Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA TOÀN DÂN


Qua theo dõi, trong 5 năm qua (2017-2022), Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ, vẫn định kỳ ra báo cáo thường niên về tự do tôn giáo toàn cầu. Họ cho mình quyền, nhận xét, đánh giá phê phán về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo của Việt Nam.

Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân là chủ trương, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật, vì đây là một trong những quyền cơ bản của mọi người, được Hiến pháp năm 1946 đến Hiên pháp năm 2013 khẳng định trên nguyên tắc hiến định.

Thực tế đã chứng minh, đó là ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, dù còn bộn bề công việc, ngày 03/9/1945 tại phiên họp của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến nhu cầu tự do tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận đồng bào theo đạo. Người nói “Tôi đề nghị Chính phủ tuyên bố tín ngưỡng tự do và lương - giáo đoàn kết”. Ngày 14/6/1955, Người đã ký sắc lệnh 234/SL xác định “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là quyền lợi của Nhân dân. Chính phủ luôn tôn trọng và giúp đỡ Nhân dân thực hiện. Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. Các tôn giáo phải tuân theo pháp luật của nhà nước như mọi tổ chức khác của Nhân dân. Việc bảo vệ tự do tín ngưỡng bắt buộc phải trừng trị những kẻ đội lốt tôn giáo gây rối loạn”. Người từng kêu gọi các tôn giáo hãy xóa bỏ hiềm khích, kỳ thị đoàn kết cùng toàn dân lo cho nền độc lập của nước nhà, và lịch sử đã chứng minh, dù trong điều kiện khó khăn của đất nước, nhưng chức sắc các tôn giáo đồng bào có đạo giáo khẳng định rõ sự gắn bó đồng hành với dân tộc.

Có thể nói, chưa bao giờ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Quyền tự do tôn giáo được bảo đảm ngay cả đối với những người bị giam giữ. Những người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập ở Việt Nam cũng được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách đầy đủ hơn so với trước. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được phép mở rộng quan hệ quốc tế mà không có bất cứ trở ngại gì, những hoạt động tôn giáo tập trung đông người được Nhà nước cho phép tổ chức, có những sự kiện lên tới vài chục nghìn người, thậm chí hàng trăm nghìn người. Năm 2009, Nhà nước cho phép và hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Thành phố Hồ Chí Minh, với hơn 2.000 ni sư từ hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham dự sự kiện này. Năm 2011, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã đồng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm đạo Tin Lành có mặt tại Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức tại Đà Nẵng thu hút khoảng 20.000 người tham dự. Ngoài ra, buổi lễ cũng được tổ chức tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút hàng nghìn người tham dự. Năm 2012, tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục châu Á lần thứ X khai mạc, với hơn 200 giám mục trên khắp thế giới về dự. Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 500 năm Tin Lành cải cách, tại Hà Nội diễn ra sự kiện với khoảng hơn 20.000 người tham gia tại sân vận động Quần Ngựa.

Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo được phép tham gia vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, được tham gia tư vấn, phản biện các chính sách của Nhà nước nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng. Việc xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có sự tham gia, đóng góp tích cực của tín đồ, chức sắc các tôn giáo. Việc in ấn, xuất bản kinh sách tôn giáo rất thuận lợi, việc quy định tất cả kinh sách tôn giáo in tại Nhà xuất bản Tôn giáo để thống nhất quản lý không hề gây ra trở ngại gì đối với việc in ấn tài liệu của các tôn giáo. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu các tài liệu tôn giáo từ nước ngoài để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng cũng không gặp trở ngại gì. Điều đáng nói là, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm các tôn giáo được đối xử một cách bình đẳng và các tôn giáo ổn định, đoàn kết trong một đất nước có sự đa dạng tôn giáo cao, bên cạnh đó còn có sự đa dạng về tộc người với những truyền thống lịch sử và văn hóa khác biệt. Đây phải được xem là một thành tựu quan trọng của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm có tính chất đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”.

Không chỉ ban hành chủ trương, chính sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên tổ chức gặp gỡ đại diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo.

Hiện nay, Việt Nam có 16 tôn giáo và 41 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) đã được công nhận tư cách pháp nhân. So với trước năm 2004, con số này tăng thêm 10 tôn giáo. Đời sống tôn giáo ở Việt Nam luôn ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được bảo đảm và ngày càng mở rộng. Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền ngày càng quan tâm, chăm lo đối với người dân theo đạo, điều này đã thể hiện rõ trong đời sống tôn giáo của tín đồ và mọi hoạt động của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của con người đối với thế giới đối tượng thiêng và một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Vì vậy, nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đặc biệt. Phải khẳng định ngay rằng, những thông tin, luận điệu sai lệch, xuyên tạc của các thế lực thù địch là hết sức phi lý, với ý đồ mục đích xấu xa, nhằm tác động đến suy nghĩ, tình cảm của chức sắc tôn giáo và đồng bào có đạo, nhằm tạo sự hoài nghi về chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta. Song, dù các thế lực thù địch có cố tình, xuyên tạc chống phá thế nào chăng nữa cũng không thể chia rẽ chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo. Mỗi chúng ta cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc và thực sự tham gia có ích vào việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác tôn giáo. Tích cực tuyên tuyền, vận động, giải thích để gia đình, người thân và toàn thể quần chúng nhân dân hiểu, tin tưởng và cùng thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Kiên quyết, tích cực đấu tranh, vạch rõ tính chất phản động, xuyên tạc sai trái về tình hình dân tộc tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tin tưởng rằng với sự tham gia và phát huy trách nhiệm của toàn đảng Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị vấn đề dân tộc, tôn giáo sẽ không còn là mảnh đất màu mỡ để các thế lực thù địch có thể lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước ta. Thực tiễn đời sống tôn giáo đã chứng minh, khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, khẳng định chính sách nhất quán, củng cố nềm tin tưởng  của chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

LT11

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét