Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

ĐẤU TRANH LỢI DỤNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ 15, 16 TRONG PHÒNG, CHỐNG COVID19 ĐỂ KÍCH ĐỘNG NHÂN DÂN - HPH


Thời gian gần đây, khi một số địa phương nước ta xuất hiện đợt dịch covid lần 4 (27/4 đến nay). đã có một số trường hợp phần tử cơ hội, phản động trong và ngoài nước có hành vi đi ngược lại với chủ trương, lợi ích của Đảng, Nhà nước, nhu cầu chính đáng nhân dân. Chúng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 phức tạp để tìm cách chống phá, phủ nhận nỗ lực, thành quả mà cả nước đã đạt được, công kích, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động, gây mất an ninh trật tự và làm cho công tác phòng, chống dịch bệnh càng khó khăn hơn. Trong đó phải kể đến một số thủ đoạn, âm mưu nguy hiểm sau:

Kẻ xấu đã lợi dụng việc triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ tại các địa phương có diễn biến dịch phức tạp để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo về quyền tự do đi lại, “ngăn sông cấm chợ”... gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Nguy hiểm hơn khi chúng phỏng vấn một số trường hợp người lao động tự do, cắt ghép, đổi trắng thay đen hòng “củng cố” cho những luận điệu xuyên tạc của mình.

Chúng còn xuyên tạc, tô hồng, bóp méo về công tác điều trị dịch bệnh, làm sai lệch bản chất, ý nghĩa việc lập ra Quỹ vắc – xin phòng, chống Covid-19 của nước ta, cho rằng chính quyền không chủ động trong ứng phó dịch bệnh. Sử dụng video, clip bị cắt xén, lồng ghép những hình ảnh, âm thanh xuyên tạc về dịch Covid-19 gây hoang mang dư luận; đăng bài viết có tiêu đề giật tít, nhưng nội dung thì “không có gì” chỉ để tăng tỉ lệ tương tác, lượt like nhằm mục đích câu “view”, tư lợi, “đánh bóng tên tuổi”.

Trước những hành vi xuyên tạc, kích động trắng trợn, sai trái như trên, thời gian qua, các cơ quan chức năng của các địa phương (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Bình Dương... đã phát hiện, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật một số trường hợp tội phạm sử dụng mạng xã hội: facebook, Zalo,… cá nhân đăng tải, chia sẻ nội dung sai sự thật về tình hình dịch bệnh, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Để ngăn chặn hiệu quả các loại tội phạm trên, thời gian tới tiếp tục cần có sự vào cuộc các cơ quan chức năng và sự đồng thuận, tin tưởng của toàn dân với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; mọi người dân cần tích cực chủ động và tự giác thực hiện tốt giãn cách xã hội theo nội dung Chỉ thị 15,16 và phương châm “5K + Vaccine” của Chính phủ, cấp ủy chính quyền các đại phương; nhằm sớm bao phủ Vaccine toàn dân. Mục tiêu tối thượng vì sức khỏe, sự an toàn của nhân dân là trên hết, là trước hết. Quyết tâm không để bất kỳ người dân nào bị bỏ lại phía sau.

                                                                                           P.H.H

 

ĐẤU TRANH HÀNH VI LỢI DỤNG DỊCH COVID-19 ĐỀ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA - HPH


Kể từ 27/4/2021, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với làn sóng Covid – 19 lần thứ 4 với tính chất, mức độ vô cùng phức tạp. Biến chủng mới của virus Corona khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn, mạnh hơn với tính chất nguy hiểm hơn bao giờ hết. Trong khi Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cùng đội ngũ y bác sĩ, lực lượng vũ trang đang chung tay chống dịch thì vẫn còn không ít đối tượng, phần tử xấu, thù địch đăng tải, chia sẻ trên không gian mạng những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật gây hoang mang dư luận, chống phá Nhà nước và gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, đến cuộc sống người dân. Để thực hiện được mục đích trên, chúng thường sử dụng các thủ đoạn như:

Kẻ xấu lợi dụng sự phát triển của Internet, sự lan tỏa nhanh của các mạng xã hội như Facebook, Youtube,… chúng vẽ lên bức tranh đen tối về tình hình đại dịch tại nước ta gây hoang mang dư luận. Cụ thể, các tổ chức phản động lưu vong như Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh BBC, RFA, VOA,… tung lên mạng xã hội hàng trăm, hàng nghìn thông tin giả gây nhiễu loạn thông tin như “Chính phủ Việt Nam bưng bít thông tin”, “số ca nhiễm còn nhiều hơn thực tế số liệu công bố”, “Việt Nam không thể kiểm soát được đại dịch trước tốc độ lây lan nhanh chóng của virus Corona”,… Chúng hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống dịch. Từ đó, chúng xuyên tạc một số quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Chúng cho rằng giãn cách xã hội đã tạo nên cảnh ngăn sông, cấm chợ làm cho dân thiếu ăn, mặc, dân bị bỏ đói…

Trước hành vi vu cáo vô căn cứ trên, để kịp thời phát hiện, đấu tranh ngưn chặn, các lực lượng chức năng và toàn dân cần chung tay thực hiện tốt các yêu cầu sau:

Một là, nâng cao vai trò hoạt động của chính quyền địa phương, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 trong tình hình mới do Đảng và Nhà nước ta đề ra. Cụ thể, đó là tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác tiêm chủng vắc xin theo hướng dẫn của Bộ Y tế và thực hiện tốt biện pháp 5K+ Vaccine. Nâng cao ý thức người dân trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt tại những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao. Cùng với đó, giúp người dân nhận thức rõ việc khai báo, cách ly Y tế là nghĩa vụ của mỗi người nhằm bảo vệ chính mình, gia đình và bảo vệ toàn xã hội.

Hai là, nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách trong đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Trước những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch gây hoang mang dư luận, chắc chắn phải có những vũ khí để chống lại, để trấn an quần chúng nhân dân, để nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào Đảng, vào Nhà nước. Do vậy, lực lượng chuyên trách phải nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc chiến để giành thắng lợi trước đại dịch Covid – 19.

Ba là, nhân rộng điển hình tiên tiến là những tấm gương người tốt, việc tốt; những tấm lòng hảo tâm trong “cuộc chiến” chống dịch Covid – 19. Chính quyền các cấp, đặc biệt tại các cơ sở phải thường xuyên quan tâm và kịp thời động viên khen thưởng những cá nhân, tổ chức có công lớn trong công tác phòng chống dịch. Từ đó, tuyên truyền, tạo tâm thế hứng khởi, nhiệt tình của toàn dân trong việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của cấp ủy chính quyền địa phương, phục vụ lợi ích hướng tới xã hội an toàn khống chế thành công dịch Covid. Đây là nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu không thể bỏ qua. Đồng thời, cũng cần phải có sự nghiêm khắc, răn đe có hiệu quả với những trường hợp không tuân thủ, không chấp hành để nâng cao ý thức của quần chúng trong “cuộc chiến” với đại dịch Covid – 19 cam go và quyết liệt này./.

                                                                                               P.H.H

 

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC Ý NGHĨA CỦA QUỸ VẮC XIN - CDV


Ngày 26-5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Trong khi cả nước đang chung tay vào cuộc chống dịch bằng việc tích cực đóng góp để Chính phủ mua vắc xin phòng Covid-19 tiêm chủng cho toàn dân thì trên mạng xã hội những ngày qua những cá nhân, tổ chức chống phá liên tục dùng những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc về hành động thiết thực này.

