Hiện nay, trước những diễn biến
phức tạp của tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới và tác động của mặt
trái kinh tế thị trường phần nào làm nhạt phai lý tưởng cách mạng của một bộ phận
cán bộ, đảng viên. Sự nhạt phai đó biểu hiện dưới nhiều khía cạnh chệch choạc.
Thay vì đề cao lý tưởng “Tổ quốc là trên hết”, nhiều người chỉ nhăm nhăm chăm
lo quyền lợi cá nhân, bảo kê lợi ích nhóm, bất chấp pháp luật, chà đạp đạo lý để
co kéo lợi ích tối đa về bản thân, gia đình và bộ phận nhỏ nhoi của mình. Thay
vì nguyên tắc làm việc “dĩ công vi thượng” (lấy việc công trên hết), nhiều người
đã lợi dụng cương vị, chức trách, quyền hạn của mình để làm việc vì động cơ cá
nhân, vụ lợi, thiếu chú trọng hoặc không thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu, đề
ra các giải pháp sáng tạo nhằm làm chuyển biến tiến bộ, toàn diện các mặt công
tác của tổ chức, cơ quan, đơn vị….
Có một sự thật xót xa là trong
số hơn 70 cán bộ cao cấp bị xử lý kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay,
nhiều người từng một thời không thiếu nhiệt huyết, lý tưởng cách mạng, nhưng
khi “leo lên” những vị trí quan trọng, được kẻ tung người hứng nên sinh ra chủ
quan, tự mãn, say sưa với quyền lực, đắm chìm vào lợi ích và lại thiếu rèn luyện
bản lĩnh cách mạng, thiếu tu dưỡng, thiếu nghiêm khắc với chính bản thân và
không thủy chung với lý tưởng mình đã lựa chọn, cho nên “ngã ngựa giữa đường”
và trả giá rất đắt.
Lý tưởng cách mạng không phải
là cái gì đó xa xôi, trừu tượng, khó hiểu, khó thực hiện, mà đó chính là nhận
thức đúng Cương lĩnh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước trong từng thời kỳ cách mạng; nắm vững, vận dụng nhuần nhuyễn và thực
hiện hiệu quả nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, gắn
rèn luyện phẩm đạo đức với nâng cao năng lực công tác, trong đó lấy việc giữ đức
làm gốc.
Nếu như trước đây, lý tưởng
cách mạng của Đảng đòi hỏi người đảng viên có tinh thần dấn thân, xông pha vào
nơi gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc; thì hiện nay, lý tưởng cách mạng của Đảng mong muốn, yêu cầu cán bộ, đảng
viên cần đề cao tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; biết giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân,
trong đó phải lấy lợi ích xã hội, lợi ích tập thể làm trọng; biết xử lý đúng mực,
hợp lý, hợp tình mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ; biết gắn kết chặt chẽ
và thực hiện giữa nói và làm, trong đó cần coi trọng làm đến nơi đến chốn, chất,
làm hiệu quả, làm vì sự trưởng thành của bản thân, vững mạnh, tiến bộ của tập
thể.
Nếu mỗi cán bộ, đảng viên không
tích cực tự tu dưỡng, rèn luyện, không biết trau dồi phẩm chất và năng lực sẽ dẫn
đến con đường tha hóa, biến chất. Các thế lực thù địch đang hàng ngày hàng giờ
lôi kéo chúng ta sa ngã. Do vậy, mỗi người phải nâng cao cảnh giác, tuyệt đối
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con dduwocngf XHCN mà Đảng và Nhân dân
ta đã lựa chọn. Đó là lý tưởng, là chân lý mãi mãi của dân tộc Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét