ chức tôn giáo; giáo lý của họ chỉ là sự vay mượn hay chính xác hơn là xuyên tạc, bóp méo giáo lý của các tôn giáo khác theo hướng mê tín dị đoan để phục vụ cho ý đồ của những kẻ cầm đầu.

          Từ thực tiễn hoạt động của các tà đạo trong thời gian vừa qua, để ngăn chặn, đẩy lùi và triệt tiêu các tà đạo này, chúng ta cần làm tốt một số nội dung sau:

          Một là: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đặc biệt, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, làm cho người dân hiểu rõ đâu là chính đạo, đâu là tà đạo, tác hại của các tà đạo đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân và toàn xã hội. Từ đó tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động của các tà đạo.

          Hai là: Làm tốt công tác xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, lành mạnh cho mọi người dân nhằm tạo “sức đề kháng”, “miễn dịch” mạnh mẽ trước hoạt động của các tà đạo. Đây là một nội dung mang tính then chốt mà chung ta cần quan tâm thực hiện, bởi khi người dân có được cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, lối sống lành mạnh thì đó chính là bức tường thành vững chắc ngăn không cho các tà đạo bám rễ và phát triển được.

          Ba là: Thực hiện “3 bám, 4 cùng, 5 có” với nhân dân để bám nắm địa bàn cũng như nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, từ đó có các biện pháp, cách thức đúng đắn trong xây dựng và phát triển địa bàn. Chủ động triển khai nắm tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, hoạt động lôi kéo, thu hút người tham gia các hội nhóm tà đạo để triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh.

          Bốn là: Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định ANCT-TTATXH tại địa phương, làm tốt công tác nắm tình hình, giải quyết có hiệu quả tình hình nổi lên liên quan đến AN-TT, an ninh nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, luôn nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các tai, tệ nạn xã hội, các hành vi lợi dụng tự do, dân chủ, dân tộc, tôn giáo.

          Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; coi trọng chính sách đoàn kết, hòa hợp giữa các tôn giáo; đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng; bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Do đó, việc xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như việc tuyên truyền các tà đạo vào đời sống nhân dân nhằm gây mê tín dị đoan, lôi kéo, kích động Nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương là việc nên làm và cần làm để giữ gìn sự chính thống của các tôn giáo.

                                                                             BT11

 

 

 

 

 

 

SỰ VU CÁO TRẮNG TRỢN VÀ Ý ĐỒ ĐEN TỐI CỦA VIỆT TÂN ẨN SAU CÁI GỌI LÀ "BẠO LỰC CỦA CÔNG AN VIỆT NAM"


 

          Ngày 06/10/2022, trên trang Facebook "Việt Tân" có đăng bài về việc mời tham gia cái gọi là DIỄN ĐÀN THÂN HỮU VIỆT TÂN với chủ đề "TỪ BẠO LỰC CÔNG AN TỚI VIỆC CSVN MUỐN XIN VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LHQ"

                Nhắc tới tính bạo lực của lực lượng cảnh sát, chắc hẳn không cần phải bàn cãi nhiều, mọi người đều biết rằng cảnh sát Mỹ. Để dễ dàng hình dung, chúng ta hãy làm một phép tính so sánh đơn giản: Theo The Washington Post, trong các trường hợp tử vong do bàn tay cảnh sát có một nửa là người Mỹ gốc Phi. Hơn nữa, trong số những người thiệt mạng khi không mang theo vũ khí thì 2/3 đối tượng là người da đen hoặc Mỹ Latinh; Tỷ lệ các vụ nổ súng gây tử vong của cảnh sát Mỹ cao gấp 18 lần so với cảnh sát Đan Mạch và 100 lần so với cảnh sát Phần Lan, chưa kể việc cảnh sát Mỹ nổ súng gây tử vong thường xuyên hơn so với cảnh sát tại Pháp, Thụy Điển và các nước châu Âu khác.

          Vậy với lực lượng công an Việt Nam thì sao? Chúng ta hiếm khi thấy được các vụ việc nổ súng của lực lượng Công an Việt Nam, trừ trường hợp bất khả kháng, khi đó là những đối tượng cực kỳ nguy hiểm và manh động, và tuyệt nhiên sẽ không bao giờ có vụ việc như cái chết George Floyd (công dân da đen bị cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ ghì cổ đến chết), hay Jayland Walker (người da màu 25 tuổi, trúng ít nhất 60 viên đạn trong cuộc truy đuổi của cảnh sát, thành phố Akron, bang Ohio, Mỹ

          Không hiểu Viêt Tân sẽ thống kê các vụ nổ súng gây chết người của Công an Việt Nam theo cách nào? Phải chăng là vụ việc Công an Việt Nam nổ súng tiêu diệt Lê Đình Kình, kẻ được Việt Tân giật dây và là người trực tiếp điều hành việc thiêu sống 3 chiến sĩ công an Việt Nam trên đường tiếp cận, vận động chúng đầu hàng??? Và liệu Việt Tân có đưa ra những con số thống kê về những người chiến sĩ công an đã hi sinh thân mình bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân như trường hợp 3 chiến sĩ cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã hi sinh vào ngày 01/8 vừa qua trong khi cứu người dân thoát khỏi lưỡi hái tử thần?

          Xét cho đến cùng, chẳng qua cái gọi là DIỄN ĐÀN THÂN HỮU VIỆT TÂN cũng chỉ là mấy trò câu like, câu view rẻ tiền, hòng tăng lượt tưởng tác, lấy lòng "ông chủ lớn" của Việt Tân, và phần nào đó thổi phồng lên cái gọi là "bạo lực" của công an Việt Nam nhằm bôi nhọ hình ảnh người chiến sĩ công an nhân dân lừa phỉnh một bộ phần kiều bào ta ở hải ngoại. Hi vọng, những người Việt Nam có lương tri hãy tỉnh táo, tiếp nhận thông tin có chọn lọc để tránh không bị kẻ xấu lợi dụng, biến mình thành công cụ phục vụ cho mục đích đê hèn của chúng./.

DD11

 

SỰ PHI LÝ, PHẢN ĐỘNG CỦA LUẬN ĐIỆU “NHÂN QUYỀN CAO HƠN CHỦ QUYỀN”

  

Thời gian qua, cùng với việc xuyên tạc, vu cáo, bóp méo tình hình đời sống dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, các thế lực thù địch còn đẩy mạnh tuyên truyền nhiều luận điệu phản khoa học, phi thực tế như “nhân quyền tối thượng”, “nhân quyền toàn cầu”, “nhân quyền không biên giới”,… Theo đó, nhân quyền đã thực sự trở thành một “vũ khí” chống phá hết sức nguy hiểm mà kẻ thù tìm mọi cách lợi dụng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, núp dưới danh nghĩa những “nhà nhân quyền”, “nhà dân chủ”, các thế lực phản động ra sức cổ vũ, ủng hộ cho “tự do nhân quyền”, “tự do ngôn luận”,… Vậy thực chất của cái gọi là “nhân quyền cao hơn chủ quyền” là gì? Phải chăng trong thế giới hiện nay, “nhân quyền cao hơn chủ quyền” hay “quyền con người” cao hơn chủ quyền thiêng liêng của quốc gia, dân tộc? Đây là luận điểm thực sự vì con người hay chỉ là một “thủ đoạn chính trị” của các thế lực thù địch?

Trước hết, cần khẳng đình rằng mỗi con người ở từng quốc gia luôn cùng lúc chịu tác động và phải giải quyết hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ về nhân quyền và quan hệ về chủ quyền quốc gia. Đây là hai mối quan hệ cơ bản cùng đồng thời tồn tại song lại không cùng “hệ quy chiếu”, không cùng tuyến tiếp cận nên không thể so sánh cái này cao hơn hoặc cái kia cao hơn. Do vậy, sẽ hoàn toàn khiên cưỡng, phản khoa học, phi thực tế khi cố tình đưa chủ quyền đặt cạnh nhân quyền, coi “nhân quyền” cao hơn, “chủ quyền” thấp hơn,…

Nhân quyền là giá trị được hình thành trong thực tiễn lịch sử đấu tranh xã hội và cải tạo tự nhiên của nhân loại. Nội dung cốt lõi nhất của nhân quyền là bảo đảm những quyền cơ bản của con người như quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, tự do đi lại và cư trú, tự do hội họp và lập hội, quyền sở hữu, quyền tham gia chính quyền, quyền được hưởng giáo dục miễn phí,... Tôn trọng nhân quyền là quan tâm, chăm lo, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để mỗi người có thể thực hiện đầy đủ những quyền cơ bản đó. Một xã hội phát triển toàn diện là xã hội thực sự tôn trọng nhân quyền, đề cao quyền con người.

Chủ quyền, chủ quyền quốc gia là thuật ngữ dùng để chỉ quyền làm chủ thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập, được thể hiện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Ở Việt Nam, vấn đề chủ quyền đã luôn được cha ông ta khẳng định và bảo vệ. Chủ quyền lãnh thổ nước ta hiện nay chính là kết quả lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc, là thành quả đấu tranh cách mạng được đánh đổi bằng máu xương và tính mạng của biết bao thế hệ, là kết tinh nghị lực, ý chí, sức mạnh và lòng tự tôn dân tộc.

Từ sự phân tích ở trên có thể nhận thấy vị trí, ý nghĩa của vấn đề nhân quyền và vấn đề chủ quyền quốc gia. Do vậy, xét đến cùng. luận điểm "nhân quyền hơn chủ quyền” không gì khác chính là biểu hiện cụ thể của tư tưởng thực dụng, của chủ nghĩa cá nhân; đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Những người đưa ra và lớn tiếng ủng hộ cho luận điểm này đã cố tình bỏ qua sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích đất nước và lợi ích cá nhân, giữa nhân quyền và chủ quyền. Thử hỏi nếu chủ quyền của một quốc gia, dân tộc bị xâm phạm, bị chà đạp thì nhân quyền ở quốc gia, dân tộc đó có còn được bảo đảm? Câu trả lời đương nhiên sẽ là “Không”! Và, nếu khi đã không còn chủ quyền quốc gia, dân tộc thì căn cứ vào đâu để xác định sự tồn tại của quốc gia, dân tộc đó? Căn cứ vào đâu để đề cập vấn đề nhân quyền của những cá nhân trong quốc gia, dân tộc đó?

Rõ ràng, nhân quyền chỉ có thể được thực hiện một cách đầy đủ trên cơ sở chủ quyền đất nước được giữ vững. Nếu chủ quyền đất nước không còn toàn vẹn thì không thể và không bao giờ bảo đảm được nhân quyền cho mỗi công dân. Giữ vững chủ quyền là cơ sở tiên quyết để thực thi nhân quyền. Không có một quốc gia nào chỉ vì nhân quyền mà xem nhẹ, bỏ qua, thậm chí là “hy sinh” chủ quyền của quốc gia, dân tộc.

Lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta cũng chính là bài học vô cùng quý báu về mối quan hệ giữa chủ quyền và nhân quyền. Đối với người Việt Nam, nhân quyền, trước hết là quyền dân tộc tự quyết, là độc lập dân tộc. Truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc cũng như kinh nghiệm đấu tranh cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng đã cho thấy: “nước mất, nhà tan”, khi đất nước bị xâm lăng thì không bao giờ có được nhân quyền. Bởi thế, mọi thế hệ người Việt Nam luôn ý thức rất rõ: mất nước là mất tất cả. Thực tế ở Việt Nam, đấu tranh giải phóng dân tộc, giữ vững chủ quyền lãnh thổ luôn là điều kiện tiên quyết để bảo vệ và phát triển nhân quyền. Nhân quyền chỉ có thể thực thi trọn vẹn khi đất nước được độc lập, tự do. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát một chân lý bất hủ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”./.

NT11

 

CẦN CÂU CƠM CỦA NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG


Theo thống kê của cơ quan chức năng thì hiện nay đã và đang có gần 400 tổ chức phản động trong và ngoài nước chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một lũ rác rưởi theo chân bọn bán nước để kiếm ăn với một số liệu đông đảo hơn nhiều. Nghề của chúng là bôi nhọ lịch sử, xuyên tạc sự thật, chửi bới đồng bào và bôi xấu đất nước, chúng là nỗi nhục của người Việt Nam. “Phản động” là một nghề hèn hạ

          Những kẻ phản động, chống đối là những kẻ bất đồng về hệ tư tưởng, quan điểm chính trị. Chúng luôn cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thực tiễn và chủ nghĩa xã hội là một cái gì rất ảo, chỉ có dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì cuộc sống của con người mới tiến bộ và sống theo đúng nghĩa. Chúng bám vào sai sót nhất định trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước của các cán bộ, đảng viên ở cơ sở và những tồn tại bất, cập trong nội bộ Đảng ta

          Không chỉ vậy, không ít kẻ làm nghề phản động là những người “có máu tham lam chính trị”, tham lam quyền lực, có tham vọng nhưng do không muốn và không đủ ý chí phấn đấu bằng con đường chính đáng nên đã chọn cách bất lương và nhục nhã nhất để cầm được những đồng tiền dơ bẩn, bằng cách đầu quân cho các tổ chức phản động hoặc câu kết, móc nối với các đối tượng phản động, tiêu cực, bất mãn, cơ hội chính trị với mong muốn được “đổi đời” một cách nhanh chóng.

          Thực chất, mầm mống sinh ra “nghề phản động” chỉ đơn giản vì tiền. Xuất phát từ lợi ích vật chất từ việc làm phản động, không ít những người tham gia phản động cho rằng đây là một cái “nghề” kiếm sống. Điều này nghe có vẻ rất vô lý nhưng lại vô cùng có lý. Thực tế, có rất nhiều tổ chức phản động, chống đối được thành lập ra là để nhằm mục đích “câu tiền” từ các thế lực thù địch bên ngoài, các đối tượng tham gia các tổ chức phản động hoặc làm việc phản động cũng chỉ vì muốn có tiền; không sai đâu, sau khi hoàn thành việc làm phản động được các tổ chức phản động giao (ví dụ như kích động biểu tình; soạn thảo, tuyên truyền, phát tán những tài liệu chống Đảng, Nhà nước; xuyên tạc lịch sử Việt Nam; bôi nhọ danh dự, uy tín của các đồng chí cán bộ chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước…), thì một người có thể nhận được số tiền rất hậu hĩnh mà lại rất đơn giản. Cái giá vài trăm nghìn USD cho một bài viết có nội dung chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay là vài nghìn USD cho một hoạt động kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự là một điều rất khó cưỡng lại và đã có rất nhiều người thiếu hiểu biết hoặc cố ý đã chọn cái “nghề” này để kiếm tiền. 

Suy cho cùng, chính lòng hám lợi và ý thức chống đối nhen nhóm trong tư tưởng đã đẩy những con người này quay lại chống phá đất nước, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.

          Bản chất của những kẻ làm “nghề phản động”

Thế đấy. những nhà Dân chủ, những “nhà tự do” và những đảng phái đối lập vẫn thuê những con người đó phục vụ cho chặng đường “cứu cuốc” mà họ đang theo đuổi. Không chỉ vậy, những cặn bã trong cộng sản, kẻ đã bị trục xuất vì kém tài, thất đức cũng được trưng dụng. Trưng dụng bởi chúng có cái mác từng đứng trong hàng ngũ nọ, hàng ngũ kia, có cái mác học hành này khác…Rồi những kẻ cuồng dâm, vô văn hóa cũng được trưng dụng, được có công ăn việc làm. Những kẻ đó là những kẻ thô tục, lưu manh, mở miệng ra là nói những lời bậy bạ, chửi đổng không có suy nghĩ. Vốn tưởng những kẻ đó chẳng có thể làm gì khác kiếm sống ngoài việc róc lưng trần phơi thân bán sức. Nhưng vốn vô đạo đức lại lười lao động, những kẻ đó đã tìm kiếm những cơ hội việc làm nhàn hạ mà phát huy được sở trường chửi rủa.

          Nói tóm lại, hầu hết các tổ chức phản động do những kẻ ngông cuồng, tham lam và ảo tưởng cầm đầu, được lập nên chỉ nhằm mục đích lừa đảo, ăn chặn tiền của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Các đối tượng tham gia phản động cũng chỉ vì muốn có tiền theo cách nhàn hạ, không muốn làm ăn chân chính vì sợ vất vả, cực nhọc nhưng lại muốn hưởng thụ mà chọn làm “nghề phản động”.

Hằng ngày, những người dân vẫn tin tưởng vào lãnh đạo, vào Đảng, vào chính quyền, lao động miệt mài bằng chính sức mình để làm nên cuộc sống tốt đẹp. Những giọt mồ hôi chân chín đổ xuống để mang thành quả lao động về dựng xây Tổ quốc…

QB11

NGOẠI GIAO VIỆT NAM - NÂNG TẦM VỊ THẾ QUỐC GIA


Thời gian qua, ngoài những thông tin đầy tính bất ổn như Triều Tiên, Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục chương trình hạt nhân với hàng loạt vụ phóng tên lửa; tình hình Nga - Ukraina tiếp tục leo thang căng thẳng thì cuối cùng cũng có thông tin cảm thấy ấm lòng đó là thông tin “Việt Nam được Đại hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc bầu chọn là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025”.

Có thể thấy rằng, trong tổng số hơn 200 quốc gia là thành viên Liên hợp quốc thì Việt Nam trở thành 01 trong 14 quốc gia được bầu là thành viên Hội đồng Nhân Quyền, là đại diện duy nhất của ASEAN và là 01 trong 7 thành viên ứng cử của nhánh Châu Á - Thái Bình Dương. Thông tin này không chỉ khẳng định chắc nịch đối với cộng đồng thế giới về tính minh bạch trong nhân quyền tại Việt Nam mà cũng là “cú tát” vào hàng loạt các tổ chức phản động, cơ hội chính trị đang hằng ngày tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Ở một khía cạnh khác, nhìn sâu xa từ sự kiện này có thể khẳng định rằng: Đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam đang đi đúng hướng, thể hiện nghệ thuật ngoại giao của Việt Nam và khẳng định vị thế của Việt Nam đang tiếp tục lên một tầm cao mới. Tổ chức Liên hợp quốc suy cho cùng cũng là nơi tổng hoà các mối quan hệ trong hệ thống các nước trên thế giới. Như vậy dù anh có làm tốt (Một điều chắc là trong hàng chục ứng viên thì tất cả đều đang làm tốt về chính sách Nhân quyền) nhưng anh lại không có mối quan hệ tốt đẹp, sâu sắc với các nước, không mềm dẻo trong mọi vấn đề xảy ra trên thế giới, không bày tỏ quan điểm xuyên suốt trong cả quá trình ngoại giao (tính trung thực) thì có lẽ các nước trong Hội đồng bảo an cũng khó “xuống vé”. Với triết lý “Ngoại giao cây tre” như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, Việt Nam đang được bạn bè quốc tế tôn trọng, coi trọng và đang là địa chỉ tin cậy để các nước triển khai các hoạt động đối ngoại về cả chính trị, văn hoá và kinh tế. Chẳng thế mà tại Hội nghị CICA tổ chức tại Kazakhstan trong tuần qua, trước bối cảnh các nước phương Tây và Nga đang có sự xung đột, đối đầu mạnh mẽ.

Tựu chung lại, Việt Nam đang ở thời đại mà vị thế, uy tín chưa từng có. Chính vì vậy, là công dân của nước Việt Nam, mỗi chúng ta hãy ý thức việc đó và cố gắng làm, cống hiến những điều giúp đất nước phát triển; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi luận điệu xuyên tạc về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo vệ thành quả cách mạng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Tổ quốc Việt Nam thân yêu./.

LV11

 

 

 

 

 

CHIÊU TRÒ “ĐỔ LỖI TẠI CHẾ ĐỘ”


Ai cũng biết rằng, mỗi người chúng ta không một ai là hoàn hảo cả, có mặt được mặt chưa được, có cái tốt cái xấu. Ở phạm vi hẹp như một cá nhân còn phải không ngừng phấn đấu hoàn thiện mình, khắc phục những cái chưa được để trở nên tốt hơn thì việc một đất nước với diện tích rộng, dân số đông và đủ các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội xuất hiện một sự việc, hiện tượng nào đó còn tồn tại, bất cập là điều hết sức bình thường. Nhưng với các nhà “dân chủ”, các thế lực thù địch đã sẵn bản chất xuyên tạc, chống phá thì luôn hướng lái những sự việc ấy theo hướng tiêu cực, luôn đổ lỗi cho chế độ, mà cụ thể là đổ lỗi cho cho vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục đích của chúng không gì khác ngoài bêu xấu, hạ uy tín, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Nhìn rộng ra các nước trên thế giới, nơi mà các nhà “dân chủ” trong nước vẫn cho rằng là văn minh, là tân tiến thì việc phân biệt chủng tộc, xâm hại phụ nữ, trẻ em hay xả súng làm hàng chục người chết… vẫn hiện hữu và có chiều hướng ngày càng phức tạp hơn. Thế nhưng, chẳng hiểu tại sao những vụ việc chấn động tại các quốc gia văn minh ấy chưa bao giờ được xem là nghiêm trọng, là do bản chất chế độ. Còn ở nước ta thì lại khác, có vụ việc, hiện tượng gì xấu bọn chúng cũng đổ tại “chế độ cộng sản” cả. Lấy ví dụ một vụ việc “nóng” thời gian gần đây để chứng minh: Lợi dụng đoạn clip một Phó ban đại diện phụ huynh có những lời lẽ “xúc phạm, phân biệt đối xử” với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn thì dưới cách giật tít, hướng lái theo hướng tiêu cực của các trang mạng phản động, chống phá, các nhà “dân chủ”  nó được quy về nguyên nhân là tại “chế độ XHCN”, tại “chế độ CS” mà quên rằng tại xứ dân chủ, thiên đường nào đó các vụ xả súng tại trường học vẫn xảy ra, gây hậu quả còn nghiêm trọng hơn về tính mạng con người. Những vụ việc nghiêm trọng như vậy mà chúng cứ giả đò không biết, giả đò ngó lơ như điếc như mù.  

Nhìn lại cơ đồ của Việt Nam hiện nay để thấy chế độ này đã làm được gì, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân, đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bật, thay da đổi thịt từng ngày để trở thành điểm sáng về tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19. Thế nên, đừng lợi dụng những vụ việc, hiện tượng nhất thời để quy chụp rằng là bản chất của chế độ, chiêu trò này đã cũ và nhàm chán lắm rồi, nó chỉ thể hiện sự yếu kém và bất lực của bản thân mà thôi.

Là công dân của nước Việt Nam chúng ta cần nhận thức rõ những luận điệu xuyên tạc, chống phá nhằm kích động, gây chia rẽ. Thường xuyên quán triệt, nắm chắc các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và về vấn đề đất đai nói riêng, từ đó nhận thức đúng, hành động đúng. Làm cơ sở tham gia góp phần tuyên truyền, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch. Góp phần bảo vệ, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, giữ vững an ninh quốc gia, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và thành quả của công cuộc đổi mới./.

LV11



ÂM MƯU XUYÊN TẠC Ý NGHĨA CHUYẾN THĂM TRUNG QUỐC CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG


Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức tại Trung Quốc từ ngày 30/10 đến 02/11/2022. Hàng loạt các phương tiện thông tin truyền thông, trang báo, kênh truyền thông trên mạng xã hội trong và ngoài nước đưa tin về chuyến thăm này. Hầu hết các chuyên gia ngoại giao nhận định đây là chuyến thăm hết sức đặc biệt, khẳng định vị thế của Việt Nam đang thực sự lớn mạnh, thể hiện sự coi trọng, quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trong bối cảnh một số khu vực trên thế giới đang có những xung đột phức tạp. Đặc biệt sự đối đầu giữa Phương Tây và Nga, quan hệ giữa Mỹ - Trung Quốc trước vấn đề Đài Loan thì Việt Nam luôn chọn cho mình một phong cách ngoại giao đặc trưng - Ngoại giao Cây Tre.

Nói về Trung Quốc, dưới thời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc đúng nghĩa với thành tựu trở thành nền kinh tế số 1 thế giới. Vị thế của Trung Quốc ngày nay không quốc gia nào có thể phủ nhận. Ngay sau Đại hội Đảng của Trung Quốc được tổ chức, Tổng bí Thư, Chủ tịch nước của Trung Quốc Tập Cận Bình tái đắc cử và điều đầu tiên vị Nguyên thủ này làm trong nhiệm kỳ mới là lời mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm. Có thể thấy, lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định chắc nịnh “Trung Quốc xem Việt Nam là một quốc gia quan trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hơn nữa giữa hai đảng” .

Tuy nhiên, như thường lệ, trước ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chuyến thăm này, hàng loạt các trang nhóm tổ chức phản động, khủng bố như Việt Tân, Chân trời media… lại đi ngược với sự thật, xuyên tạc về ý nghĩa của chuyến thăm này. Có thể thấy những luận điệu hết sức phi lý, mang đậm tính “hằn học”, “hận thù”, đi ngược với sự phát triển của nhân loại, cho rằng chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là “diện kiến”, “chầu”, “triệu tập”. Có thể thấy rõ mục đích của Chúng là hạ uy tín của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhưng có lẽ các tổ chức này quên rằng: Dưới thời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Cụ Tổng cũng đã có những chuyến thăm đặc biệt quan trọng khác đối với các nước Phương Tây như chuyến thăm lịch sử đến Wasington – Mỹ dưới thời Tổng thống Black Obama năm 2015; năm 2013 là chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ và Liên minh châu Âu, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Italy, thăm chính thức Vương quốc Anh. Kết quả của các chuyến thăm đó thì chúng ta đều biết, vị thế đất nước đi lên, hàng loạt các dự án của Phương Tây được triển khai tại Việt Nam và chính trị, kinh tế của chúng ta có sự phát triển vượt bậc như ngày nay.

Nói thêm rằng, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn chọn một nền ngoại giao trung lập, với triết lý “Ngoại Giao Cây Tre” thì những chuyến thăm các nước của các nguyên thủ Việt Nam luôn mang tinh thần hoà bình, tôn trọng, hợp tác, cùng phát triển và chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh đang diễn ra cũng sẽ mang những ý nghĩa đó. Sau chuyến thăm, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn sẽ ngày càng gắn kết, đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển vượt bậc./.

PD11

 

Nhận diện và phản bác các luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng


          Như chúng ta đã biết, ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, công nghệ thông tin (CNTT), mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tik Tok..) trở thành một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, tổ chức. Chúng ta thử hình dung trong 1 ngày nếu chúng ta không dùng mạng xã hội, mạng internet không có thì đã thấy lạc hậu về thông tin như thế nào, chưa kể các tiện ích phục vụ cuộc sống như thanh toán, liên lạc….. Tuy nhiên, cùng với những tiện ích mang lại của nó thì không gian mạng cũng song hành đưa đến cho mỗi chúng ta những thông tin, những giá trị không thực, không được kiểm chứng, kể cả những thông tin độc hại, sai lệch đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết chọn lọc để tiếp nhận.

          Trên mặt trận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cũng không phải là ngoại lệ, không gian mạng cũng đem lại nhiều thách thức, như chúng ta đã biết, để tuyên truyền những quan điểm sai trái, các thế lực thù địch ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau, hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối tượng trẻ. Cụ thể nhận diện qua:

          Mục tiêu: Mục tiêu việc chống phá là đả kích nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc lý lịch, thân thế sự nghiệp các lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước để đi đến phủ nhận con người, phủ nhận hệ tư tưởng mác xít và vai trò lãnh đạo của Đảng. Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân để thông qua đối tượng này trực tiếp phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

          Về hình thức và phương tiện: Với sự phát triển của khoa học công nghệ, nền tảng mạng xã hội thì hình thức và phương tiện tuyên truyền của các thế lực thù địch ngày càng phong phú và đa dạng, trong đó chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội, duy trì sử dụng hàng chục đài phát thanh chương trình Việt ngữ, hàng trăm báo, tạp chí, nhà xuất bản tiếng Việt, hàng ngàn website, blog, lập nhiều trang Website giả danh, tác phẩm văn học …  thông qua đó để liên tục phát tán những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân.

          Thời điểm: Lợi dụng các sự kiện chính trị – xã hội “nhạy cảm” như: việc bắt, xử lý số cán bộ cao cấp về tội tham nhũng; xét xử số đối tượng chống đối vi phạm pháp luật, hoặc trước và sau các kỳ Đại hội các cấp

          Đối tượng hướng đến: Hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực phản động chủ yếu là hướng đến trí thức, văn nghệ sĩ; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ hưu trí, cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên; người lao động… Hoặc móc nối, lôi kéo các đối tượng cơ hội chính trị có cả cán bộ đương chức, có tướng lĩnh đã nghỉ hưu và thành phần chống đối trong trí thức, văn nghệ sĩ tăng cường chống Đảng, cổ xúy cho “dân chủ tư sản”, “xã hội dân sự”, “xã hội dân chủ”

          Thấy rõ được âm mưu này, Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt. Trong các Văn kiện Đại hội, Đảng ta đều nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, quan điểm của Đảng. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (năm 1994) của Đảng đã xác định “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là một trong bốn nguy cơ. Đại hội VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch”. Đại hội IX của Đảng khẳng định phải “Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch”. Với tinh thần đó, Đại hội X của Đảng đã yêu cầu “chủ động và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần làm thất bại mọi mưu toan “diễn biến hòa bình,” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.

          Cùng với đó, Đảng ta đã kịp thời nhận định và đề ra giải pháp tại nhiều Chỉ thị, nghị quyết của Đảng như:

          Tại Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) ngày 01/8/2007 của Đảng ta đã nhận định “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả, làm giảm sức chiến đấu của Đảng và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả trong những lực lượng nòng cốt, gắn bó với Đảng, với chế độ, đã phát sinh một số vấn đề tư tưởng, tâm trạng bức xúc, đáng lo ngại, ảnh hưởng tới tính đồng thuận xã hội. Các phần tử cơ hội chính trị trong nước móc nối với thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài xuyên tạc, vu cáo, chống phá quyết liệt Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng”. Từ đó yêu cầu: “Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa ở cả Trung ương, các ngành, các cấp”.

          Nghị quyết Trung ương 9, khóa X, ngày 02/2/2009 “Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng” cũng đã nhấn mạnh: “Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng”.

          Đến Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khoá XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

          Như vậy, chúng ta có thể thấy đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch trên không gian mạng để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp thiết trong tình hình hiện nay và cũng là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài đối với mỗi đảng viên, tổ chức Đảng và toàn hệ thống chính trị. Đối với mỗi đảng viên, học viên Học viện Chính trị nói chung, cán bộ, đảng viên lớp CH TLH 2022 cần phải có trách nhiệm góp phần cùng toàn Đảng và hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

          Đối với mỗi cán bộ, đảng viên:

          Không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và lý luận chính trị từ đó trang bị cho mình thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng từ đó tạo cho mình sức “đề kháng” mạnh mẽ cũng như tiếp nhận một cách có chọn lọc trước những thông tin, luận điệu xuyên tạc, thù địch và vận dụng những kiến thức và lý luận của mình để phản bác lại.

          Mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt vai trò gương mẫu, nêu gương trong cuộc sống, công tác và sinh hoạt Đảng, theo tôi đây là phương thức đấu tranh phù hợp nhất mà mỗi cán bộ, đảng viên có thể thực hiện vì hơn ai hết mỗi quần chúng, nhân dân đều soi xét, đánh giá vào chính bản thân cán bộ, đảng viên, lãnh đạo như là tấm gương phản chiếu “nền tảng tư tưởng của Đảng”.

          Sử dụng, khai thác mạng xã hội một cách hợp lý trên cơ sở xem mạng xã hội như một công cụ để thu thập thông tin, tích luỹ kiến thức phục vụ công tác và cuộc sống chứ không phải và phương tiện để đưa ra quan điểm, nhận định cá nhân.  

ĐL11

 

NHẬN DIỆN CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG TÌNH HÌNH MỚI


Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những biến động to lớn, diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực và mọi quốc gia, dân tộc. Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự bùng nổ của internet – mạng xã hội và những khó khăn, thách thức của đất nước ta, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống Đảng và Nhà nước ta.

Để đấu tranh hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới, trước hết chúng ta cần nhận diện thấu đáo những âm mưu, thủ đoạn chống phá. 

Thứ nhất, nội dung, phương thức, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc, xảo quyệt.

Nhằm kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong và tạo dựng “ngọn cờ” xây dựng, quy tụ lực lượng, các thế lực phản động, thù địch luôn tìm mọi “mưu ma chước quỷ” móc nối, xâm nhập vào nội bộ của ta, tìm cách phân hóa tổ chức, lôi kéo, mua chuộc các phần tử thoái hóa biến chất, bất mãn, cơ hội chính trị. Trong tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, để tăng thêm hiệu ứng của các thông tin sai trái, chúng chú trọng tập hợp, trích dẫn các ý kiến trái chiều, đi ngược chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước với những “nhãn mác tự phong” như “nhân sĩ, trí thức yêu nước”, “tâm huyết, trách nhiệm vì nhân dân”… Đây là chiêu bài chống phá từ bên trong kết hợp với bên ngoài nhằm từng bước làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Chúng triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội, nhất là vào những thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước để phát tán thông tin xuyên tạc, chống phá, bằng nhiều chiêu thức mới với phương châm “hư hư, thực thực”, “mưa dầm thấm lâu”, “nói nhiều rồi sẽ tin”…, núp dưới những chiêu bài “góp ý”, “kiến nghị, đề nghị”, “thư ngỏ”…

Cùng với phủ nhận, hạ bệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, chúng còn trắng trợn bịa đặt, vu cáo Đảng, Nhà nước và các cơ quan pháp luật “vi phạm tự do, dân chủ, nhân quyền”; kích động gây dư luận xấu, tạo mâu thuẫn xã hội; gửi thư kiến nghị đến các tổ chức nhân quyền thế giới yêu cầu can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam; triệt để tán dương, cổ vũ các hành động, hành vi trái pháp luật của những phần tử chống đối; tạo dựng các video clip, phóng sự có giao diện giống của Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo, đài địa phương để “dẫn dụ” tâm lý tò mò của nhiều người…

Bằng những hình thức tinh vi, chúng triệt để lồng ghép những quan điểm sai chống phá thông qua tổ chức các “hội thảo khoa học”, diễn đàn, sinh hoạt hội, nhóm; cài cắm lực lượng – núp bóng các tổ chức phi chính phủ và dưới danh nghĩa “hỗ trợ nhân đạo” đi đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền mị dân, kích động, lôi kéo người dân vào những mưu đồ đen tối; truyền đạo, lập đạo trái phép, tuyên truyền mê tín dị đoan; dùng các “mồi nhử” kinh tế; giả danh cán bộ để lừa dối, tán phát các luận điệu sai trái, phản động.

Thứ hai, chúng tập trung, quyết liệt chống phá trên mặt trận chính trị, tư tưởng; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Chúng tìm mọi cách phủ nhận bản chất cách mạng khoa học, nội dung cơ bản và giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác- Lênin, coi tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt nam, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin. Bịa đặt, vu cáo Đảng, Nhà nước ta “du nhập chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam gây ra chiến tranh, nội chiến tương tàn”, “trung thành quá lâu với chủ nghĩa Mác – Lênin”, “tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho đất nước chậm phát triển, nhân dân nghèo đói”. Chúng xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rêu rao rằng “Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải nhà tư tưởng mà chỉ là nhà hoạt động thực tiễn nên không có tư tưởng Hồ Chí Minh”…

Đặc biệt, lợi dụng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ các cấp bị xử lý theo Điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước, chúng quy chụp bản chất chung của cán bộ, đảng viên là tham nhũng, tha hóa, biến chất, “bán nước, hại dân”, hòng tạo dựng nhận thức sai lệch, hoài nghi, dao động, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Từ đó, gieo rắc ngờ vực, chia rẽ nội bộ, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với uy tín, vai trò lãnh đạo Đảng và sự quản lý của Nhà nước; ca tụng, khuếch đại chủ nghĩa tư bản mà chúng cho là “thiên đường của tự do, dân chủ, nhân quyền”.

Việc Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực bị chúng “vin” vào để thổi phồng sai lầm, khuyết điểm; bịa đặt, vu cáo Đảng ta “đấu đá, thanh trừng nội bộ”; đơm đặt, bôi nhọ danh dự, uy tín của các lãnh đạo cấp cao…

Chúng mượn danh “dân chủ, nhân quyền, tự do, tín ngưỡng tôn giáo” để xuyên tạc, tạo các điểm nóng, kích động bạo động; kêu gọi “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”; cổ súy lối sống thực dụng, phản động, bạo lực, khuếch đại cái gọi là “tự do, dân chủ, nhân quyền” của phương Tây; rêu rao, công kích nền báo chí cách mạng của Việt Nam thiếu “tự do ngôn luận, tự do báo chí”; truyền bá các sản phẩm văn học, âm nhạc, báo chí phản động, kích động hận thù…

Việc nhận diện các quan điểm, sai trái, thù địch trong tình hình mới là hết sức cần thiết, là cơ sở để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, phản bác có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá trong tình hình mới.

DM11

LÀM RÕ MỘT SỐ THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG CÁC VẤN ĐỀ TÔN GIÁO ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA HIỆN NAY

 

Hiện nay, trên cả nước có 25.000 cơ sở thờ tự tôn giáo với hơn 22,3 triệu tín đồ của các tôn giáo khác nhau, chiếm hơn 25% dân số cả nước. Hầu hết các tôn giáo lớn trên thế giới, như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo... đều có mặt tại Việt Nam, đang cùng chung sống hòa bình, đoàn kết, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Ở nhiều nơi, chính quyền địa phương đã giúp đỡ các tôn giáo tu sửa, tôn tạo nhà thờ, chùa chiền, tu viện… Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo, Viện Thánh kinh thần của đạo Tin lành được chính quyền các cấp tạo điều kiện hoạt động và phát triển.

Thực tiễn đó ở Việt Nam mọi người đều thấy. Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động lại cố tình "không thấy", chúng ra sức phủ nhận các thành tựu về tôn giáo, thậm chí còn xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta "bóp nghẹt" tôn giáo, hòng bôi nhọ bức tranh tôn giáo ở Việt Nam. Chúng sử dụng nhiều chiêu bài nhằm lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện mục đích chống phá Nhà nước ta. Chúng nhân danh bảo vệ tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kích động tư tưởng ly khai, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta, hòng lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ đó, chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam "đàn áp tôn giáo", giam cầm các "tù nhân lương tâm", đòi tôn giáo được tự do hoạt động, không chịu sự quản lý của Nhà nước, thực hiện các bước chống phá rất quyết liệt, từ thấp đến cao, lúc âm thầm lặng lẽ, nhưng khi cần cũng hành động rất trắng trợn công khai, trên nhiều khía cạnh;

Mặt khác, chúng lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá chế độ XHCN, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực tôn giáo. chúng còn dùng thủ đoạn lăng mạ, kích động tôn giáo, ngăn cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, gây hằn thù giữa tôn giáo với chính quyền… Từ đó, khoét sâu mâu thuẫn giữa các dân tộc, thúc đẩy xung đột sắc tộc, tôn giáo trên các địa bàn, tạo cớ cho các thế lực thù địch từ bên ngoài can thiệp vào nước ta. Chúng còn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chính trị, biến các tổ chức tôn giáo thành các tổ chức chính trị, đảng chính trị để hoạt động bất hợp pháp; đòi thả các "tù nhân tôn giáo". Gần đây nhất là các tên linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Hoàng Anh Ngợi đội lốt tôn giáo và kẻ phản động Hoàng Đức Bình lợi dụng vấn đề môi trường ở miền Trung để kích động giáo dân gây mất an ninh chính trị.

Trước các luận điệu sai trái, thù địch và âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, nhất là chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu rõ quan điểm, chính sách tốt đẹp về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; thấy rõ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân không chỉ được quy định trong Hiến pháp, mà còn được pháp luật bảo vệ và thực thi trên thực tế.

Các tôn giáo ở Việt Nam (dù nội sinh hay ngoại nhập), muốn phát triển đều phải hòa đồng với văn hóa dân tộc và trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đều nhằm thực hiện mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", trong đó có lợi ích của các tôn giáo. Đồng thời, vạch rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tự do, tín ngưỡng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; làm cho nhân dân có nhận thức đúng và chủ động đấu tranh với các hành động sai trái, vi phạm pháp luật.

Lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan đơn vị cần hết sức cảnh giác trong các ván đề tôn giáo, thứ nhất là nhận thức đúng đắn quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, thứ hai là nắm chắc tình hình tôn giáo trong đơn vị mình, các quân nhân theo tín ngưỡng, tôn giáo nào cần phải tìm hiểu cặn kẽ. Thứ ba là tình hình tham gia tín ngưỡng, cổ súy, tuyên truyền tôn giáo của các quân nhân trong đơn vị.

                                                                                                  TT11

 

KINH TẾ VIỆT NAM TRÊN ĐÀ PHỤC HỒI, TĂNG TRƯỞNG VÀ CÓ THÀNH TÍCH “ĐÁNG NỂ” TRONG NĂM 2022 THEO ĐÁNH GIÁ CỦA QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ


Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo dự báo về xếp hạng 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2022. Trung Quốc là quốc gia có GDP lớn nhất ở châu Á, tiếp theo là Nhật Bản, Ấn Độ. Đặc biệt, Việt Nam được xếp ở vị trí vô cùng bất ngờ, với thành tích vô cùng đáng nể.

Theo dự báo của IMF, năm 2022, 5 quốc gia có quy mô GDP nhất gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Iran và Hàn Quốc, chiếm hơn 94% GDP của châu Á. Trong khi đó, Đông Timor là quốc gia được dự báo có quy mô GDP nhỏ nhất châu Á, đạt 2,46 tỷ USD.

Bên cạnh đó, châu Á có 7 quốc gia được dự báo có quy mô GDP trên 1.000 tỷ USD và 14 quốc gia được dự báo có quy mô GDP trên 100 tỷ USD.

Trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Philippines được dự báo lọt top 15 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2022.

Trong đó, Indonesia là quốc gia có xếp hạng cao nhất, được dự báo xếp thứ 6 trong các quốc gia có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2022.

Theo sau là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Philippines với thứ hạng quy mô GDP lần lượt là 8, 12, 13, 14 và 15 trong top 15 quốc gia được dự báo có quy mô GDP lớn nhất châu Á năm 2022.

Xét riêng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia được dự báo có quy mô GDP dẫn đầu, đạt khoảng 1.289,43 tỷ USD vào năm 2022. Cùng với đó, Thái Lan xếp ở vị trí thứ 2 với dự báo quy mô GDP đạt khoảng 534,758 tỷ USD.

Cùng với đó, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines, Myanmar, Campuchia, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo quy mô GDP đạt lần lượt là 434,06 tỷ USD; 423,63 tỷ USD; 413,81 tỷ USD; 401,66 tỷ USD; 59,53 tỷ USD; 28,33 tỷ USD; 18,5 tỷ USD; 16,25 tỷ USD và 2,5 tỷ USD.

Như vậy, quy mô GDP Việt Nam năm 2022 được IMF dự báo xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 14 trong khu vực châu Á.

Theo dự báo của IMF, so với năm 2021, quy mô GDP của Việt Nam tăng 47,61 tỷ USD. Indonesia và Malaysia là nước có mức tăng cao hơn Việt Nam khi quy mô GDP tăng lần lượt là 102,11 tỷ USD và 61.02 tỷ USD.

Trong khi đó, các quốc gia khác có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Thái Lan (tăng 28,86 tỷ USD), Singapore (tăng 26,64 tỷ USD), Philippines (tăng 7,58 tỷ USD), Brunei (tăng 4,5 tỷ USD), Campuchia (tăng 2,02 tỷ USD) và Đông Timor (tăng 142 triệu USD).

                                                                                         TT11

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC MỘT CHUYẾN THĂM HỮU NGHỊ ĐẶC BIỆT


Những ngày vừa qua, khi các cơ quan báo chí truyền thông Việt Nam và Trung Quốc đưa tin về chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 30/10 đến 2/11) theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, thì mạng xã hội “dậy sóng” những loạt tin xấu độc theo hướng “bài Hoa, thân Mỹ”. Trong các luận điệu xuyên tạc phản động ấy, nổi lên một số quy chụp, suy diễn hồ đồ khi cho rằng đó là “một chuyến đi vội vã”, là “đi sang cống thiên triều”, là thể hiện sự “thần phục của Việt Nam trước Trung Quốc”… Và vì thế, Việt Nam sẽ gặp bất lợi trong mối quan hệ với Mỹ; Việt Nam sẽ tiếp tục mất biển, đảo với Trung Quốc; Việt Nam “hãy học Đài Loan” trước tham vong của Trung Quốc và Tập Cận Bình…

Song, sự thật vẫn ngời sáng, nên bất chấp những thông tin xấu độc đó, chuyến thăm hữu nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến đất nước Trung Hoa ngay sau khi Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc thắng lợi đã khẳng định tầm quan trong và ý nghĩa đặc biệt của chuyến thăm hữu nghị này.

Một là, lịch sử quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các thế hệ tiền bối dày công vun đắp. Suốt chiều dài lịch sử hai nước nói chung và 7 thập niên kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950) nói riêng, trên tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, quan hệ Việt – Trung đã đi qua những thăng trầm, nhưng hợp tác hữu nghị vẫn là dòng chảy chính, là lựa chọn đúng đắn và mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước cũng không ngừng được xây đắp.

Cụ thể, kể từ năm 2008 khi 2 bên nhất trí thiết lập khuôn khổ quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, đến nay Việt Nam và Trung quốc đã thiết lập khoảng 60 cơ chế giao lưu hợp tác từ Trung ương đến địa phương, phủ sóng gần như tất cả các lĩnh vực. Trong thực tế, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; trong khi đó, Việt Nam cũng tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Gần nhất, trong cuộc chiến phòng và chống đại dịch Covid-19, Trung Quốc cũng là một trong những nước cung cấp vaccine nhiều nhất, đóng góp hiệu quả cho công tác phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam. Còn trong các lĩnh vực khác, Việt Nam và Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền giữa 2 quốc gia; đồng thời, tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới để kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện hiệu quả DOC, thúc đẩy tiến trình tham vấn COC…

72 năm qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Trung Quốc duy trì xu thế ổn định, tích cực và phát triển. Lãnh đạo 2 bên đạt được nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Đặc biệt, sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1-2/2021), Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội 2 nước đã có các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, đưa ra những định hướng lớn quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa 2 nước. Gần nhất, 2 bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc (tháng 7/2022)…

Việt Nam luôn coi trọng và củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên chuyến đi thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này không phải là “sự thần phục’, càng không phải là Việt Nam “sợ Trung Quốc”, “sợ thiên triều” và cũng không phải là “ẩn trong lời mời của ông Tập Cận Bình có sự hối thúc nào mà ông Trọng không thể trì hoãn được” hay “sau khi quét sạch trong nhà, phải chăng đến lúc Tập Cận Bình muốn quét ngoài ngõ, mà Đảng CSVN được chọn để chiếu cố đầu tiên” như các thế lực thù địch xuyên tac, mà chính là nhằm tạo động lực và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước vốn đã có bề dày lịch sử.

Hai là, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình không chỉ thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đối với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn khẳng định mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã vượt lên trên quan hệ song phương theo nghĩa thông thường và có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

Thực tế, 5 năm trước, sau khi Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam để thực hiện chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình. Đó cũng chính là sự thể hiện nhất quán truyền thống tăng cường giao lưu cấp cao giữa 2 Đảng, 2 nước sau Đại hội Đảng. Hơn nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng thăm hữu nghị nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các năm 1992, 1997, 2001, 2003, 2007; đặc biệt là 3 lần thăm Trung Quốc sau khi đảm nhận cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/2011, tháng 4/2015, tháng 1/2017). Vì thế, chuyến thăm hữu nghị nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là “vội vã” cũng không phải vì “Việt Nam lép vế, thần phục Trung Quốc”, “đi chầu mẫu quốc” như các luận điệu xuyên tạc, mà nằm trong chương trình, kế hoạch chung giữa 2 Đảng và 2 Nhà nước; là mong muốn quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao 2 Đảng, 2 nước; đồng thời làm rõ những quan tâm, lập trường đúng đắn, các lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Với chuyến thăm lần này, Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam đối với vị trí, vai trò là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như những tư tưởng, đường lối phát triển tại Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển; nhất là vị trí hạt nhân lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình được Đảng Cộng sản Trung Quốc xác lập; đồng thời thể hiện mong muốn củng cố, mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp tục làm định hướng cho quan hệ 2 nước trong tương lai, chứ không phải “chỉ mang tính biểu tượng hay còn gì khác” và “chuyến đi lần này của ông Trọng có nhiều điểm bất thường khiến ngoại giới quan tâm” như suy diễn, đơm đặt của các thế lực thù địch.

Thông qua chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này, góp phần tăng cường quan hệ trên các kênh Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc; đồng thời, tạo chuyển biến mới trong hợp tác bình đẳng, cùng có lợi về kinh tế, thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác và nâng cao hợp tác quốc phòng, an ninh, tăng cường hợp tác giữa 2 nước tại các diễn đàn quốc tế… góp phần thúc đẩy chính sách của Trung Quốc về quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; ủng hộ Việt Nam phát triển, có vị thế quốc tế ngày càng cao.

Cuối cùng, phải khẳng định rằng: Không thể xuyên tạc hay bẻ cong được lịch sử. Chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần này là thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; là hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam coi trọng quan hệ với Trung Quốc và coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, chứ không phải là “quan hệ Việt – Trung càng bền chặt thì thì mức độ Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc càng tăng lên” như trang Việt Tân, Quyenduocbiet, Thông luận, Chantroimoimedia … lảm nhảm. Cho nên, chuyến thăm hữu nghị lần này không chỉ khẳng định và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, góp phần củng cố và tăng cường sự hợp tác hữu nghị Việt – Trung phù hợp lợi ích căn bản, lâu dài của 2 Đảng, 2 Nhà nước và người dân 2 nước, mà còn có lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới, nên đặc biệt được dư luận 2 nước và quốc tế quan tâm./.

ĐH11

Đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch trên không gian mạng - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của những người Việt Nam yêu nước


Ngày nay, không gian mạng (Facebook, Zalo, Tiktok, Youtube, Instagram, …) đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, chuyển hóa chính trị, khủng bố. Đây thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là vấn đề khách quan, nhiệm vụ trọng yếu, đòi hỏi mọi người, lực lượng thực thi nhiệm vụ này trên không gian mạng phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng trước tình hình mới.

Để tuyên truyền những quan điểm sai trái, các thế lực thù địch đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn, phương thức khác nhau, ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm hơn, có tác động đến các tầng lớp trong xã hội. Thủ đoạn tấn công, đả kích trực diện nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giả danh mác xít, “giả khoa học” để tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phủ nhận những thành tựu to lớn của nhân dân dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đã đạt được trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế. Lợi dụng, cường điệu hóa những hạn chế, khuyết điểm của Đảng và hệ thống chính trị trong lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội để quy kết cho rằng việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng chính là nguyên nhân gốc rễ của những hạn chế, khiếm khuyết đó. Bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc lý lịch, thân thế sự nghiệp các lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước để đi đến phủ nhận con người, phủ nhận hệ tư tưởng mác xít và vai trò lãnh đạo của Đảng. Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân để thông qua đối tượng này trực tiếp phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lợi dụng các sự kiện chính trị - xã hội “nhạy cảm”, việc bắt, xử lý số cán bộ cao cấp về tội tham nhũng; xét xử số đối tượng chống đối vi phạm pháp luật, để lôi kéo, kích động người dân tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự, biểu tình, bạo loạn, lật đổ; tuyên truyền kích động các hoạt động ly khai, tự trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Móc nối, lôi kéo các đối tượng cơ hội chính trị có cả cán bộ đương chức, có tướng lĩnh đã nghỉ hưu và thành phần chống đối trong trí thức, văn nghệ sĩ tăng cường chống Đảng, cổ xúy cho “dân chủ tư sản”, “xã hội dân sự”, “xã hội dân chủ”.

Về hình thức tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động chủ yếu qua các phương tiện truyền thông, internet, blog, mạng xã hội, duy trì sử dụng hàng chục đài phát thanh chương trình Việt ngữ, hàng trăm báo, tạp chí, nhà xuất bản tiếng Việt, hàng ngàn website, blog... để liên tục phát tán những thông tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá gây tác động xấu đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chúng lập ra nhiều trang web mạo danh các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, một số nhân vật được xã hội chú ý hoặc nhân danh “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực”, “bảo vệ môi trường”, “bảo vệ chủ quyền biển, đảo”, “phản biện xã hội”, “hiến kế cho Đảng”… để trích dẫn, bình luận, xuyên tạc, hạ uy tín, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đưa lên internet và mạng xã hội những mặt trái của xã hội, khai thác những thông tin tiêu cực, không chính thống, chưa rõ ràng để dẫn dắt, hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, làm cho người đọc mơ hồ, mất cảnh giác nhằm mục đích tạo nên sự hoài nghi, phản kháng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó, chuyển hóa dần sang tư tưởng sai trái, phản động, thù địch. Chúng còn xuất bản các xuất bản phẩm có nội dung xấu, độc; biên soạn tài liệu, video lồng ghép nội dung thổi phồng, xuyên tạc, bóp méo sự thật; tiến hành rải truyền đơn, tờ rơi, viết vẽ khẩu hiệu phản động. Các thế lực thù địch tiếp tục tổ chức viết nhiều tài liệu, “tác phẩm” dưới dạng văn học nhằm dựng chuyện, vu cáo, bôi nhọ, từ đó xóa bỏ học thuyết Mác - Lênin và lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa…

Đối tượng tác động của hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động chủ yếu là trí thức, văn nghệ sĩ; cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ hưu trí, cán bộ, đảng viên có biểu hiện bất mãn, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; thế hệ trẻ, nhất là học sinh, sinh viên; người lao động…

Tại Việt Nam, với dân số khoảng 95 triệu người, tỷ lệ người sử dụng internet chiếm hơn 65% (đứng thứ 16 thế giới về số lượng người sử dụng internet), trong đó có khoảng 94% người dùng với mục đích sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram..., nhiều nhất là mạng xã hội Facebook với gần 60 triệu người dùng (đứng thứ 7 thế giới).

Vì vây, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo chống phá cách mạng Việt Nam, cán bộ, đảng viên cần hạn chế thấp nhất tác động ảnh hưởng tiêu cực của các nhóm thành phần lợi dụng không gian mạng. Đồng thời, tập trung làm tốt một số giải pháp sau:

Một là, chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhìn nhận và có trách nhiệm, ý thức trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các dấu hiệu “tự diễn biến, tự chuyển hóa. Đây là một giải pháp rất quan trọng, thường xuyên, cơ bản, lâu dài để mỗi cán bộ, đảng viên dù công tác ở cương vị nào cũng nêu cao trách nhiệm và nâng cao cảnh giác, bảo đảm “giữ vững bên trong là chính”.

Hai là, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, trong đó tập trung tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng của các loại đối tượng làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân khi tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận, hưởng ứng, bài viết trên các trang mạng xã hội có trách nhiệm trước bản thân, trước pháp luật. 

Ba là, tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới và Thông báo số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thật tốt Nghị quyết này, xem đây là sự định hướng chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 

Bốn là, thường xuyên cập nhật thông tin, phát huy tích cực vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản. Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet trong nước xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các trang mạng phản động./. 

MĐ11