Trò hề xuyên tạc về Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19

Trên mạng xã hội, các tổ chức chống phá như Chân Trời mới media, Việt Tân… liên tục đăng tải thông tin về việc Chính phủ kêu gọi người dân, doanh nghiệp và các tổ chức đóng góp, hỗ trợ kinh phí mua vắc xin ngừa Covid-19. Tiêu biểu là những bài viết như “Nhà nước CSVN kêu gọi hỗ trợ mua vaccine có gì sai sai”, “Đốt tiền cúng ma” với nội dung hết sức xuyên tạc, bịa đặt như: “Chính phủ không thể thu xếp nổi 1,2 tỷ USD để mua vaccine về tiêm chủng cho người dân. Tất cả những điều này cho chúng ta biết điều gì? Đó là một sự dối trá khủng khiếp”, “Nếu qui đổi ra tiền VN thì khoảng 25.000 tỷ đồng. Số tiền này tương đương với số tiền chưa giải ngân hết của gói “cứu trợ dân nghèo” 30.000 tỷ đồng mà Nhà nước đã hứa hồi quý 1 năm 2020”,....

Đáng chú ý, các tổ chức, cá nhân này còn lấy kinh phí mua vắc xin để so sánh với việc tổ chức Đại hội Đảng, hay thậm chí còn tung lên mạng xã hội nhiều thông tin, bình luận xuyên tạc tình hình dịch bệnh trong nước và kế hoạch mua, sản xuất và tiêm vắc xin của Việt Nam, đại loại như: “Việt Nam toang rồi. Tình hình dịch bệnh hiện nay ở Việt Nam gần như mất kiểm soát”, “Chính phủ tắc trách làm cho dịch bệnh thêm nghiêm trọng”, “Thành quả ba lần chống dịch trước đây đang bị đổ xuống sông, xuống bể”, “Việt Nam quá chủ quan trong vấn đề vắc-xin”, “Tỉ lệ tiêm vắc-xin Covid ở Việt Nam thấp nhất trên thế giới”, “Việt Nam chỉ ưu tiên tiêm cho công an, quân đội”, “Vắc-xin chỉ dành cho những người có tiền; người nghèo sẽ không có cơ hội tiêm vắc-xin”, “Việt Nam không minh bạch trong việc mua và sử dụng vắc-xin”, “Chính quyền ép buộc người dân đóng góp tiền mua vắc-xin”…

Rõ ràng, những kẻ xấu muốn thổi phồng câu chuyện vắc xin để gây hiểu lầm, hoang mang trong dư luận, kích động tâm lý nghi ngờ trong cộng đồng, tìm cách phủ nhận thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch bệnh, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đánh vào lòng tin của người dân đối với hệ thống chính trị, gây khó khăn cho công tác phòng chống đại dịch Covid. Nhưng thực tế những ngày qua cho thấy âm mưu xấu xa của những kẻ chống đối đã chẳng đạt được điều gì ngoài sự coi thường của người dân trong nước. Dường như chẳng mấy ai buồn để ý tới những thông tin bịa đặt, luận điệu xuyên tạc của mấy kẻ chuyên “chọc gậy bánh xe”, phát ngôn bừa bãi, bất chấp thực tế, đi ngược lại dư luận trong nước và quốc tế.

Người dân cả nước đồng lòng ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống dịch Covid-19  

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ đã có chủ trương mua đủ lượng vắc xin cần thiết để tiêm phòng cho nhân dân. Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến chúng ta cần mua khoảng 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người dân, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng. Đây là yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn. Vì vậy, chủ trương chung của Chính phủ là bên cạnh nguồn ngân sách thì cần huy động thêm các nguồn lực từ đóng góp mang tính thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cùng với nhà nước mua đủ số lượng vắc xin tiêm kịp thời cho người dân.

Ngay khi nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ, Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai xây dựng để ban hành quy chế hoạt động của Quỹ và thiết lập bộ máy quản lý. Theo quy định, Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó sẽ huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Nếu các doanh nghiệp muốn đóng góp vào Quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao cho Bộ Tài chính làm việc với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Y tế để chuyển vào Quỹ các khoản tiền mà một số doanh nghiệp đã đóng góp hỗ trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế trong thời gian liên quan đến việc mua vắc xin.

Việc đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng Covid-19 là sự kêu gọi đóng góp một cách tự nguyện của các tổ chức, cá nhân và không có mức đóng góp tối thiểu cũng như mức đóng góp tối đa. Tất cả đều trên cơ sở tinh thần tự nguyện của các tổ chức, cá nhân. Và với mỗi đồng đóng góp dù là nhỏ nhất cũng đều được trân trọng và quản lý công khai, minh bạch. Đặc biệt, theo quy định tại Khoản 1, Điểm 2-Nghị định 44/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì đối với khoản chi ủng hộ Quỹ vắc xin này, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quỹ vắc xin được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập ngày 26-5-2021 đã đem đến niềm tin, hy vọng với người dân Việt, bởi đây là chủ trương đúng đắn. Có vắc xin tiêm chủng phòng ngừa cho đa số người dân mới có thể sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Tiêm vắc xin đại trà chính là giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính chiến lược và quyết định để thoát khỏi đại dịch.

Những ngày qua, kể từ khi Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 được Thủ tướng ký thành lập, không chỉ doanh nghiệp, địa phương mà rất nhiều cá nhân trên mọi miền của Tổ quốc đều đã nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ, đóng góp. Làn sóng, phong trào ủng hộ không ngừng lớn mạnh và lan xa. Những con số của Quỹ vắc xin liên tục được cập nhật với niềm vui, sự hy vọng cộng dồn, lan tỏa mãi.
Mỗi đóng góp, dù từ vài trăm tỷ đồng của các doanh nghiệp, tổ chức hay vài chục nghìn đồng của các em nhỏ, học sinh, sinh viên hay người già… đều được thấu hiểu và trân quý. Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ cảm động khi được biết, những em bé dành tiền ăn sáng, các cụ già dành tiền lương hưu, những phụ nữ tiết kiệm chi tiêu, công chức, viên chức, công nhân tiết kiệm ngày lương để ủng hộ Quỹ. Kiều bào ở nước ngoài đã trực tiếp hoặc nhờ người thân đóng góp Quỹ với tinh thần "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Hàng trăm doanh nghiệp mặc dù phải đối mặt với khó khăn do tác động dịch bệnh nhưng rất tích cực đóng góp cho Quỹ, chung tay với Chính phủ lo cho người dân; và cũng sẵn sàng chi phí tiêm phòng cho người lao động trong doanh nghiệp.

Trong cuộc chiến chống Covid – 19 mỗi bước đi của Việt Nam đều căng mình thận trọng nhưng lại vô cùng quyết liệt. Từ những tấm lòng của một dân tộc thiện lương, hình ảnh một đất nước dù phải “căng” mình chống dịch nhưng luôn chung một niềm tin “vượt qua bão tố” một lần nữa hiện lên vô cùng đẹp đẽ và đầy tình người. Giữa cơn xáo động toàn cầu, cái tên Việt nam hiện lên như một “biểu tượng chiến thắng” đầy cảm xúc.

Là công dân có trách nhiệm, chúng ta cần phải tỉnh táo, biết "gạn đục khơi trong", luôn lạc quan, tin tưởng vào công tác phòng, chống dịch của Chính phủ và các ngành, địa phương. Chỉ có đoàn kết đồng lòng, chúng ta mới không bị dẫn dắt bởi kẻ xấu, vững vàng trước mọi khó khăn, chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19 này. Hãy sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin trên các kênh chính thống, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật về dịch bệnh…

                                                                                      ADMIN.PSY11

(ST https://tuyengiaokontum.org.vn/)

CẢNH GIÁC TRƯỚC “ĐẠI DỊCH” TIN GIẢ - CDV


Trong bối cảnh dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, tình trạng tin giả về vấn đề này gây nhiễu loạn trên internet, mạng xã hội cũng trở thành “đại dịch” nguy hiểm, đáng sợ không kém dịch bệnh.

TIN GIẢ “NỐI GIÁO CHO GIẶC”

Mới đây nhất trên mạng xã hội lan truyền một số thông tin như: Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện phong tỏa theo phương án mới và kêu gọi người dân đi mua sắm tích trữ hàng hóa; lãnh đạo thành phố bị mắc COVID-19; các bệnh viện tại thành phố quá tải do số lượng bệnh nhân COVID-19 quá đông; trước đó vào tối 18-5-2021 là thông tin về “chỉ đạo mới của UBND Thành phố”…. Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh đã khẳng định những thông tin trên đều là thất thiệt, sai sự thật, xuyên tạc.

Không phải chỉ với Thành phố Hồ Chí Minh mà ở hầu khắp các địa phương đều có xuất hiện của “đại dịch” tin giả, tin đồn thất thiệt, sai sự thật. Cơ quan chức năng của Bộ Công an cho biết, từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát cho đến nay, trên không gian mạng đã có rất nhiều thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng, xuyên tạc, sai sự thật, thu hút hàng triệu lượt bình luận, chia sẻ. Đã có hàng nghìn trường hợp bị các cơ quan chức năng xác minh, đấu tranh và xử lý ở các mức độ khác nhau do tung tin thất thiệt, đưa tin, bài không được kiểm chứng, sai sự thật, xuyên tạc.

Hành vi trên của một số người dân phần đa vẫn là do thiếu hiểu biết về pháp luật, chủ quan, đơn giản trong việc tạo tin và đưa tin lên mạng xã hội. Mặt khác là do người tham gia mạng xã hội thiếu trách nhiệm, muốn tạo thông tin lạ, tin hot nhằm câu like, câu view, gây sự chú ý trên mạng hoặc phục vụ việc bán hàng online… Nhưng chúng ta cũng cần cảnh giác, rất có thể một số phần tử bất mãn trong nước tung tin thất thiệt theo sự giật dây của các thế lực thù địch.

Không chỉ gây hoang mang trong dư luận, những hành vi do thiếu hiểu biết và nhằm động cơ, mục đích xấu của cá nhân như đã nêu trên còn gây nhiễu loạn thông tin khiến người dân hoang mang khó phân biệt được đâu là thông tin chính xác, đâu là thông tin giả, để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Mặt khác, thông tin giả còn gây khó khăn không nhỏ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt khi mà các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong nước và nước ngoài lợi dụng tình hình dịch để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, thì sự xuất hiện tràn lan những tin đồn thất thiệt, tin giả như trên chẳng khác nào “nối giáo cho giặc”.

NHỮNG GIỌNG ĐIỆU XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ

Bên cạnh người dân trong nước thiếu hiểu biết hoặc vì động cơ, mục đích cá nhân, một thủ đoạn đang được một số tổ chức phản động, phần tử cơ hội chính trị ráo riết thực hiện là lợi dụng khoảng trống thông tin khi các cơ quan báo chí, truyền thông của ta chưa đăng phát kịp thời để cóp nhặt, nhào nặn, lồng ghép tạo dựng những thông tin giả bóp méo, xuyên tạc sự thật rồi tung lên không gian mạng nhằm cản trở cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Chẳng hạn chúng suy diễn rằng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh là do cấp ủy, chính quyền thiếu quan tâm đến tính mạng, sức khỏe người dân; là do năng lực quản lý, điều hành của chính quyền yếu kém nên không có các chủ trương, biện pháp quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh. Trong thực hiện chủ trương tiêm vắc xin các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc rằng: Việt Nam quá lạc quan với kết quả phòng, chống dịch bằng biện pháp hành chính nên “thiếu chủ động” trong thực hiện tiêm vắc xin; từ một số trường có tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin, trong khi các cơ quan báo chí chính thống chưa kịp thông tin thì một số tổ chức phản động lưu vong móc nối với các đối tượng cơ hội, bất mãn chính trị ở trong đã đưa ra những thông tin rất phi khoa học để so sánh, suy diễn cho rằng loại vắc xin này tốt, vắc xin kia không tốt; cán bộ thì được tiêm vắc xin tốt, còn vắc xin chất lượng thấp thì tiêm cho người dân và đưa ra “khuyến cáo” chỉ tiêm loại vắc xin do nước này sản xuất không nên tiêm vắc xin của nước kia….

Những thông tin sai trái, những giọng điệu xuyên tạc ấy ít nhiều đã làm ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng, tâm lý của những người dân nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết; làm cho thế giới hiểu chưa đúng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và tinh thần “Chống dịch như chống giặc” của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Cùng với thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật về diễn biết tình hình dịch bệnh, các thế lực thù địch còn xuyên tạc công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các địa phương. Chúng cho rằng tình hình dịch phức tạp mà vẫn thực hiện “mục tiêu kép” là coi thường tính mạng, sức khỏe nhân dân… Thực chất của chiêu trò này là nhằm tạo dư luận trái chiều, kích động người dân gây áp lực với Đảng và Nhà nước. Những thông tin thất thiệt, xấu độc này càng trở nên nguy hiểm khi một số người dân thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm lên mạng xã hội “té nước theo mưa” chia sẻ, phát tán, bình luận...

TỈNH TÁO ĐỂ KHÔNG TIẾP TAY CHO KẺ XẤU

Tình hình dịch ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, dù tình hình chưa lắng dịu, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh nhưng nước ta vẫn được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả. Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với mục tiêu tiêm 150 triệu mũi cho khoảng 75 triệu người đã và đang được thực hiện tích cực, khẩn trương và đã đạt những kết quả quan trọng bước đầu. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thành công trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội và đang tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm ấy trước những diễn biến mới của tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên tình trạng một số người nhận thức hạn chế, thiếu trách nhiệm, lợi dụng tình hình dịch để tung tin giả, tin xấu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm xã hội và đạo đức công dân đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Trở lại với những thông tin thất thiệt về công tác phòng, chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, đối với các trường hợp có hành vi lan truyền thông tin thất thiệt, sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội, các cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trước tình trạng nhiễu loạn thông tin liên quan đến phòng, chống dịch CVID-19 trên không gian mạng, các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân hãy bình tĩnh, không nghe theo các thông tin không chính xác, không lan truyền các thông tin không kiểm chứng.

Cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật về diễn biến, tình hình dịch bệnh là cần thiết nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế. Cơ bản, lâu dài vẫn phải là phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc cung cấp kịp thời thông tin chính thống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức về dịch COVID-19 cho nhân dân. Khi nhận thức đúng, có đủ kiến thức cần thiết người dân sẽ bình tĩnh, không nhẹ dạ, cả tin, hoang mang trước những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng xã hội. Mặt khác, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục giúp cho người dân am hiểu hơn về pháp luật, nắm rõ về các chế tài xử lý đối với hành vi tung tin giả, tin thất thiệt và những biểu hiện lơ là, chủ quan, thực hiện không nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19… để tự giác chấp hành.

Bên cạnh lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn “đại dịch” tin giả, rất cần có sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng. Khi tham gia vào môi trường mạng mỗi người dân bằng kiến thức và hiểu biết của mình hãy suy xét thận trọng, kỹ lưỡng trước những thông tin, hình ảnh, vidio tiếp cận, đừng vì nhẹ dạ, cả tin mà biến mình thành nạn nhân của “đại dịch” tin giả. Mặt khác mỗi cá nhân hãy kiềm chế cảm xúc đừng vì những diễn biến tâm lý nhất thời mà nghĩ sai, nghĩ xấu và có những phản ứng tiêu cực về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để rồi đăng tải, chia sẻ những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bình luận ác ý về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Những hành động như vậy chẳng những làm xói mòn niềm tin vào Đảng và chính quyền, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch mà còn làm hủy hoại cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, tự biến mình thành kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Cuộc chiến phòng, chống đại dịch COVID-19 chưa thể kết thúc một sớm, một chiều và phía trước chúng ta còn rất nhiều khó khăn, thử thách. Đây chính là thời điểm mà mỗi người dân cả nước nói chung và mỗi người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thể hiện rõ nhất trách nhiệm công dân của mình, đồng sức, đồng lòng phấn đấu vì mục tiêu chung chiến thắng đại dịch COVID-19. Một trong những việc làm cụ thể, có ý nghĩa thiết thực nhất trong lúc này là nói không và kiên quyết tuyên chiến với “đại dịch” tin giả.

                                                                                     ADMIN.PSY11

(ST https://tuyengiaokontum.org.vn/)

 

CẦN LAN TỎA “VÙNG XANH” THÔNG TIN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG - TB


Từ đầu đợt dịch thứ tư (27-4) đến nay, các cơ quan chức năng ở nhiều địa phương trên cả nước như từ Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau… đã xử lý hàng trăm vụ tung tin giả, xấu độc xuyên tạc công tác phòng, chống dịch covid-19.

Có thể thấy, việc xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật các vụ tung tin giả, tin thất thiệt nói chung, trong đó có về dịch bệnh Covid-19, nói chung là rất cần thiết, có tác dụng cảnh báo, răn đe người dân tìm hiểu kỹ, hành động có kiến thức và trách nhiệm với các thông tin trên mạng xã hội, đặc biệt là răn đe các đối tượng xấu toan tính tung tin giả với động cơ, mục đích xấu xa, đen tối.

Tuy nhiên, bên cạnh việc xử lý thông tin giả để “tiêu diệt” những “vùng đỏ” thông tin trên mạng xã hội, việc tạo ra, nhân lên, làm lan tỏa rộng rãi những “vùng xanh” thông tin chính xác, có trách nhiệm, mang tính xây dựng, nhân văn, tích cực trên không gian mạng cũng là điều rất cần thiết. Những thông tin này giúp lan tỏa những năng lượng tích cực, khích lệ, cổ vũ người dân, nhất là các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch, để có thêm niềm tin, sức mạnh nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc” Covid-19.

Một trong những “vùng xanh” nổi bật là 579 Group “Tôi yêu xã, phường, thị trấn” đã góp phần hỗ trợ hữu hiệu để tuyên truyền kịp thời, chính xác các chủ trương, quy định về công tác phòng chống dịch đến từng người dân Thủ đô Hà Nội. Sự lan tỏa mạnh mẽ của “vùng xanh” tràn đầy năng lượng tích cực này là chỉ trong vòng 1 tháng sau khi triển khai, hàng trăm group do Đoàn Thanh niên CATP Hà Nội và 30 quận, huyện, thị đoàn trên địa bàn Thủ đô phối hợp vận hành đã thu hút 400.000 thành viên tham gia với 1,7 triệu lượt tương tác với người dân.

Trong những ngày giãn cách xã hội, với hệ thống 579 Group “Tôi yêu xã, phường, thị trấn” đã hoạt động hết sức hiệu quả và thiết thực, không chỉ gắn kết người dân trên địa bàn thành phố mà còn góp phần hỗ trợ hữu hiệu từng địa phương trong công tác tuyên truyền kịp thời, chính xác các chủ trương, quy định về phòng, chống dịch Covid-19 đến từng người dân; đồng thời phản ánh những vi phạm pháp luật và phòng, chống dịch… Các nhóm cũng đã tuyên truyền phản bác, đính chính thông tin trên không gian mạng, thông tin truyền miệng không chính xác tại địa bàn từng tổ dân phố, thôn, xóm của các phường, xã, thị trấn. Thông qua không gian mạng, chiến sĩ trẻ Thủ đô giúp người dân kịp thời, định hướng cho giới trẻ những điều nên và không nên khi đăng tải, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Rõ ràng, càng nhiều những “vùng xanh” thông tin như 579 Group “Tôi yêu xã, phường, thị trấn” trên các không gian mạng xã hội (Facebook, YouTube, Zalo, Tiktok…) cũng chính là giúp thu hẹp, triệt tiêu các “vùng đỏ” tin giả, xấu độc nhằm bảo vệ sự bình yên trên không gian mạng, bảo vệ sự an toàn cho người dân trước dịch bệnh.

TB

 

XỬ LÝ NGHIÊM TIN GIẢ, XẤU ĐỘC TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN MẠNG XÃ HỘI - TB


Những thông tin thất thiệt, tin giả trong dịch bệnh có thể gây ra những tác hại ghê gớm khi mà tại nước ta hiện đã có khoảng 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73% dân số. Với rất nhiều tính năng được tích hợp, mạng xã hội đang trở thành nơi chia sẻ thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những thông tin tích cực, có ích, trên mạng xã hội cũng có những người do thiếu hiểu biết, thông tin và nguy hại nhất là các đối tượng xấu, tổ chức lợi dụng không gian mạng để đưa lên, tung ra những thông tin thất thiệt, sai trái, thậm chí là những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, gây ra những tác hại khôn lường, làm đảo lộn đời sống người dân, gây hoang mang, sợ hãi, lo lắng trong cộng đồng, xã hội ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc chiến chống dịch vốn đang rất cần sự chung sức đồng lòng của mọi lực lượng, tất cả các tầng lớp nhân dân.

Đặc biệt, từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện tại nước ta, đã có rất nhiều tin giả về dịch bệnh được phát tán trên các mạng xã hội. Những ngày gần đây, khi đợt dịch thứ tư diễn biến rất nhanh, phức tạp và khó lường, lượng tin giả có dấu hiệu gia tăng trên mạng xã hội. Nội dung chủ yếu của các thông tin thất thiệt, bịa đặt này là đưa sai sự thật về tình hình dịch bệnh, nhất là các “điểm nóng” đang thực hiện giãn cách xã hội; xuyên tạc về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và các địa phương… và nguy hại nhất, dụng ý đen tối nhất là các tin giả nhằm kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các tin giả liên quan dịch bệnh đang là thông tin được cảnh báo và xử phạt hành chính nhiều nhất thời gian gần đây. Điển hình như, ngày 6-8 vừa qua, VAFC đã phát hiện nhiều tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ, phát tán nội dung thông tin được cho là phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trung tâm khẳng định, nội dung thông tin này là giả mạo, xuyên tạc phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Ngày 9/8, trên một số diễn đàn, mạng xã hội lan truyền thông tin tại Trung tâm Y tế quận Đống Đa, Hà Nội phát hiện các ca mắc Covid-19. Những ca này, trước đó đã tham gia tiêm chủng cho người dân dẫn đến nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng với khoảng 5.000 F1. Chiều 10/8, UBND quận Đống Đa khẳng định thông tin trên hoàn toàn sai sự thật; đề nghị người dân nên cảnh giác, nắm bắt thông tin chính xác từ các cơ quan chức năng; phối hợp phản ánh cho cơ quan chức năng các thông tin sai sự thật.

Gần đây nhất, không ít tài khoản Facebook cá nhân chia sẻ, phát tán tin giả mạo có nội dung "Quận 12 thông báo tiêm vắc xin Trung Quốc, dân bỏ về hết". Chiều 13-8, VAFC đã khẳng định nội dung thông tin trên là tin giả, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời chuyển cơ quan chức năng để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

TB

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM TB

 


          Đối với mỗi người dân Việt Nam và kiều bào ta ở nước ngoài, yêu nước đã trở thành truyền thống cực kỳ quý báu, nguồn cội của mọi chiến thắng, giúp dân tộc băng qua những khó khăn, hiểm nguy chống thù trong, giặc ngoài, thiên tai, bão lũ để trường tồn và phát triển. Thấy được sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề này làm mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam dưới những chiêu bài khác nhau, tiêu biểu trong số đó là Hồn Nước với bài viết “Nước mất vì hèn” đăng trên trang Danlambao. Xuyên xuyên bài viết là những quan điểm hết sức phản động về lòng yêu nước, tinh thần ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam; về vai trò, vị trí của từng giai cấp, giai tầng trong xã hội và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

          Trước hết, Hồn nước cho rằng, Việt Nam là một dân tộc đã bị phá sản, mất nguồn cội, sa đà vào sự ngu hèn thấp kém, không còn tìm thấy bản chất hào hùng, truyền thống bất khuất của tổ tiên xa xưa.

           Cần khẳng định rằng, Hồn Nước chẳng hiểu gì về bản chất, truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu ngoan cường “Một tấc không đi, một li không rời”, “Còn một cái lai quần cũng đánh” của dân tộc Việt Nam. Sự thật lịch sử đã chứng minh truyền thống yêu nước đã thấm sâu, quện chặt vào trong huyết quản của mỗi người dân Việt Nam, trở thành niềm tin, lẽ sống để mỗi người dân Việt Nam vượt qua hiểm nguy sẵn sàng dâng hiến cuộc đời và tuổi thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Con người Việt Nam nếu không được nuôi dưỡng, tắm mát từ truyền thống yêu nước của dân tộc thì khó có thể đánh bại được kẻ thù xâm lược. Do đó, truyền thống yêu nước dân tộc đã trở thành động lực to lớn để mỗi người dân Việt Nam có thể cảm nhận và chuyển hoá thành những hành động, việc làm thiết thực làm nên những thắng lợi huy hoàng rực rỡ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thực tiễn cũng cho thấy, nhân dân ta phải liên tiếp đương đầu chống giặc ngoại xâm, tiến hành hàng chục cuộc kháng chiến để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ, hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng để giành độc lập dân tộc, với thời gian chống ngoại xâm và đô hộ của nước ngoài lên đến hơn 12 thế kỷ. Thử hỏi nếu không được nuôi dưỡng tắm mát bằng nguồn sữa trong lành, mát dịu bởi truyền thống yêu nước của dân tộc thì làm sao Nhân dân ta có thể đánh bại được những cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang, với những loại vũ khí tối tân, hiện đại bậc nhất thế giới. Rõ ràng nhận thấy, đất nước chỉ hưng thịnh khi khơi dậy được lòng yêu nước, quy tụ được người tài, đức dốc lòng vì nước, dám xả thân vì nghĩa lớn. Đất nước không có người hiền tài thì không thể hưng thịnh,với truyền thống yêu nước nồng nàn, không giun sợ trước khó khăn, hiểm nguy sẵn sàng đương đầu với quân thù xâm lược, với tinh thần “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải quyết dành cho được độc lập dân tộc”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” dân tộc ta đã đứng dậy vươn lên cầm súng bảo vệ phẩm giá của mình:

“ Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

       Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm

Chúng muốn ta bán nước ô nhục

Ta làm sen thơm ngát giữa đầm”

                                   Tố Hữu

             Tinh thần yêu nước mà Hồn Nước đề cập trong bài viết của mình chỉ là cái vỏ bọc nguỵ trang để Y và các thế lực thù địch hô hào, lôi kéo những người dân thiếu hiểu biết, những thành phần cộn cán, bất mãn với chế độ để chống đối lại đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân của Đảng, Nhà nước. Nhiều người, vì tin theo những lời xúi giục của những kẻ chống phá đã thiếu tỉnh táo và có những hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của Nhà nước, xuyên tạc truyền thống yêu nước, phẩm chất, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

          Thứ hai, Hồn nước đã trắn trợn quy kết cho Đảng, Nhà nước ta đầy ngu muội, u mê nhưng cũng đầy lòng tham, tham quyền, tham ghế, tham danh, tham lợi nên bán nước, buôn cả dân. Rõ ràng, đây là những lời xuyên tạc, bộc lộ rõ bộ mặt chống phá Đảng, Nhà nước của Hồn Nước.

          Trong suốt hơn 88 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam đã có nhiều khởi sắc từ chỗ không đủ ăn đã trở thành nước xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su…đứng hàng đầu trên thế giới, bộ mặt từ nông thôn đến thành thị ngày càng đổi mới, chúng ta có quan hệ ngoại giao với hơn 180 nước, quan hệ kinh tế thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế ASEAN, ASEM, APEC, WTO…mặc dù xã hội vẫn còn tồn tại hạn chế như tham nhũng, lãng phí…nhưng dòng chảy chính vẫn là hoà bình, độc lập dân tộc và phát triển đất, Nhân dân vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào những hành động quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua. Và Nhân dân cũng hiểu rõ, ai mới là người mang lại lợi ích cho mình; ai là người đã mang lại tự do, độc lập cho dân tộc; ai là người đã mang lại hòa bình, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn dân. Không ai khác, đó chính là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là minh chứng cho sự hoà hợp giữa ý Đảng, lòng dân đã hoà quyện thống nhất với nhau, tạo thành sức mạnh vô địch của mọi thắng lợi.

           Từ niềm tự hào về truyền thống yêu nước quật cường đã được rèn luyện qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc ta, mỗi người dân Việt Nam yêu nước hãy ra sức giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, anh hùng cách mạng mà ông cha ta đã truyền lại, biến nó trở thành sức mạnh to lớn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nếu lòng yêu nước không đặt đúng chỗ, tất yếu sẽ tự biến mình thành “công cụ” của những kẻ xấu. Ai đó đang dốc tâm xuyên tạc lịch sử nên nhớ kỹ lời dạy của người xưa: “Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ”.

TB

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI SỰ XUYÊN TẠC THÀNH QUẢ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 Đ.Q.11

 

Có thể nói, Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 đã đi vào lịch sử dân tộc, mở ra thời kỳ lịch sử mới, có ý nghĩa trọng đại của dân tộc Việt Nam, là một trang chói lọi trong lịch sử dân tộc ta.

Tuy nhiên, đi ngược lại với dòng thác cách mạng của đất nước, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị luôn tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử truyền thống dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo, vu cáo Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giá trị và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là minh chứng hiển nhiên của lịch sử. Thế nhưng, đến nay vẫn có không ít những quan điểm xuyên tạc, luận điệu sai trái, thù địch, phản động, những nhận thức lệch lạc đánh giá không đúng về ý nghĩa, tầm vóc lịch sử của sự kiện vĩ đại này.

Như chúng ta đã biết, để làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám “long trời, lở đất”, cả dân tộc Việt Nam với quyết tâm và tinh thần “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”, đã nhất tề vùng lên, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã thành công, lật đổ bộ máy thống trị phát xít cùng triều đình phong kiến, thiết lập nên chính quyền cách mạng trên cả nước. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một chế độ mới, là chặng đường phát triển của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Cuộc cách mạng vĩ đại đó đã chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta, đồng thời chặt đứt những mắt xích quan trọng của chế độ thực dân, thúc đẩy, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức, nô lệ các nước thuộc địa trên toàn thế giới.

Mặc dù thụ hưởng thành quả của Cách mạng Tháng Tám gần 80 năm qua, song một số kẻ lại mạo danh, núp bóng “Người Việt Nam yêu nước” “ăn cháo đá bát”, đòi xét lại sự kiện lịch sử Cách mạng Tháng Tám. Có nhiều phần tử cơ hội chính trị tỏ ra bất mãn, cực đoan, quá khích, dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “xã hội dân sự” đấu tranh với cái gọi “vì chính nghĩa”, vì “dân chủ, tự do”, bất chấp lẽ phải, phẩm giá con người tung ra những luận điệu trắng trợn, hằn học, bỉ ổi rằng: Thành quả Cách mạng Tháng Tám nhanh chóng rơi vào tay Đảng Cộng sản. Chúng vu cáo đây là nguyên nhân dân tộc Việt Nam rơi vào “thảm họa” hai cuộc chiến tranh tàn khốc chống Pháp và chống Mỹ khiến cho đất nước bị tàn phá, dân tộc phân ly và ngày nay tiếp tục tình trạng nghèo đói, lạc hậu. Theo họ, nếu không đi theo con đường của cách mạng vô sản vạch ra, Việt Nam vẫn có độc lập mà tránh được chiến tranh, đi theo con đường của nước tư bản phát triển tới phồn vinh.

Cách mạng Tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ làm chủ cuộc đời mới, kỷ nguyên nhân dân được tự do, đất nước được độc lập. Sức lan tỏa của Cách mạng Tháng Tám đã thức tỉnh các dân tộc trên thế giới, các nước Phi, Mỹ La tinh, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc để giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột. Thủ đoạn của chúng là cố tình khoét sâu vào nỗi đau chiến tranh và vu cáo, đổ vấy hậu quả đau thương này cho chính quyền cách mạng, cố tình chia rẽ đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đẩy một bộ phận nhân dân xa rời Đảng, Nhà nước.

Có thể khẳng định rằng, những nội dung xuyên tạc trên không có gì mới, chỉ là trò “bổn cũ soạn lại”, năm nào đến dịp cả nước kỷ niệm ngày lễ trọng đại, chúng lại lôi ra với ý đồ nói lâu, nói dai, nói đại để mong bỡn quá hoá thật. Tuy nhiên, chính sự nhai đi nhai lại luận điệu ấu trĩ ấy càng chứng tỏ bản chất phản động, phi lý của các thế lực chống đối. Bởi sự thật hiển nhiên chỉ có một, còn ngụy tạo tất bị chân lý phơi bày, không thể khoác áo giả dối, đánh lừa. Do vậy, chúng ta phải hêt sức cảnh giác để không rơi vào bẫy của kẻ thù. Mỗi con người Việt Nam cần nâng cao nhận thức để đạp tan các luận điệu xuyên tạc này, giữ vững thành quả cách mạng, đưa đất nước đi lên, sánh vai với các cường quốc năm châu.

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU PHỦ NHẬN CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TỪ VIỆC CỔ SÚY “CHỦ NGHĨA HỘI TỤ” Đ.Q.11


Trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều ý kiến đã đề cập đến vấn đề “chủ nghĩa hội tụ”, coi “chủ nghĩa hội tụ” là con đường khả dĩ, phù hợp với thời nay và đưa ra “khuyến nghị, khuyến cáo” Việt Nam là: “Phải thay Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng chủ nghĩa hội tụ”, “là hội tụ chủ nghĩa tư bản hòa vào chủ nghĩa xã hội”. Vậy, sự thật đằng sau khuyến cáo đó là gì? Đây có thể nói là quan điểm hết sức phản động, cần phải đấu tranh loại bỏ.

Trước hết có thể thấy rằng, thuyết hội tụ (convergence thesis) hay chủ nghĩa hội tụ xuất hiện từ thế kỷ 20. Đó là thuyết xã hội học tư sản, cho rằng hai chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN) đang phát triển theo những con đường ngày càng xích lại gần nhau và cuối cùng sẽ hòa nhập vào nhau, hình thành nên một xã hội mới, trong đó kết hợp những tính chất tích cực của chế độ tư bản và của chế độ XHCN. Những người chủ trương nổi tiếng nhất của thuyết này là P.A.Sorokin, J.K.Galbraith, J.Tinbergen. Thuyết này cho rằng, trong 4 nguyên tắc của CNTB, xã hội sẽ giữ lại 3 nguyên tắc, đó là chế độ tư hữu, kích thích kinh tế và động cơ lợi nhuận, cơ chế thị trường; bỏ nguyên tắc nhà nước không can thiệp. Với CNXH, sẽ giữ 3 nguyên tắc: Trình độ bình đẳng cao, kiểm tra công nhân đối với sản xuất, kế hoạch hóa kinh tế; bỏ nguyên tắc sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.

Từ thực tiễn phát triển của xã hội, có thể thấy rằng, Thuyết hội tụ thiếu cơ sở khoa học, chỉ nhấn mạnh những nét tương tự về cấu trúc kinh tế, kỹ thuật, khoa học mà không nói đến sự khác nhau về bản chất giữa CNTB và CNXH. Đó là sự khác nhau của chế độ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Tất nhiên, không chỉ là quan hệ sản xuất mà là ở quyền tự do, dân chủ, công bằng, quyền con người và sự tiến bộ xã hội toàn diện của con người dựa trên trình độ kinh tế-văn hóa xã hội văn minh cao hơn CNTB trong tương lai.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết là trong quá trình cách mạng và kiến thiết đất nước phải luôn chủ động phòng, chống cả khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh, nhưng tùy từng lúc mà chống khuynh hướng nào là chính. Khởi đầu thời kỳ đổi mới là lúc chống lại bệnh tả khuynh, duy ý chí. Nhưng sau đó và cũng như hiện nay thì phải quan tâm chống bệnh hữu khuynh, cơ hội là chính.

Tuy nhiên, vẫn có người cố tình tán dương, tâng bốc một cách thô thiển chủ nghĩa hội tụ một cách thô thiển như: “Cần thấy rằng, nước ta hiện nay vẫn đang phải đi hai chân: Vừa đi theo chủ nghĩa cộng sản để cứu dân, cứu nước, vừa đi theo CNTB để xây dựng dân giàu, nước mạnh, chủ yếu là đi theo các mặt đúng đắn của cả hai loại chủ nghĩa, hay cả hai loại chế độ chính trị này”.

Do vậy, cần nhận thức rõ sự sai trái của “Chủ nghĩa hội tủ” và đấu tranh chống lại những phần tử tán dương nó. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ, đảng viên cần thấy đưcọ bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ XHCN, thấy được mặt trái của CNTB để tuyên truyền tới quần chúng nhân dân. Khoa học phát triển, công nghệ thông tin phát triển sẽ kéo theo sự bùng nổ các quan điểm, bài viết. Trong đó sẽ có nững quan điểm phản động, sai trái. Vì thế nên, chúng ta cần hết sức tỉnh táo và chọn lọc thông tin.

 

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - KNV

 

          Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị xã hội quý báu được tích lũy và phát triển trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền phát triển không ngừng, là thành quả của nhân loại, nó hình thành và phát triển cùng với sự tiến bộ xã hội và cho đến nay đã được thế giới thừa nhận về mặt lý luận như một học thuyết về nhà nước pháp quyền. Hiện nay các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa đang nổ lực xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Việc xác định mục đích, nội dung, phương hướng và biện pháp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ được đông đảo người dân ở các nước này, mà còn cả những người dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới đồng tình, ủng hộ. Vì đó là nhà nước mà phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định và thừa nhận tính tối cao của pháp luật; với hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản của công dân (hoặc con người nói chung). Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân và do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số người do hạn chế về nhận thức hoặc bất đồng về chính kiến đã có quan điểm không đúng khi cho rằng: “đã có pháp quyền, tại sao phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, hay “trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì Đảng, nhà nước, cán bộ, công chức của Đảng, nhà nước đứng ngoài pháp luật”… Mục đích của các quan điểm này nhằm phủ nhận các giá trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ca ngợi nhà nước pháp quyền của các nước phương Tây. Trước những luận điệu đó, cần nhận thức đúng đắn một số vấn đề sau:

Một là, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan

Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước mà là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. Xuất phát từ nhu cầu, khát vọng của con người mong muốn có một xã hội tiến bộ, công bằng, không có áp bức, bóc lột mà ở đó pháp luật giữ vị trí thượng tôn trong xã hội mà các nhà hiền nhân trí sĩ đã hướng con người tới việc phải xây dựng cho được Nhà nước pháp quyền là tổ chức chính trị của nhân dân, bảo đảm chủ quyền của nhân dân là nhà nước tôn trọng, thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do, dân chủ của công dân chịu trách nhiệm trước công dân về những hoạt động của mình, còn công dân phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và chịu trách nhiệm pháp lý về những hành vi vi phạm pháp luật của mình; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong mọi tổ chức, hoạt động của nhà nước; có mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức, quản lý bộ mãy làm việc của nhà nước...  Đồng thời, còn xuất phát từ bản chất và tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi người dân trên các phương diện khác nhau của đời sống xã hội, mà vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã chủ nghĩa đặt ra như một tất yếu khách quan. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện rõ bản chất tốt đẹp, cùng tính ưu việt của nó trong việc quan tâm, chăm lo đến người dân, coi nhân dân là chủ thể của mọi hoạt động, do đó, tính tự giác chủ động, sáng tạo của người dân cũng được phát huy một cách cao độ.

 Không chỉ có vậy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa luôn chứa đựng những rủi ro bởi sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, cùng với đó những biểu hiện của tệ quan liêu, tham nhũng, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên cần có những cơ chế, chính sách, điều luật đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn, tiêu diệt những hiện tượng đó, đảm bảo cho pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực thi đi vào thực tiễn cuộc sống, phát huy được tác dụng của mình.

Hai là, Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền mang bản chất của giai cấp công nhân. Đó là nhà nước tổ chức, quản lý, điều hành xã hội trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật với mục đích đảm bảo quyền lực cho nhân dân. Giá trị xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là việc tạo ra một hệ thống các quan hệ bảo đảm sự thống trị của pháp luật trong tất cả các lĩnh vực xã hội. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền lực thực sự thuộc về nhân dân lao động, điều này được quy định một cách khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội. Khi nhân dân được làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì đương nhiên mọi công dân đều có quyền lực. Toàn bộ hoạt động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những nguyên tắc tổ chức đều thể hiện quan điểm của giai cấp công nhân, nhằm từng bước thực hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu ra; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước mà ở đó các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thống nhất và có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó.

 Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và các tập thể, cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Tức là Nhà nước pháp quyền phải xác lập được thể chế bảo đảm cho mọi chủ thể như nhà nước, tập thể và cá nhân không (và không thể) đòi hỏi cái ở ngoài hoặc ở trên những điều được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Các thể chế, nhất là thể chế hành pháp, tồn tại, hoạt động không rời rạc, mà là một thể thống nhất, chế ước lẫn nhau. Bởi vì, tính hiệu lực, hiệu quả của mỗi thể chế chỉ có được khi thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy tính hiệu lực, hiệu quả của thể chế liền sát bên trên và bên dưới cũng như tất cả các thể chế khác. Trong điều kiện, môi trường thể chế như vậy, chỉ tòa án mới có quyền phán xử việc tuân thủ pháp luật. Việc thực hiện pháp luật được bảo đảm bằng một hệ thống tòa án độc lập; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước do một đảng duy nhất lãnh đạo - Đảng Cộng sản.

Như vậy, vấn đề cốt lõi, bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước đó phải thực sự của dân, do nhân dân và vì nhân dân, quan điểm cho rằng, có Nhà nước pháp quyền không cần đến vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước chỉ là phản động, xuyên tạc, cơ hội chính trị, chúng ta cần phải phê phán, bác bỏ.

 

                                                                                         

 

 

 

 

 

Phạm Trần lại phủ nhận cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng ta - KNV


Trong những ngày gần đây Ủy ban Kiểm tra Trung ương công bố hàng loạt các quyết định về việc kỷ luật đối với những sai phạm của các cá nhân, tổ chức có những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành cơ quan để thất thoát tài sản của Nhà nước trên các phương tiện thông tin truyền thông khác nhau. Những tín hiệu đó cho thấy, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng đã thể hiện bằng những hành động cụ thể, lấy lại niềm tin của nhân dân, thực sự đưa cuộc chiến chống tham nhũng trở thành phong trào, thành xu thế của toàn xã hội. Tuy nhiên, các thế lực phản động, bất đồng chứng kiến đã không thừa nhận hành động đó mà tìm mọi cách phủ nhận, xuyên tạc, hạ thấp uy tín của Đảng trước cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, trong số đó là Phạm Trần với bài viết “Đảng bị cảnh cáo: Sẽ mất lãnh đạo nếu thua tham nhũng” đăng trên trang danlambao ra ngày 22 tháng 11 năm 2017. Xin được chia sẻ với bạn đọc để hiểu rõ hơn về quyết tâm chính trị của Đảng ta trong cuộc đấu tranh chống lại tham nhũng.

Thứ nhất, Phạm Trần cho rằng, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng ta sẽ không đem lại kết quả như mong muốn

Phạm Trần cho rằng: Công tác kê khai tài sản của các cấp lãnh đạo từ Trung ương về cơ sở như trò diễn kịch bôi bác và hình thức, hàng năm cứ kê khai mà không phát hiện được nguồn gốc của tài sản giá trị hàng chục tỉ bạc thì kê khai làm gì cho tốn công, tốn của. Thực tiễn cho thấy, việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên đã giúp Đảng, Nhà nước và các cơ quan, chức năng ban ngành có liên quan kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong kê khai tài sản; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định”.

Gần đây, dư luận cũng băn khoăn về khối lượng tài sản “khủng” của một số cán bộ là thứ trưởng, người đứng đầu chính quyền địa phương mà báo chí phản ánh; việc giải trình của những người liên quan đều cho rằng đã thực hiện kê khai tài sản đầy đủ, đúng quy định. Song, nhiều ý kiến chưa đồng tình và đề nghị các cơ quan chức năng cần kiểm tra để làm rõ nguồn gốc số tài sản đó. Nếu là tài sản chính đáng, thì minh oan cho cán bộ đó, nếu không chính đáng thì phải điều tra, xử lý đúng pháp luật. Quá trình kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, các cơ quan liên quan đã phát hiện ra những sai phạm của các cá nhân, tổ chức chậm tổ chức kê khai; không kê khai, kê khai không trung thực; không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm, hoặc tẩu tán tài sản khi kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Vì vậy, quy định số 85-QĐ/TW, ngày 23-5-2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hoan nghênh, kỳ vọng vào tinh thần quyết tâm của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

Thứ hai, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta đã và đang giành được những thắng lợi nhất định

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem tham ô, tham nhũng, lãng phí là căn bệnh “tứ chứng nan y” của các nhà nước. Người nhấn mạnh: “Tham ô là trộm cắp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”. Sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, lãng phí không chỉ làm suy giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống mọi mặt của nhân dân lao động, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng cầm quyền. Nhận thức được điều đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam tiếp tục khẳng định và quyết tâm đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, khẳng định “không tồn tại vùng cấm trong phòng, chống tham nhũng”. Những kết luận đánh giá sai phạm chặt chẽ, thể hiện sự nghiêm minh trong thời gian qua của Ủy ban kiểm tra Trung ương đã chứng minh rằng: Không có chuyện hạ cánh an toàn. Không có chuyện thế lực ngầm. Nhiều cán bộ sai phạm bị xử lý theo kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước như: vụ Trịnh Xuân Thanh, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ và bí thư Thành uỷ thành phố Đà Nẵng, Châu Thị Thu Nga, Giám đốc Sở Tài nguyên, môi trường tỉnh Yên Bái… Những hành động quyết liệt trên cho thấy sự đồng lòng và quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người tiên phong đi đầu đã nhóm lên ngọn lửa đấu tranh chống tham nhũng và là minh chứng cụ thể cho quan điểm không có “vùng cấm” trong xử lý các vụ tham nhũng, thể hiện nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, xóa đi những “thành ngữ” như “hạ cánh an toàn”, “tắm từ vai tắm xuống”.

Măc dù, cuộc đấu tranh này còn nhiều khó khăn, gian khổ, chông gai ở phía trước nhưng với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật không che giấu khuyết điểm vì sự hưng thịnh, tồn vong của chế độ nhất định cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn. Những lời lẽ và dẫn chứng của Phạm Trần dù có tinh vi, sảo quyệt thế nào đi chăng nữa thì cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta vẫn luôn nhận được sự đồng hành, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất định thành công, nhất định thắng lợi.

 

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ MẮC COVID-19 VẪN CẦN TIÊM VACCINE TLHSP


Các chuyên gia về y tế cho biết: Miễn dịch tự nhiên là vũ khí mạnh chống lại một số căn bệnh như thủy đậu hay sởi, người sống sót sau khi mắc bệnh có thể tạo miễn dịch tương đương, thậm chí mạnh hơn tiêm chủng.

Hiện chưa rõ lắm về việc miễn dịch sau khi mắc COVID-19 có mạnh như miễn dịch nhờ tiêm vaccine hay không. Điều rõ ràng là vaccine hiện có tạo lá chắn bảo vệ quan trọng, ngăn ngừa ca mắc bệnh nặng và tử vong, kể cả với biến thể Delta. Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần một liều vaccine Moderna hoặc Pfizer là có thể tăng cường miễn dịch cho những người đã từng mắc COVID-19.

Một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson ở Seattle khuyến nghị: Ai chưa tiêm vaccine thì đi tiêm càng sớm càng tốt. Khuyến nghị này đưa ra dựa trên một nghiên cứu đã khẳng định: Vaccine tạo miễn dịch mạnh hơn miễn dịch tự nhiên. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra cả nhóm tiêm vaccine và nhóm mắc bệnh đã hồi phục đều tạo ra kháng thể nhằm vào miền kết nối thụ thể (RBD). Đây là bộ phận mà SARS-CoV-2 dùng để dính và xâm nhập tế bào người. Nếu kháng thể gắn vào RBD, chúng có thể vô hiệu hóa virus.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Miễn dịch nhờ vaccine mRNA mạnh hơn miễn dịch tự nhiên trong nhiều trường hợp, điều này chứng tỏ tiêm chủng tạo kháng thể vừa nhiều hơn lại vừa tốt hơn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng miễn dịch tự nhiên có thể tạo kháng thể mạnh hơn. Một nhóm nghiên cứu đã đánh giá 254 người trong 8 tháng sau khi họ khỏi COVID-19 và phát hiện họ có phản ứng miễn dịch lâu dài và trên diện rộng. Điều này đúng với cả những người đã mắc COVID-19 thể nhẹ.

Một Giáo sư miễn dịch tại Trường Y Mount Sinai, cho biết: “Với kiến thức mà tôi có về virus SARS-CoV-2, tôi chưa rõ vaccine hay miễn dịch tự nhiên tốt hơn. Nhưng tôi cho rằng không có dữ liệu nào cho thấy ai đó đã mắc virus này thì không cần tiêm vaccine”.

Hiện vẫn chưa rõ tại sao có bệnh nhân COVID-19 hồi phục có thể duy trì lớp phòng vệ hiệu quả với bệnh này nhưng ở một số bệnh nhân khác, lượng kháng thể lại giảm nhanh. Nhưng nhờ tiêm chủng, phần lớn mọi người được đảm bảo có phản ứng miễn dịch mạnh, kể cả những người đã từng mắc COVID-19. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần một liều vaccine mRNA là có thể tăng mức kháng thể ở bệnh nhân đã hồi phục, giúp họ có phản ứng miễn dịch tương tự ở người chưa mắc bệnh mà tiêm hai mũi vaccine.

Tại Mỹ, trên 97% người nhập viện vì COVID-19 đều chưa tiêm vaccine. Mặc dù một tỷ lệ nhỏ người đã tiêm vẫn mắc bệnh nhưng triệu chứng nhẹ. Ngày 2/8, thượng nghị sĩ Lindsey Graham thông báo dương tính với virus nhưng chỉ gặp triệu chứng nhẹ. Ông nói: “Tôi rất mừng vì đã tiêm vaccine, vì nếu không tiêm, tôi chắc chắn tôi sẽ không thấy khỏe như bây giờ. Triệu chứng của tôi sẽ tồi tệ hơn nhiều”.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, chỉ 0,0018% tổng ca tử vong vì COVID-19 từ 14/12/2020 tới 19/7/2021 là ở người tiêm vaccine. Con số nhỏ bé này cho thấy rõ ràng vaccine có tác dụng./.

                                                         

 

NÂNG CAO CẢNH GIÁC VỚI CÁC CHIÊU BÀI LỢI DỤNG ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TLHSP

 

Sự lây lan dịch bệnh đang ngày càng phức tạp diễn ra trên hầu hết các tỉnh, thành phố. Điều này có tác động không nhỏ đến tình hình tư tưởng và đời sống của nhân dân. Cùng với cuộc chiến gay go, phức tạp của đội ngũ Y, bác sĩ, các lực lượng vũ trang quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh thì cuộc chiến trên không gian mạng cũng khốc liệt không kém. Các thế lực thù địch đang từng giờ, từng phút lợi dụng sự quan tâm của mọi người về dịch bệnh để đưa ra những thông tin sai lệch kèm theo những lời bình luận xuyên tạc và kích động gây ra sự hoang mang trong đời sống xã hội. Vì vậy, mọi người dân cần phải nâng cao ý thức cảnh giác với một số thủ đoạn sau:

Một là, lợi dụng sự phát triển của Internet, sự lan tỏa nhanh của các mạng xã hội như Facebook, Youtube,… chúng vẽ lên bức tranh đen tối về tình hình đại dịch tại nước ta gây hoang mang dư luận. Một số tổ chức phản động lưu vong như Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh BBC, RFA, VOA,… tung lên mạng xã hội hàng trăm, hàng nghìn thông tin giả gây nhiễu loạn thông tin. Điều này sẽ khiến người dân tỏ ra nghi ngờ những thông tin từ những kênh chính thống đưa ra. Thủ đoạn này là thường xuyên đưa ra những dự đoán tiêu cực, những con số không đúng trước khi có thông tin chính thống để tạo ra nhưng tin đồn gây hoang mang khiến cho công tác phòng chống dịch của chính quyền địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Hai là, tại các bài viết, video clip giật gân, gây sốc nhằm xuyên tạc tình hình dịch bệnh; hướng dẫn cách tự điều trị, chuẩn đoán tại nhà, tán phát thông tin khong cần vaccine có thể chữa khỏi virus Corona… và xuyên tạc về nguồn gốc của Covid – 19. Điều này làm quần chúng nhân dân suy giảm lòng tin của họ vào Đảng, vào chính quyền, tạo tâm lý sợ hãi, không tuân thủ theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch.

Ba là, chúng hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống dịch. Từ đó, chúng xuyên tạc một số quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Với thủ đoạn này, các thế lực khoét sâu vào những chủ trương, biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Nhất là với những người dân xa quê, đang bị dịch bệnh trở nên thất nghiệp, khó khăn. Mặc dù thời gian qua đã có nhiều hình ảnh tốt đẹp tuyên truyền rộng rãi về tinh thần tương trợ lẫn nhau của người dân. Nhưng vẫn còn không ít những thế lực thù địch lợi dụng các trang mạng xã hội gây ra những cảnh hỗn loạn không đúng nhằm làm sai lệch những quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước.

Để góp phần vào cuộc chiến chống dịch bệnh thành công thì việc nhận diện và loại bỏ những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong tình hình dịch bệnh hiện nay cũng là một biện pháp thiết thực. Trước hết, mỗi người dân cần phải nghiêm túc quán triệt và chấp hành nghiêm những biện pháp chống dịch khẩn cấp của chính quyền địa phương đang tiến hành. Trong đó có thực hiện nghiêm biện pháp 5K về phòng chống dịch bao gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo Y tế và tiêm chủng vacxin. Trong quá trình cập nhật thông tin cần xem xét cẩn thận về các trang mạng xã hội. Chỉ tin tưởng vào những trang chính thống của nhà nước với những thông tin đã được kiểm chứng. Không bình luận, chia sẻ những thông tin trên các trang mạng tự do để hạn chế sự lây lan những thông tin xấu độc. Đồng thời, tuyên truyền những hành động đẹp, những cử chỉ yêu thương trên khắp mọi miền của Tổ quốc để nhân rộng những gương điển hình, những truyền thống đoàn kết, quý báu của dân tộc trong những lúc gian khổ nhất. Sự đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và hành động tích cực sẽ tạo nên bức tường vững chắc không kẻ thù nào có thể xâm phạm.