Ngày 30/5/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội
đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nhân dịp này, để định hướng cho các cấp ủy đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có
bài viết quan trọng “Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”.
Đại hội
đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ được tổ chức trong năm 2020; là đợt sinh
hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Đại hội
tiến hành trong bối cảnh đất nước đã qua 35 năm đổi mới, 30 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011
- 2020 với những thành tích đáng tự hào. Việc chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng
bộ các cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến hết nhiệm kỳ và để
thiết thực chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng, 75 năm Ngày thành lập Nước, 45
năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và 130 năm Ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh vĩ đại và hướng tới Đại hội XIII của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy: "Đại hội đảng rất quan hệ đến tương lai cách mạng của Đảng ta và của
nhân dân ta. Đại hội sẽ làm cho Đảng ta đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa, tư
tưởng và hành động đã nhất trí, càng nhất trí hơn nữa".
Tuy
nhiên, lợi dụng thời cơ tốt này các thế lực thù địch, bọn phản động trong và
ngoài nước tiến hành cấu kết, móc nối nhau ráo riết chống phá Đảng, Nhà nước,
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta với âm mưu, thủ đoạn ngày
càng tinh vi, nham hiểm hơn, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng…hòng phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, hạ thấp uy tín, nói xấu các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội nước ta.
Theo
nội dung khẳng định của đồng chí Tổn Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, để
bảo đảm cho đại hội đảng bộ các cấp thành công, công tác chuẩn bị và tổ
chức đại hội cần quán triệt một số quan điểm định hướng sau đây:
1.
Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định những vấn đề có
tính nguyên tắc trong Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chủ trương của Đảng;
2.
Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ
chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức
và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và bám sát các văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương, cơ
quan, đơn vị;
3.
Phát huy dân chủ rộng rãi, tập hợp cao độ trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội;
củng cố, nâng cao niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng;
4. Tôn
trọng quy luật khách quan, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý
luận, làm tốt công tác dự báo để xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ,
giải pháp phù hợp, khả thi cho cả trước mắt và lâu dài;
5.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý
đội ngũ cán bộ. Đặt lợi ích của Đảng, đất nước và nhân dân lên trên hết. Lấy
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, uy tín và hiệu quả công tác làm căn
cứ cơ bản để đánh giá, sàng lọc, bố trí cán bộ và đổi mới công tác nhân sự;
6. Gắn
công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu
nước, thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị; chủ động giải
quyết có hiệu quả các vấn đề phức tạp, bức xúc, tồn đọng kéo dài; kịp thời xử
lý có hiệu quả những vấn đề mới phát sinh.
Việc
chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp có nhiều nội dung quan trọng, đòi
hỏi các cấp uỷ, tổ chức đảng phải đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo thực
hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
Trước
hết, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên cần nhận thức đầy đủ, sâu
sắc ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của đại hội để chuẩn bị thật tốt
và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp.
Tăng
cường vai trò lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của cấp ủy, từ chuẩn bị nội
dung các văn kiện, phương án nhân sự, đến chuẩn bị các điều kiện phục vụ đại
hội; từ việc giải quyết những vấn đề nội bộ đến tập hợp, phát huy sức
mạnh của nhân dân. Phải chuẩn bị thật chu đáo tất cả các nội dung của đại
hội, không vì tập trung cho nội dung này mà xem nhẹ nội dung khác.
Thông
qua công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội để tập hợp, phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị; củng cố, tăng cường sự đoàn kết, thống
nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ. Mỗi cấp ủy, tổ
chức đảng và đảng viên phải xác định đại hội là dịp để chỉnh đốn đội ngũ,
siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, tinh thần dân
chủ, sáng tạo và trách nhiệm để tham gia có hiệu quả nhất vào các quyết định
của đại hội. Gắn từng nội dung của công tác chuẩn bị đại hội với đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy
tính tích cực, chủ động và vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên.
Đề cao vai trò của tập thể cấp ủy đi đôi với tăng cường trách nhiệm cá
nhân người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng trong việc giải quyết những vấn đề mà
cán bộ, đảng viên và nhân dân quan tâm.
Thực
tế một số nhiệm kỳ gần đây cho thấy, có một số đảng bộ chỉ tập trung lo cho
đại hội mà có phần buông lỏng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị,
không hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, thậm chí gây ảnh hưởng không
tốt cho nhiệm kỳ sau. Kinh nghiệm cho thấy, quá trình chuẩn bị đại hội cũng
là thời điểm các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội, bất mãn
chính trị triệt để lợi dụng để kích động, xuyên tạc, chống phá quyết liệt cả về
đường lối, chính sách và nhất là công tác nhân sự.
Thứ
hai, việc xây dựng báo cáo chính trị - văn kiện trung tâm của mỗi đại
hội, phải thể hiện một cách tập trung nhất tầm nhìn, bản lĩnh, trí
tuệ, ý chí, sức mạnh đoàn kết của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân.
Báo
cáo chính trị của đại hội là sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm,
sự sáng tạo, tầm nhìn, khát vọng của đảng bộ và định hướng phát triển
của địa phương, cơ quan, đơn vị. Quá trình xây dựng báo cáo phải bám sát Cương
lĩnh, các quan điểm, đường lối, định hướng lớn của Đảng, nhất là sáu
nhiệm vụ trọng tâm, ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XII, bám sát
định hướng chuẩn bị Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và tình hình thực tế để đánh
giá và xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực, khả
thi, hiệu quả để thực hiện trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và với tầm nhìn xa hơn.
Thứ
ba, báo cáo kiểm điểm của cấp uỷ phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ
sự thật, đánh giá đúng sự thật, chỉ ra những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân,
đề cao tự phê bình và phê bình, không nể nang, né tránh.
Báo
cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy như là tấm gương phản chiếu năng
lực và phẩm chất, ý chí và hành động, nếp nghĩ và cách làm của cấp ủy trong cả
nhiệm kỳ. Vì vậy, cần có thái độ nghiêm túc, khách quan, đánh giá đúng những ưu
điểm để phát huy và nghiêm khắc trước mỗi khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa.
Kiểm
điểm của cấp ủy phải bám sát vào quy chế làm việc, kết quả lãnh đạo tổ chức
thực hiện nghị quyết của đảng bộ, sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên và tình hình
cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc kiểm điểm phải đề cao tự phê
bình và phê bình, không nể nang, né tránh, như Bác Hồ đã căn dặn: "Một
Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa
nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó,
xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa
khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân
chính".
Thứ
tư, tổ chức tốt việc thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn
kiện của đại hội cấp trên trực tiếp và Đại hội XIII của Đảng, tạo thành đợt
sinh hoạt chính trị sâu rộng, hiệu quả, phát huy trí tuệ của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân.
Việc
tổ chức lấy ý kiến phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Căn
cứ tình hình cụ thể của đảng bộ để lựa chọn cách lấy ý kiến cho phù
hợp, tiếp thu được nhiều ý kiến có chất lượng. Cần định hướng, gợi mở
những nội dung quan trọng, những vấn đề mới, những vấn đề có nhiều phương án,
đồng thời dành thời gian thỏa đáng cho thảo luận tại đại hội.
Coi
trọng lấy ý kiến thông qua hội nghị, hội thảo, phương tiện thông tin đại chúng
và các diễn đàn khác phù hợp với từng đối tượng, nhất là ý kiến của các nhà
khoa học, chuyên gia, cán bộ lão thành, nhân sĩ, trí thức.
Phát
huy dân chủ, cầu thị, lắng nghe, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, không định
kiến với những ý kiến phản biện khác với ý kiến của đa số, nhưng phải kiên định
những vấn đề có tính nguyên tắc, không mơ hồ, dao động, luôn tỉnh táo, cảnh
giác với mọi âm mưu lợi dụng việc góp ý để xuyên tạc, chống phá.
Thứ
năm, làm tốt hơn nữa công tác cán bộ và tích cực, chủ động chuẩn bị nhân sự cấp
ủy, bảo đảm cho sự thành công của đại hội đảng bộ các cấp.
Thấm
nhuần sâu sắc lời dạy của Bác "cán bộ là cái gốc của mọi công
việc", "muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ
tốt hoặc kém", từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chấp hành Trung ương,
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp đã dành sự quan tâm đặc
biệt đến công tác cán bộ, coi đây là khâu "then chốt" của nhiệm vụ "then
chốt". Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế của Trung
ương, các cấp uỷ cần chủ động cụ thể hoá, hoàn thiện các văn bản về công tác
cán bộ và nhân sự cấp ủy cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng đảng bộ,
chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo trước khi đại hội các cấp.
Toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, trên dưới đồng
lòng, tích cực chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp, góp phần
quan trọng vào sự thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng". Kiên quyết không sử dụng những cán bộ diện quy hoạch có biểu hiện
chạy phiếu, mua phiếu tín nhiệm; suy thoái chính trị tư tưởng; tha hóa phẩm
chất đạo đức lối sống; trình độ năng lực chuyên môn hạn chế./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét