Ngày nay, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi
mới, dưới ánh sáng Nghị quyết của Đảng qua các kỳ Đại hội. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần
thứ XII của Đảng khẳng
định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục
chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
người học”(1). Cho thấy, vị trí vai trò của giáo dục trong
xã hội luôn được quan tâm đặc biệt. Trong các hoạt động giáo dục đào tạo, hoạt
động dạy của người giảng viên nhà trường nói chung, giảng
viên nhà trường
quân đội nói riêng có vị trí, quan trọng đặc
biệt. Đây là hoạt động có chức năng trực tiếp truyền thụ các
kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và những phẩm chất chuyên môn, nghiệp vụ cho học
viên nhà trường Quân đội phù hợp với
lĩnh vực hoạt động quân sự là một loại hoạt động phức tạp, có những
nét riêng biệt khác với các hoạt động khác. Hoạt động này, đòi hỏi người giảng viên Nhà trường Quân đội phải có những phẩm chất
nhân cách tương ứng, đáp ứng với yêu cầu của hoạt động quân sự và sự nghiệp giáo dục đào tạo trong Quân đội. Chính vì vậy,
theo chúng tôi trong tình hình hiện nay: Người giảng viên nhà trường quân đội cần
có những phẩm chất nhân cách cơ bản đó là:
Một là,
Xu hướng chính trị tư tưởng tốt
Là phẩm chất nhân cách hàng đầu, giữ vị
trí chủ đạo trong nhân cách người giảng viên nhà trường quân đội, đảm bảo cho họ tuyệt đối trung thành với Đảng với Tổ
quốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bản lĩnh chính trị vững vàng, nhãn
quan chính trị sắc bén, kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng; nắm chắc và vận
dụng tốt quan điểm của Đảng trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Phê phán, đấu
tranh một cách khoa học với những quan điểm sai trái phản động hòng phủ nhận lý
luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng;
những biểu hiện tiêu cực trong dạy và học; loại trừ những quan điểm giáo dục tư
sản thực dụng, lối sống cá nhân chủ nghĩa. Kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng giữ vững được định hướng chính trị tư tưởng trong toàn bộ hoạt động sư phạm của mình.
Hai là,
Đạo đức trong sáng, mẫu mực
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được nhân dân”(2). Đối với người giảng viên nhà trường quân đội thì đạo đức
trong sáng, mẫu mực càng phải được chú trọng hơn. Đây là cơ sở nền tảng để mỗi
giảng viên nhà trường quân đội phấn đấu hoàn thiện mình, nâng cao phát triển
năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và là một tấm gương sáng để học viên
noi theo. Đạo đức trong sáng, mẫu mực người giảng viên nhà trường được thể
hiện ở thái độ, tác phong chuẩn mực khi thực hiện giảng dạy và trong lối sống,
trở thành tấm gương, chuẩn mực cho học viên noi theo. Đạo đức trong sáng, mẫu mực
của người giảng viên nhà trường quân đội còn thể hiện ở sự hi sinh vô tư, hết
lòng vì người học, giúp đỡ học viên một cách chân thành, không vì vụ lợi, không
phân biệt đối xử, trên tinh thần “đồng chí”, giúp đỡ lĩnh hội kiến thức phải đến
nơi đến chốn; có ý thức tập thể tốt; chấp hành kỷ luật nghiêm; đoàn kết tốt
trong đơn vị… kiên quyết đấu tranh chống những cái xấu, cái sai trong xã hội, trong
quân đội, trong chính bản thân mình và đối với đồng đội mình.
Ba là, yêu ngành,
yêu nghề, tâm huyết với nghề
Nghề nghiệp sư phạm nói chung, sư phạm quân sự
nói riêng thuộc loại nghề có quan hệ trực tiếp với con người. Người giảng viên nhà trường quân đội chỉ có
thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình hoạt động nếu thực sự say mê với nghề.
Ở đây, đòi hỏi người giảng viên nhà trường quân đội luôn
yêu nghề, gắn bó với nghề, nhằm đào tạo ra những
sĩ quan ưu tú, đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình
hình mới. Mặt khác, đó còn là sự tận tụy, hết lòng vì người học viên, vì sự nghiệp giáo dục đào tạo đội
ngũ sĩ quan quân đội; thường xuyên quan tâm tích luỹ tri thức, kinh nghiệm nghề
nghiệp; tích cực tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ mọi mặt. Tất cả những
biểu hiện này chỉ có được khi người giảng viên giác ngộ được sứ mệnh vẻ vang của
mình với sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp
xây dựng Quân đội. Chỉ có lòng yêu nghề, yêu người thì mới tạo nên sự hứng
thú say mê trong công tác sư phạm, mới đem hết khả năng và trách nhiệm để phấn
đấu cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trong các nhà trường quân đội. Yêu nghề và
yêu người trong mỗi giảng viên là sự gắn kết biện chứng. Càng yêu nghề bao
nhiêu, càng thôi thúc người giảng viên nhà trường quân đội chuyên tâm hơn trong
công tác chuyên môn. Coi việc phát triển nhân cách của người học viên nhà trường
quân đội luôn là nhu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với chính bản thân
mình. Lòng yêu nghề, yêu người phải được biểu hiện trong việc ra sức học tập để
không ngừng nâng cao trình độ và khả năng sư phạm, không thỏa mãn, dừng lại với
những gì mình đã có.
Bốn là, Năng lực sư phạm và trình độ thành
thạo nghiệp vụ sư phạm
Hoạt động sư phạm của người giảng
viên là hoạt động có đòi hỏi rất cao về năng lực sư phạm và trình độ thành thạo
nghiệp vụ sư phạm quân sự.
Phẩm chất này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ và hiệu quả của hoạt động sư phạm.
Người giảng viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thì không thể bị tụt hậu
về chuyên môn. Giảng viên phải nỗ lực rất nhiều để làm chủ được tri thức, thành
thạo về phương pháp, kĩ năng sư phạm. Tri thức của loài người ngày nay có tốc độ
phát triển hết sức nhanh chóng, vì thế, cách nhìn, cách suy nghĩ, cách dạy của
giảng viên phải thường xuyên đổi mới. Năng
lực sư phạm và trình độ thành thạo nghiệp vụ sư phạm của người giảng viên thể
hiện ở óc quan sát, tính sáng tạo, khả năng thuyết phục, trí tưởng tượng sáng tạo
cao; ở trí tuệ, cảm xúc, ý chí; tầm rộng và sâu của kiến thức cùng các kĩ xảo,
kĩ năng hoạt động sư phạm phát triển. Đó còn là khả năng tiếp thu, chế biến các
tài liệu học tập; khả năng sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện, kĩ thuật dạy học,
khả năng hiểu đối tượng, biết cảm hoá và thuyết phục đối tượng...
Tóm
lại: Việc trau dồi những phẩm chất nhân cách đối với người giảng viên nhà
trường quân đội là một yêu cầu cấp thiết, một tất yếu khách quan. Sự khẳng định
này dựa trên cơ sở: đặc điểm cơ bản của hoạt động sư phạm quân sự, cũng như vai
trò và chức năng của người giảng viên nhà trường quân đội. Đây là một quá trình
lâu dài, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự học tập, rèn luyện kiên trì,
bền bỉ, nghiêm túc, khoa học và sáng tạo của mỗi giảng viên thì mới đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
(1). Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ XII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2016, tr114.
(2).
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2011, t5, tr252-253.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét