Trong thời gian qua, trên mạng xã
hội xuất hiện nhiều chương trình tuyên truyền, cổ súy vấn đề tự do, dân chủ
nhưng núp sau đó là chiêu trò nhân quyền Việt Nam. Ngày 20/11/2022 tổ chức
“Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam” (VHRN) lại công bố kết quả bầu chọn “Giải
thưởng Nhân quyền Việt Nam 2022”. Theo đó, các cá nhân được tổ chức này lựa
chọn để “vinh danh” là Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch, Lưu Văn Vịnh; buổi lễ
“trao giải” sẽ được tổ chức tại TP Frankfurt, Đức vào ngày 10/12/2022 nhân dịp
Ngày Quốc tế Nhân quyền. Vậy, Nguyễn Tường Thụy, Trần Đức Thạch, Lưu Văn Vịnh
là ai? Và đây là giải thưởng nhằm “vinh danh nhà hoạt động nhân quyền” như họ
rêu rao hay thực chất là sự cổ xúy cho những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam?
Đối với Nguyễn Tường Thụy, ngày
05/01/2021, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án 11
năm tù giam, 03 năm quản chế đối với Nguyễn Tường Thụy (SN 1950) về tội “Làm,
tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống
Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2014 đến
khi bị bắt, Nguyễn Tường Thụy thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng bất mãn
về chính trị trong và ngoài nước. Ngày 04/7/2014, Nguyễn Tường Thụy cùng 40
người khác ra tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”. Nội
dung “Tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” nêu rõ mục đích hoạt
động của hội là “đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay”.
Trong đó, Nguyễn Tường Thụy với vai trò là “Phó Chủ tịch” của “Hội Nhà báo độc
lập Việt Nam”, phụ trách “Chi hội miền Bắc” đã sử dụng nhiều bút danh để đăng
tải nhiều bài viết lên trang facebook cá nhân, trang mạng của “Hội nhà báo độc
lập” có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước.
Về Trần Đức Thạch, ngày 24/3/2021,
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
đối với Trần Đức Thạch (sinh năm 1952, trú tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An), đồng thời quyết định không chấp nhận kháng cáo của bị cáo và giữ
nguyên bản án hình sự sơ thẩm đối với bị cáo Trần Đức Thạch, cụ thể 12 năm tù
giam, 3 năm quản chế về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh Nghệ An: từ ngày 01/5/2019 đến ngày 02/3/2020, Trần Đức Thạch đã
soạn thảo, đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc các sự kiện kinh tế,
chính trị xã hội, bôi nhọ, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại
facebook “Trần Đức Thạch”. Quá trình tham gia và tiến hành các hoạt động xâm
phạm an ninh quốc gia, Trần Đức Thạch nhận được sự hỗ trợ về tài chính của các
cá nhân, tổ chức trong ngoài nước. Trong đó, Trần Đức Thạch đã nhận tổng cộng
số tiền 132.055.156 đồng, 1.700 USD, 850 CAD.
Liên quan đến Lưu Văn Vịnh, ngày
18/3/2019, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử
phúc thẩm vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đối với bị cáo Lưu
Văn Vịnh (sinh năm 1967, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hải Dương; ngụ quận Bình
Tân, Tp Hồ Chí Minh) và tuyên phạt Vịnh 15 năm tù giam, 03 năm quản chế
Đối với cán bộ, đảng viên trong Quân
đội cần thường xuyên, tự giác học tập hơn nữa, rèn luyện nâng cao bản lĩnh
chính trị, có cái nhìn đúng và tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Luôn cảnh giác và nhận diện các nguồn thông tin không chính thống, nhận biết và
không tham gia, bình luận, chia sẽ tiếp tay cho các thế lực chóng phá, hạ thấp
thanh danh, làm giảm uy tín của tập thể, cá nhân và tổ chức đảng. Và vận động
gia đình và nhân dân xung quanh không tin lời bộn phản động.
TT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét