Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

CẢNH GIÁC VỚI THỦ ĐOẠN TUNG “TIN ĐỒN NHẢM ” TRÊN MẠNG XÃ HỘI NHẰM THỰC HIỆN MƯU ĐỒ CHÍNH TRỊ


     Hiện nay, trên mạng xã hội liên tiếp xảy ra các tin đồn thất thiệt, đáng chú ý, tin đồn không chỉ liên quan đến động cơ thiếu lành mạnh trong cạnh tranh, kinh doanh, gây chú ý bằng bịa đặt tin giật gân, bán hàng online, kiếm lời từ những hoạt động quảng cáo,… mà còn được các thế lực thù địch lợi dụng nhằm mục đích đen tối bằng thủ đoạn bịa đặt, vu cáo, vu khống nhằm vào uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam gây hoang mang trong tâm lý xã hội, tác động tiêu cực đến niềm tin của công chúng, đối với chế độ hòng đẩy tới sự rối loạn, bất ổn về kinh tế, văn hóa, từ đó gây bất ổn về chính trị. Điển hình, trên Facebook Nguyễn Đình Cống, ngày 02/6/2019 đối tượng đã tán phát bài “Ông Nhị Lê chém gió”, nội dung lợi dụng phê phán bài viết “Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận tất yếu, lâu dài và không khoan nhượng hiện nay” của Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản để xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà Nước, chế độ, xuyên tạc nói xấu “lực lượng 47”. Hay trên trang Facebook Việt Tân, ngày 03/6/2019 xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Vì sao lại tồn tại những tin đồn như vậy trong đời sống và xã hội gây tâm lý đám đông không tốt? Mục đích của tung tin đồn nhảm là gì?
Theo các Nhà Tâm lý học: Tin đồn có thể hiểu là hiện tượng truyền thông tin từ cá nhân này sang cá nhân khác mang nặng chính kiến, yếu tố chủ quan của cá nhân, bao hàm cả sự phóng đại, do lan truyền nên tính bịa đặt khá cao, làm sai lệch so với thông tin ban đầu. Tin đồn thường lan truyền thông tin không chính thức và không có trách nhiệm xã hội. Đây là thủ đoạn các thế lực thù địch lợi dụng các quy luật và cơ chế tâm lý như bắt chước, ám thị, lây lan, a dua…hòng kích thích, hoặc gây ra tâm trạng lo âu, gây bất ổn trong xã hội, tạo tâm lý hoang mang trong nhân dân. Từ những việc rất nhỏ họ đồn thổi ra thành rất trầm trọng. Chính vì “tâm lý đám đông” mà rất nhiều người vẫn tiếp nhận và tiếp tay tung tin bịa đặt, xuyên tạc trên mạng, vì hạn chế về trình độ nhận thức, không hiểu rõ cuội nguồn của vấn đề, hay do cách tiếp cận và nhìn nhận vấn đề còn chưa thấu đáo, dẫn đến có những thái độ, hành xử sai lệch.
Trong xã hội hiện đại chúng ta, với những thông tin nhiều chiều, Mạng xã hội là công cụ để các thế lực thù địch, một số phần tử bất mãn lợi dụng lan truyền thông tin đồn thổi, bịa đặt, tráo trở, xuyên tạc, đăng tải thông tin sai sự thật, bôi nhọ vu khống trên không gian mạng, không từ thủ đoạn nào nhằm qua mặt, lừa bịp người dân….Sự nhầm lẫn do tác động về tâm lý của người dân … gây ra làn sóng hoang mang khắp cộng đồng mạng, nhằm thực hiện mưu đồ chính trị. Đòi hỏi mỗi chúng ta nên thật tỉnh táo, không nên chạy theo tâm lý đám đông, tiếp nhận thông tin một cách tùy tiện, cảm tính, rồi bình luận, phán xét một cách vô căn cứ, “tát nước theo mưa”, vô tình chúng ta truyền tải những tin đồn không có thật gây bất an trong xã hội. Khi một thông tin nào đó chưa được kiểm định đúng sai thì cần bình tĩnh, cân nhắc, tìm hiểu, khai thác thông tin một cách khoa học, biết sàng lọc khi tiếp nhận thông tin, biết cảnh giác với những cạm bẫy, biết chọn bạn khi kết giao trên mạng, biết nói không với cái xấu. Tránh vô tình theo “tâm lý đám đông” tiếp tay lan truyền tin đồn nhảm và lôi kéo, kích động người khác, phục vụ ý đồ của các phần tử chống đối, các thế lực thù địch nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét