Nhận lời mời của Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn
Phú Trọng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm chính thức
CHND Trung Hoa từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2022.
Thế nhưng, dựa vào sự kiện trọng đại, có ý nghĩa
quan trọng này, để phục vụ cho mưu đồ của mình, các thế lực phản động đã cố
tình xuyên tạc mối quan hệ đoàn kết, hữu nghĩ, hợp tác toàn diện Việt Nam –
Trung Quốc. Nối gót những luận điệu xuyên tạc của “đồng đảng”, chúng cho rằng:
“Việt Nam đang lệ thuộc vào Trung Quốc và đứng
trước “nguy cơ” bị Trung Quốc thôn tính, đồng hóa”, “nhà nước
ta bị thuần phục bởi nhà nước Trung Quốc”. Những luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là phiến diện, thiếu khách quan, không
có cơ sở, cố tình xuyên tạc mối quan hệ Việt – Trung và đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ cũng như quan điểm về giải quyết mâu thuẫn, bất đồng trên biển Đông
của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay.
Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng tốt, bạn bè
tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, đều là quốc gia xã hội chủ nghĩa, đều kiên trì
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đặt lợi ích của người dân lên trên hết, kiên trì
đường lối độc lập tự chủ, cùng ủng hộ lẫn nhau trong việc tìm kiếm con đường xã
hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước. Việc lãnh
đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước ta tiến hành thăm, làm việc với các nước trên thế
giới là điều hết sức bình thường. Đây là một trong những cách thức quan trọng để
củng cố mối quan hệ song phương và đa phương trong quan hệ quốc tế. Tại Việt
Nam, hằng năm chúng ta cũng đón tiếp rất nhiều đoàn khách ngoại giao quốc tế đến
thăm và làm việc. Mục đích của mọi hoạt động ngoại giao đều nhằm tăng cường sự
gắn bó, tin cậy chính trị và thúc đẩy mối quan hệ giữa các bên.
Việc Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ
tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng đến thăm và làm việc ngay sau Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XX
thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc đối với mối quan hệ với Việt Nam. Chắc chắn
sau chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ giữa
2 nước sẽ tiếp tục được củng cố và sâu sắc thêm. Chuyến thăm lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ
làm sâu sắc sự tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nhà nước, làm phong phú nội
hàm của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam, mà còn có lợi
cho việc tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa Trung Quốc với ASEAN.
Hiện nay, hai Đảng đã xây
dựng cơ chế giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực nghiên cứu lý luận, đào tạo cán
bộ, hợp tác giữa cấp ủy các địa phương, tích cực trao đổi kinh nghiệm quản trị
đất nước, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng, tăng cường định hướng dư luận.
Truyền
thông Trung Quốc tiếp tục đưa tin đậm nét các hoạt động của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam trong chuyến thăm chính thức Trung
Quốc, đồng thời đánh giá cao những kết quả mà hai bên đạt được.
Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại một số bất đồng và
nhận thức khác nhau đối với vấn đề trên biển Đông. Đảng, Nhà nước Việt Nam kiên
quyết bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước mình. Tuy nhiên, mọi hành động
chống phá cực đoan, tấn công mối quan hệ giữa 2 nước đều không thể chấp nhận.
Đây là hành động đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Đảng, Nhà nước ta lựa chọn
kiên trì thông qua đối thoại để giải quyết bất ổn. Các chuyến thăm, làm việc giữa
lãnh đạo 2 nước sẽ góp phần tạo tiền đề để tiếp tục đàm phán, thống nhất về nhận
thức, tìm kiếm giải pháp phù hợp bảo vệ lợi ích chung của cả 2 quốc gia phù hợp
với luật pháp quốc tế.
Hơn ai hết, Đảng, Nhà nước Việt Nam đủ sáng suốt để lựa chọn hướng đi
cho đất nước. Những luận điệu tấn công chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, xuyên tạc mối quan hệ giữa 2 quốc gia thực chất chính là mưu
đồ chống phá cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, cần hết sức thận trọng trước những luồng
thông tin mập mờ, xấu, độc tấn công các hoạt động ngoại giao của đất nước.
VL11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét