Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM NGÀY CÀNG ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH THÔNG QUA HỘI NGHỊ CẤP CAO ĐẶC BIỆT ASEAN-HOA KỲ NHÂN KỶ NIỆM 45 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ HAI BÊN


Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thủ đô Washington (Hoa Kỳ) bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ hai bên thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc từ ngày 11 đến 17/5.

Chiều ngày 11-5 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Washington của Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm và có bài phát biểu quan trọng tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), trước thềm Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Mỹ.

Chuyến đi cũng là dịp chúng ta triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Việt Nam đặt mục tiêu đưa đất nước vươn lên phát triển ở một tầm mới mà chúng ta hay gọi là khát vọng phát triển tới năm 2030, 2045. Việt Nam đã có được vị thế mới khi phát triển ổn định thời gian qua, xử lý phù hợp dịch bệnh, hội nhập một cách sâu rộng và được các nước trên thế giới đánh giá cao. Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của ASEAN, tham gia vào tiến trình của các hội nghị quốc tế. Những điều đó tạo nên vị thế của Việt Nam. Bước sang giai đoạn mới, chúng ta phải phát huy những điều đó.

"Việt Nam tham dự những hoạt động lớn lần này ở một tư thế mới. Đến nay chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và đang mở lại các hoạt động về kinh tế, sản xuất và giao lưu quốc tế một cách tự tin. Đây cũng là dịp để chúng ta đóng góp với thế giới, chia sẻ những kinh nghiệm mới", ông Phạm Quang Vinh (Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ) cho hay.

Theo ông Vinh, để đạt được khát vọng 2030, 2045, cùng với tiếp tục kiểm soát dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế, một trong những trọng tâm của Việt Nam là tranh thủ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư. Mục tiêu trước mắt là làm sao nối lại được chuỗi cung ứng và có thể phục hồi nhanh ngay sau đại dịch, còn mục tiêu lâu dài hơn là đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hoá, có thu nhập trung bình cao, đời sống người dân được nâng lên, tăng năng suất lao động...

"Chúng ta phải tranh thủ luồng đầu tư chất lượng cao, tham gia vào các chuỗi cung ứng hiệu quả, đặc biệt là tranh thủ về mặt công nghệ, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, phục vụ tốt nhất cả mục tiêu phát triển lẫn mục tiêu bảo vệ môi trường", ông Vinh nhận định.

Chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Liên Hợp Quốc (LHQ) nhằm tái khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hệ thống đa phương, đồng thời là sự tiếp nối các hoạt động ngoại giao cấp cao của lãnh đạo nước ta tại Liên Hợp Quốc sau khi Việt Nam hoàn thành vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021.

Chuyến thăm một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam đối với vai trò của ngoại giao đa phương, hệ thống đa phương, đặc biệt là LHQ, nhất là trong bối cảnh tổ chức này đang đứng trước thách thức phức tạp chưa từng có; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời còn là sự tiếp nối các hoạt động ngoại giao cấp cao của lãnh đạo nước ta tại LHQ sau khi Việt Nam hoàn thành vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021.

                                                                                             TT

CẢNH GIÁC VÀ NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ QUÂN ĐỘI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG


Quân đội luôn là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân do vậy luôn là đối tượng chống phá của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ chính trị ở nước ta. Trong thời gian qua, các thế lực thù địch tăng cường chống phá đối với quân đội, tập trung vào một số hoạt động sau:

Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền chống phá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; với các luận điệu: Đưa ra những đồn đoán về nhân sự cấp cao và bộ máy Đảng và Nhà nước; xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Quốc hội; tung tin xuyên tạc, nói xấu, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số cán bộ chủ chốt các cấp; đồng thời, khuyếch trương một số đối tượng tuyên bố ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp. 

Thứ hai, lợi dụng một số cán bộ có biểu hiện thoái hóa biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các đối tượng tán phát nhiều tài liệu, bài viết, “Thư ngỏ” trên các trang mạng xã hội tuyên truyên, kêu gọi cán bộ, đảng viên trong quân đội “từ bỏ chế độ”, “từ bỏ Đảng”, “ủng hộ” phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân, tham gia “phong trào đấu tranh lật đổ chế độ”. 

Thứ ba, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm dễ gây bức xúc trong đời sống xã hội liên quan đến quân đội, các đối tượng tán phát tài liệu trên không gian mạng nói xấu nội bộ, lãnh đạo, chỉ huy quân đội, xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta, gây hoài nghi, bức xúc trong xã hội, tác động xấu tới tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ.

Thứ tư, lợi dụng các sự việc Bộ Chính trị xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao của quân đội; lợi dụng các thông tin, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến quân đội do báo chí phản ánh để lồng ghép các hình ảnh, bài viết nói xấu, hạ uy tín chỉ huy, tướng lĩnh và cán bộ, chiến sĩ, gây ảnh hưởng tới hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. 

Thứ năm, làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới được chúng tiến hành khá “bài bản”. Thông tin cũ được lựa chọn để “làm mới” và “thông tin mới được lựa chọn để bịa đặt” thường là những đoạn video clip hoặc hình ảnh có liên quan đến mối quan hệ cán bộ với chiến sĩ trong đơn vị; quan hệ quân - dân, v.v... các đối tượng lồng ghép, giật tít như “cán bộ hành hung chiến sĩ”, “chiến sĩ cũ đánh chiến sĩ mới”, “hành động trù dập”... 

Thứ sáu, kích động chia rẽ nội bộ quân đội, chia rẽ quân đội với các bộ, ngành, địa phương. 

Thứ bảy, móc nối, lôi kéo người trong nội bộ quân đội, cán bộ quân đội nghỉ hưu tham gia vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội. 

Trên đây là những dấu hiệu nhận diện các thủ đoạn chống phá Quân đội trên không gian mạng mà các thế lực thù địch thường sử dụng, nhận thức được các thủ đoạn trên, các cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần có biện pháp để taọ sự “miễn dịch” ch cán bộ chiến sĩ thuộc quyền đồng thời có biện pháp để đấu tranh với các thủ đoạn nêu trên

                                                                            TT

 

 

Thi hành kỷ luật với người mắc sai phạm thể hiện sự nghiêm minh của Đảng


Từng có ý kiến băn khoăn về việc các cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật sẽ làm giảm uy tín của Đảng, tạo cớ cho thế lực thù địch lợi dụng, nói xấu Đảng ta. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Ngược lại, uy tín của Đảng trong nhân dân càng được củng cố, quần chúng càng tin chắc rằng cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được tiếp tục với cách thức quyết liệt hơn, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù thủ đoạn tinh vi như thế nào.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác cán bộ nói chung và việc khen thưởng, kỷ luật nói riêng. Người căn dặn các cán bộ, đảng viên: "Đối với những người có thành tích, phải khen thưởng, đối với những người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo giúp họ sửa chữa. Khi cần thiết thì phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng mức," (báo Nhân dân số 4580, ngày 22/10/1966).

Gần 56 năm sau, việc "kỷ luật nghiêm minh" đã được áp dụng đối với hai cán bộ cấp cao của Đảng. Đó là ông Chu Ngọc Anh (Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) và ông Nguyễn Thanh Long (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngày 6/6/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp bất thường để xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.

Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Chính trị, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.

Theo đánh giá của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong cuộc họp ngày 4/6, các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.

Cụ thể, ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long có liên quan đến Vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Việc khai trừ ra khỏi Đảng hai Ủy viên Trung ương phạm khuyết điểm "vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm," là theo đúng tinh thần của Hội nghị lần thứ tư (tháng 10/2021) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa."

Kết luận Hội nghị lần thứ tư nêu rõ: "Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp."

Kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những tổ chức đảng, đảng viên sai phạm để xử lý, kỷ luật, kể cả những tổ chức lớn và cán bộ cấp cao trong Đảng, không những là việc làm bình thường mà là nhiệm vụ thường xuyên, hết sức cần thiết với mục đích làm trong sạch đội ngũ đảng viên, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước do Đảng lãnh đạo.

Cũng từng có ý kiến băn khoăn về việc các cán bộ cấp cao, trong đó có ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long, bị xử lý kỷ luật sẽ làm giảm uy tín của Đảng, tạo cớ cho thế lực thù địch lợi dụng, nói xấu Đảng ta.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Ngược lại, uy tín của Đảng trong nhân dân càng được củng cố, quần chúng càng tin chắc rằng cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được tiếp tục với cách thức quyết liệt hơn, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù thủ đoạn tinh vi như thế nào.

Tiếp theo phần xử lý kỷ luật đảng là việc xử lý kỷ luật hành chính đối với ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh.

Sáng 7/6/2022, tại Kỳ họp thứ 3 khóa XV, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, phê chuẩn đề nghị cách chức Bộ trưởng Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Theo kết quả bỏ phiếu kín, có 473/479 đại biểu đồng ý bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội; 471/479 đại biểu đồng ý phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Xử lý kỷ luật Đảng cũng như xử lý kỷ luật về hành chính một cách đồng bộ và hết sức nghiêm khắc đối với các cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, trong đó có cán bộ cấp cao như ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long có tác dụng răn đe rất lớn, dập tắt những hy vọng mơ hồ về việc vi phạm khuyết điểm mà vẫn khéo léo "lọt lưới" hay vì từng có công lớn mà được bao che, giảm tội.

Tại nhiều cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định, tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ ta. Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không được chủ quan, nóng vội, thoả mãn; không được né tránh, cầm chừng, không "ngừng," không "nghỉ," không kể đó là ai,

Thực tế cho thấy, trong suốt 92 năm hình thành và phát triển, Đảng ta luôn thực hiện song hành nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn đảng. Việc "xây" và "chống" hoàn toàn không dễ dàng vì có liên quan mật thiết đến công tác cán bộ, đến yếu tố con người với những diễn biến tâm lý phức tạp bên trong cùng tác động của môi trường, hoàn cảnh bên ngoài. Không dễ dàng nhưng phải kiên quyết thực hiện vì điều này quyết định sự tồn vong của Đảng và vận mệnh của đất nước.

                                                                                                                                                   TT

LỰA CHỌN CỦA VIỆT NAM TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐẦY BIẾN ĐỘNG, CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC THÔNG QUA PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH


Vào khoảng 1 giờ sáng 11/5 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã tới thủ đô Washington (Hoa Kỳ) bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ hai bên theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden Jr; thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) từ ngày 11 đến 17/5.

Đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại sân bay quân sự Andrew có Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng; một số cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam.

Tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS), Thủ tướng đã có phát biểu thể hiện rõ lập trường của Việt Nam: "Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc; bình đẳng, tất cả cùng có lợi, tất cả cùng chiến thắng".

"Giữa độc lập và phụ thuộc, chúng tôi luôn chọn độc lập với tinh thần "Không có gì quý hơn độc lập tự do" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; giữa thương lượng và đối đầu, chúng tôi chọn thương lượng; giữa đối thoại và xung đột, chúng tôi chọn đối thoại; giữa hoà bình và chiến tranh, chúng tôi chọn hoà bình; giữa hợp tác và cạnh tranh, chúng tôi chọn hợp tác và cạnh tranh thì phải lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhau".

Đây là quan điểm xuyên suốt của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và giải quyết vấn đề quốc tế trong một thế giới đầy biến động, cạnh tranh chiến lược.

                                                                                                          TT

CẢNH GIÁC VỚI MẶT TRÁI CỦA MẠNG XÃ HỘI


Hiện nay các thế lực thù địch, nhất là các tổ chức phản động vẫn tăng cường hoạt động chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta với âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi. Và một trong những thủ đoạn mà chúng đang thực hiện đó là; lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội vào hoạt động tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, tập trung vào những vấn đề như: Phê phán, đả kích, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa tin sai lệch về tình hình nội bộ của Việt Nam, bịa đặt việc có sự chia rẽ, mâu thuẫn, bôi nhọ, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo…; truyền bá các giá trị của xã hội tư bản, lối sống thực dụng phương Tây…; dẫn đến tác động tiêu cực tới nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và con đường đi lên CNXH ở nước ta...

          Theo đó, chúng ta cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch; phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng; kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; đẩy mạnh hoạt động đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu thù địch, sai trái của các đối tượng thù địch, phần tử xấu trên mạng xã hội bằng cách sử dụng các trang web, blog, diễn đàn để đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền phản bác, định hướng dư luận hoặc tiến hành đấu tranh phản bác ngay tại các trang mạng “độc hại” được đối tượng sử dụng; mở rộng đội ngũ cộng tác viên có khả năng đưa tin, viết bài; nâng cao chất lượng các bài viết đấu tranh phản bác; thường xuyên tổ chức các buổi “nói chuyện cảnh giác” hoặc chủ động cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan báo chí để viết bài đấu tranh phản bác...

Thế giới kết nối sẽ mang lại sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội cũng như nền hòa bình trên phạm vi toàn cầu; ngược lại, nếu không giải quyết tốt các thách thức sẽ dẫn đến thảm họa khó lường.

Sự phát triển của Truyền thông xã hội tạo ra những bước đột phá về thông tin, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Nhưng nó cũng kéo theo những hệ lụy khó lường. Do vậy, cần chủ động đấu tranh, phòng ngừa và khắc phục những hạn chế này. Từ đó, việc làm quan trọng nhất là phải giáo dục nâng cao ý thức cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ và cần có những chế tài phù hợp.

LĐ11

 

QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN, THAM NHŨNG, LỢI ÍCH NHÓM LÀ QUAN ĐIỂM ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG BẢO ĐẢM SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC, CƠ ĐỒ, TIỀM LỰC CHO TƯƠNG LAI.


          Trong thời gian ngắn vừa qua, Đảng ta đã xử lý rất nhiều vụ việc liên quan đến tiêu cực trong bộ máy Nhà nước. Đầu tiên, có thể kể đến những tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao trong Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, tiếp đến là Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có những biểu hiện vi phạm về suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành đơn vị, cơ quan, tổ chức dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị đất nước. Lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm ở một số tổ chức đảng, lãnh đạo ở các cơ quan trong Bộ máy nhà nước; lợi dụng những khó khăn, hạn chế của chúng ta, hay lợi dụng tình trạng có một số đảng viên có chức quyền tham nhũng, quan liêu, các thế lực thù địch, phản động đã ra sức nói xấu, xuyên tạc bản chất của Đảng, cho Đảng ta là quan liêu, tham nhũng, xa dân, không vì lợi ích của Nhân dân; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng sự sụp đổ, khó khăn của chủ nghĩa xã hội để phủ định con đường lên chủ nghĩa xã hội. Những kẻ xấu thậm chí còn dùng thuật ngữ Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dùng “lời lẽ” của Đảng, Nhà nước ta để chống lại chính hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối, chính sách của chúng ta thông qua việc chống tiêu cực.

Đây là những chiêu trò không hề mới để “lừa” được những quần chúng nhân dân chất phác, ngây thơ, những người ít am hiểu lý luận và thực tiễn. Cũng có những ý kiến thuộc dạng này khi lợi dụng việc phát biểu của cá nhân đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý nào đó chưa chặt chẽ chúng cắt, ghép, trích dẫn không đầy đủ tung lên mạng xã hội với dụng ý hạ bệ uy tín cá nhân các đồng chí lãnh đạo. Qua đó muốn hạ uy tín của Đảng ta. Chúng đã thực hiện “tam sao thất bản”, tung tin đồn nhảm để gây hoang mang dư luận, từng bước thay đổi nhận thức của người dân.

Có thể khẳng định, những hạn chế, yếu kém, tiêu cực đó chỉ là những hiện tượng chủ nghĩa cá nhân, chứ không phải là bản chất của Đảng. Đảng đã kịp thời phát hiện và vào cuộc nhanh chóng. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quá trình tổ chức thực hiện của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết liệt tìm ra sai phạm và xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực.

Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chỉ ra: “tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các vụ, việc liên quan đến lĩnh vực y tế đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; các vụ án, vụ việc tại Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, An Giang, Cảnh sát Biển, Bộ đội biên phòng... Khẩn trương đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án trọng điểm” .

Đồng thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là vấn đề phức tạp, gần đây đã được đẩy mạnh với quyết tâm cao hơn, quyết liệt hơn; không chỉ đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà coi trọng cả phòng, chống tiêu cực với trọng tâm là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Trong đấu tranh phòng, chống tiêu cực là bao gồm cả đấu tranh phòng, chống lãng phí...

Như vậy, Đảng ta luôn quan tâm làm trong sạch nội bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, suy thoái, biến chất, của các tổ chức Đảng và đảng viên; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, được thực hiện ở mọi cấp, không trừ một ai. Quan điểm nhất quán đó là phương châm hành động của toàn Đảng nhằm xây dựng đất nước hùng cường, phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu. Do đó, mỗi người dân cần nhận thức sâu sắc, đúng đắn với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước, tin tường vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường phát triển đất nước, “đề kháng” trước các thông tin xấu độc của các thế lực thù địch nhằm phá hoại, kéo lùi sự phát triển của đất nước ta.

TL11

ĐẤU TRANH VẤN ĐỀ LỢI DỤNG TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM


Gần đây có những trạng mạng với những bài viết sai sự thật của “Bọn Việt Tân”, chúng cho rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam xem nhẹ, làm ngơ vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo, mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tập trận, đánh bắt hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Khẳng định đây là những bài viết sai sự thật, không đúng với chủ trương, quan điểm của Việt Nam về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Để kiên quyết đấu tranh và làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển Đông chống phá cách mạng Việt Nam, nhất là trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cần khẳng định những vấn đề có tính nguyên tắc sau:

Một là: Đường lối, chủ trương chính sách giải quyết bất đồng trên Biển Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thế giới, khu vực và trong nước

Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc có các hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn giữ được chủ trương: "Giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển". Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc không thể bác bỏ – chủ quyền quốc gia.

Hai là: Đảng và Nhà nước ta nhất quán với chính sách “3 không” trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông

Trước sự kiện vi phạm của tàu Trung Quốc, các thế lực thù địch đã công kích, đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách “3 không”, tiến đến hợp tác toàn diện, là đồng minh của Mỹ, Nhật Bản… để chống lại hành động xâm phạm chủ quyền từ phía Trung Quốc. Với chính sách “3 không: không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng, Nhà nước ta về quốc phòng nói chung, công tác đối ngoại quốc phòng nói riêng, mang bản chất chế độ XHCN mà Việt Nam đang xây dựng, hướng đến sự hòa bình, thịnh vượng cho đất nước, khu vực và thế giới.

 Đảng ta luôn nhất quán với chính sách “3 không” đã được quy định trong hiến chương Liên hiệp quốc và có quan điểm biện chứng trong xác định đối tượng và đối tác, có hợp tác và có đấu tranh; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Điều đó càng thể hiện quan điểm Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế nói chung, trong giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông nói riêng. Đồng thời, qua đó thể hiện sự nhất quán chính sách “3 không” trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

Ba là: Quân đội nhân dân Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Trước những hành động vi phạm chủ quyền biển, đảo của một số quốc gia đối với nước ta, các thế lực thù địch vẫn rêu rao rằng: “Khi đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông, tại các vùng tranh chấp, Quân đội Việt Nam không dám nổ súng, không dám đấu tranh, để mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm…”. Đó là những luận điệu xuyên tạc sự thật, cố tình kích động gây căng thẳng tình hình với mục đích đẩy chúng ta vào cuộc đối đầu quân sự có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Thực tiễn cho thấy, trong suốt thời gian Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển, các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển của Quân đội Việt Nam đã phối hợp với kiểm ngư và ngư dân, luôn luôn có mặt 24/24h, thực hiện các hoạt động kiên quyết, kiên trì đấu tranh nhằm giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Với tinh thần dân tộc, lòng yêu nước luôn cháy bỏng trong mỗi công dân Việt Nam, hãy đưa đất nước ta ngày càng phát triển, giàu mạnh, tăng cường mọi tiềm lực, sánh vai được với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới, đấu tranh, phản bác lại các luận điệu xuyên tạc tình hình Biển Đông của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Mỗi người dân yêu nước cần tỉnh táo, bình tĩnh, kiên quyết, kiên trì, nhận thức rõ và kiên quyết đấu tranh làm thất bại các luận điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch để có hành động đúng, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

                                                   P.P.H

 

 

ĐẤU TRANH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ COVID-19 ĐỂ CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


Ngay từ khi Việt Nam xuất hiện dịch bệnh CoVid-19 tháng 3/ 2020 đến nay, các thế lực thù địch ở bên ngoài như Việt Tân, số đối tượng cơ hội chính trị, số tù nhân được Mỹ và phương Tây bảo trợ cho sang nước ngoài định cư theo dạng “tị nạn chính trị” luôn giở trò “bới lông tìm vết”, hàng ngày khai thác các diễn biến liên quan đến dịch COVID-19 để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Bất cứ chính sách phòng chống dịch bệnh nào được triển khai, bất cứ kết quả nào được quốc tế và người dân ghi nhận, bất cứ hành xử nào, nỗ lực chống dịch nào của nhân viên, công chức, lực lượng vũ trang hay bất cứ dư luận bất an nào... đều dễ dàng thấy các trang tin trên mạng xã hội của các đối tượng, tổ chức nêu trên phát tán hàng loạt các tin, bài có nội dung xuyên tạc, bóp méo, thổi phồng, chống phá.

Mỗi thời điểm các đối tượng lại tìm cách khai thác những vấn đề nhạy cảm, những kẻ hở khác nhau để bồi bút xuyên tạc nhằm hạ uy tín của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền. Gần đây, khi chủ đề “Vaccine” đang ngày càng trở nên “hấp dẫn” với vai trò là phao cứu sinh của nhân loại trước cơn đại hồng thủy Covid 19, ngay lập tức, chiến dịch lợi dụng vaccine cũng nhanh chóng được triển khai với tốc độ và mật độ bài viết dày đặc như: công kích Việt Nam mua vaccine của Trung Quốc, công kích Việt Nam tiêm vaccine chậm so với nước ngoài, công kích Việt Nam mua vaccine bằng tiền quyên góp của dân…

Những nội dung nhạy cảm này luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của dư luận. Và sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như người dùng mạng internet không có lập trường, kiến thức đầy đủ sẽ rất có thể bị các luận điệu như vậy dắt mũi. Đơn cử như vấn đề liên quan đến vaccine nêu trên, hầu hết tất cả các bài viết của các đối tượng đều hướng tới một mục tiếu là xóa bỏ sự tin cậy mà Chính phủ Việt Nam đã giành được từ người dân và quốc tế sau những nỗ lực phòng dịch thành công thời gian qua, và tính đến giữa tháng 3/2022 cả nước ta đã tiêm chủng cho các đối tượng toàn dân được hơn 200 triệu liều Vaccine, nằm trong tốp 6 thế gới là nước có diện bao phủ rộng Vaccine. Khẳng định đây là một quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, tất cả vì quyền lợi và sự an toàn tính mạng của nhân dân Việt nam.

Do vậy bọn phản động cần phải tìm hiểu điều này, và các lực lượng chống Cộng của họ trở nên lạc lõng, ngớ ngẩn trong mắt xã hội Nếu chúng ta không ngăn chặn kịp thời thì rất có thể từ các luận điệu tuyên truyền phá hoại tư tưởng như vậy, các thế lực thù địch, chống đối chính trị sẽ hướng tới bước đà tiếp theo để chống phá Việt Nam. Chẳng hạn như đối với quan điểm của tổ chức khủng bố Việt Tân, chúng luôn quan niệm rằng các cuộc khủng hoảng là cơ hội tốt nhất để họ phát động biểu tình, bạo động nhằm lật đổ chế độ.

Do đó, vấn đề khủng hoàng niềm tin từ các chiến dịch gây chiến tranh tâm lý, những tác động tiêu cực của Covid 19 đến đời sống của nhân dân... sẽ là điều kiện để kêu gọi người dân có những phản ứng đòi hỏi về nhu cầu của mình và khi những yêu cầu đó chưa được đáp ứng thì ắt sẽ dẫn tới các kịch bản về “Cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” ở Việt Nam. Đây là màn kịch quen thuộc mà Mỹ và các nước phương Tây thường dàn dựng để lật để chế độ mà họ coi là thù địch hoặc không thân thiện.

Do đó, bên cạnh mục tiêu kép “vừa chống dịch vừa đảm bảo phát triển kinh tế”, thì một nhiệm vụ nữa mà cả hệ thống chính trị và sự giúp đỡ của các tổ chức quần chúng nhân dân đó là không tin, không nghe, không thực hiện theo các luận điệu xuyên tạc liên quan đến dịch bệnh Covid 19, đồng thời chủ động phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để cho chúng liên đón nhận những sự thất bại ê chề, đau đớn./.

                                       P.H.H

 

 

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT!


Lâu nay, mỗi khi Đảng ta quyết định xử lý những cán bộ cấp cao do vi phạm pháp luật, điều lệ Đảng, lập tức xuất hiện những suy luận hàm hồ, vô căn cứ của các phần tử phản động, thù địch nhằm chống phá, cố tình gây hiểu sai về công tác cán bộ của Đảng.

Mới đây, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, xử lý kỷ luật một số tập thể và cá nhân vi phạm, thì những luận điệu xuyên tạc lại trơ trẽn xuất hiện. Chúng suy diễn công tác cán bộ của Đảng là sai lầm nên mới nhiều cán bộ hư hỏng, bị kỷ luật như vậy, bịa đặt đây là việc giải quyết phe phái nên khi xử lý sai phạm thiếu công tâm, thiên vị, "bên nặng, bên nhẹ"...

Trước tiên phải nhắc lại, lịch sử hơn 90 năm rèn luyện phấn đấu, xây dựng và trưởng thành cho thấy, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây Đảng, coi đây là "nhiệm vụ then chốt", trong đó công tác cán bộ là "then chốt của then chốt". Bởi "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Công tác xây dựng Đảng được triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục và lần lượt trên cả hai mặt "xây" và "chống", trong đó "xây" là cơ bản, lâu dài, "chống" là quan trọng, cấp bách. Hai nhiệm vụ này luôn song hành, kết hợp nhuần nhuyễn nhằm làm trong sạch đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Còn nguyên tắc, tư tưởng nhất quán và việc làm thường xuyên của Đảng ta đối với cán bộ, đảng viên là: Làm tốt thì biểu dương, khen thưởng; làm chưa tốt thì nhắc nhở, phê bình; vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm minh, kết luận rõ đến đâu xử lý đến đó, không có "vùng cấm", hoặc ngoại lệ.

Cũng thẳng thắn nhìn nhận, dù Đảng rất coi trọng công tác cán bộ và Nhà nước pháp quyền luôn nêu cao tính nghiêm túc thượng tôn pháp luật song, buồn và  nhức nhối là trước tác động mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thời gian qua đã sa ngã, thoái hóa, biến chất.

Điều này có thể thấy từ nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thời gian qua, nhất là gần đây như vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", xảy ra tại Công ty Việt Á; vụ án "Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Học viện Quân y. Hay như vụ án buôn bán thuốc giả với việc nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị tuyên án phạt 4 năm tù…

Từ những sự việc nêu trên nhìn rộng ra, chưa bao giờ tính nghiêm túc thượng tôn pháp luật của Nhà nước pháp quyền được nêu cao như hiện nay. Đảng đang quyết tâm không ngừng nghỉ trong đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đang mở ra trên nhiều lĩnh vực mới, khó, tồn tại lâu dài như: đất đai, tài chính, thị trường chứng khoán... Việc này thể hiện rất rõ ở Quy định số 32-QĐ/TW của Bộ Chính trị với việc, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có thêm nhiệm vụ mới là phòng, chống tiêu cực và được đổi tên thành Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng thể hiện rõ quan điểm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi sai phạm. Như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai".

Trước những quyết định mạnh tay từ các cơ quan Đảng, Nhà nước trong xử lý cán bộ sai phạm, dư luận xã hội đã rất tin tưởng, ủng hộ. Phản hồi từ nhân dân và chính nội bộ đảng viên đã cho thấy sự đồng tình trước chế tài xử lý, hình thức xử phạt đối với những cán bộ thoái hóa, biến chất. Bởi lẽ mức phạt đó rất nghiêm khắc, vừa cân xứng giữa hành vi phạm tội và hình phạt, lại đủ sức giáo dục, răn đe và cảnh tỉnh.

Ấy vậy mà trong bối cảnh đó, lại xuất hiện những giọng điệu lạc lõng, hàm hồ, cố tình gây hiểu sai trong nhân dân về công tác cán bộ của Đảng. Mục đích của chúng là gì? Không khó để nhìn ra âm mưu từ những suy diễn vô căn cứ nhưng rất nguy hiểm của chúng! Chúng bóp méo sự thật nhằm phủ nhận công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng. Chúng cố tình gây hiểu sai trong dư luận nhân dân về công tác cán bộ của Đảng nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết của chúng ta. Chúng gây tâm lý mơ hồ, hoài nghi trong suy nghĩ của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Từ đó, chúng kích động sự chống đối của nhân dân với Đảng, đòi thay đổi chế độ chính trị, yêu cầu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thế nên dù các thế lực thù địch muốn bôi đen, xuyên tạc thế nào thì cuối cùng, chân lý vẫn là sự thật, lòng dân tin Đảng không thể thay đổi! Mọi người dân cần nâng cao cảnh giác với mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

Đ.H.11

ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG


Nói về đường lối đối ngoại, hợp tác quốc tế có thể thấy, quá trình phát triển tư duy lý luận, chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong thực tiễn, Đảng ta xác định rõ: “Kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc là định hướng chiến lược lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Nghị quyết TƯ 4 khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế). 

Mục tiêu là xuyên suốt: “Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định”; “Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. 

Trong đó, phương châm được nhấn mạnh: Độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đồng thời nhận thức rõ vấn đề đối tác, đối tượng, vừa hợp tác, vừa đấu tranh...

Trên cơ sở đó, hoạt động đối ngoại duy trì giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Tình hình thế giới có những biến động mau lẹ, phức tạp, khó lường. Sự tác động, co kéo giữa xu hướng toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mới, cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4… tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bối cảnh đó đang đặt ra những thời cơ, vận hội cũng như nguy cơ, thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó, thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lợi dụng đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Giải quyết, xử lý mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và chủ động tích cực hội nhập quốc tế cần có nhận thức đúng đắn một số vấn đề có tính nguyên tắc sau đây:

Một là, độc lập, tự chủ về chính trị, xác định mục tiêu, con đường phát triển đất nước; tự mình hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển; tự mình xác lập và duy trì thể chế chính trị, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Độc lập, tự chủ về chính trị sẽ tự chủ, chủ động trong đối nội và đối ngoại, trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh.

Hai là, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, trước hết là phát huy nội lực, phát triển triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủ mạnh, có hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực và sản phẩm kinh tế chủ yếu có vai trò quan trọng hàng đầu, có lợi thế so sánh, sức cạnh tranh. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài, mặc dù là rất cần thiết và quan trọng nhưng không để chiếm lĩnh vai trò chi phối nền kinh tế quốc gia cũng như không thể được phép gây tổn hại đến an ninh, quốc phòng của đất nước.

Ba là, chủ động nâng cao khả năng phân tích, dự báo chính xác tình hình, có chiến lược, đối sách phù hợp, hiệu quả, trên cơ sở đó tích cực hội nhập kinh tế quốc tế về thương mại hàng hóa, dịch vụ và các cam kết mang tính thể chế trong từng hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó tạo ra những cơ hội cho việc thu hút đầu tư nước ngoài và hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm; giảm thiểu những rủi ro, giành thế chủ động trong đàm phán để có những thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu với những luật chơi khắc nghiệt hơn, đòi hỏi cao hơn và phức tạp hơn.

Bốn là, thực hiện tốt các giải pháp để xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đảm bảo văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất, đa dạng, phát huy bản sắc với các đặc trưng văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong quá trình hội nhập, phát triển.

Năm là, làm tốt công tác phòng, chống, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, khủng bố, bạo loạt, lật đổ, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, đảm bảo môi trường thông tin, cảnh giác, đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tạo môi trường hoà bình, ổn định phát triển kinh tế, xã hội; tạo tiền đề giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế hiện nay.

VT11

 

LUẬN ĐIỆU SUY DIỄN, XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG


          Tham nhũng là một hiện tượng tồn tại mang tính tất yếu và khách quan trong xã hội phân chia giai cấp và có nhà nước. Bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực; người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng để tham nhũng, thu về những lợi ích bất chính.

          Tham nhũng chính là trở ngại lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước; làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, Đảng viên, Đảng và Nhà nước ta. Về lâu dài, điều này đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng trong bất cứ thời đại nào cũng mang mục đích giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với giai cấp cầm quyền. Không nằm ngoài xu hướng vận động trên, công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta cũng theo quy luật tất yếu để giữ vững, đảm bảo sự tồn vong của chế độ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

          Tuy nhiên, thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước thường xuyên đưa các thông tin, luận điệu về công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng xuyên tạc, bóp méo về công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ta là cuộc “thanh trừng nội bộ”, “ẩu đả phe cánh” và nguồn gốc của tham nhũng xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta. Không dừng lại ở đó, chúng còn đưa ra các kết luận vô căn cứ như: Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng vì Đảng cũng suy thoái; tham nhũng hay tình trạng tham nhũng trong Đảng Cộng sản Việt Nam là “căn bệnh nan y không có thuốc chữa”; nguyên nhân tất yếu và nguồn cơn của của tham nhũng là do Đảng ta là chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền và kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ …

          Thủ đoạn của các thế lực thù địch là hết sức thâm hiểm, chẳng hạn: Khi chúng ta xử lý kỷ luật một số cán bộ Đảng viên liên quan đến tham nhũng nhưng chưa áp dụng xử lý theo quy định của pháp luật Hình sự thì một số trang mạng cho rằng đây là kiểu “kỷ luật mềm”, chỉ là cái cớ chứ sự thực “Đảng vẫn bao che, dung túng”. Đến khi chúng ta xử lý hình sự những cán bộ, Đảng viên này thì chính những trang mạng này lại quay ngoắt ngòi bút phi nghĩa theo dã tâm của chúng và cho rằng đây là cuộc “đấu đá nội bộ” hay “thanh trừng phe cánh”. Âm mưu của các thế lực thù địch là rất tàn độc, để đạt được mục đích, chúng thay đổi luận điệu để đánh vào tâm lý, lòng tin của quần chúng nhân dân làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

          Mục đích của chúng là chia rẽ nội bộ trong Đảng, làm suy yếu sức mạnh và sức chiến đấu của Đảng, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng từ đó tạo điều kiện để chúng thực hiện mưu đồ như: Phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc, phủ định các quan điểm, chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng ; phủ định giá trị lịch sử và thành quả cách mạng của dân tộc ta…

          Cần phải khẳng định rằng: Tham nhũng không chỉ xảy ra ở những nước có chế độ một đảng duy nhất lãnh đạo như Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tham nhũng là một hiện tượng phổ biến, xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, “phần lớn tham nhũng xảy ra ở các quốc gia có chế độ đa đảng, “tam quyền phân lập”. Đồng thời, việc Đảng lãnh đạo hoạt động kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay là tính tất yếu, khách quan dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, đầy đủ. Bởi lẽ, nếu Đảng không kiểm soát được quyền lực thì sẽ dẫn đến hậu quả hết sức khôn lường, tình trạng “tha hóa quyền lực” và lạm dụng quyền lực sẽ là nguồn cơn của vấn đề tham nhũng. Nếu để tình trạng này xảy ra sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ, công chức yếu kém, làm mục rỗng hệ thống chính trị, về lâu dài nó sẽ đe dọa sự tồn vong của chế độ.

          Trong những năm qua, công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ta được thực hiện rất quyết tâm, mạnh mẽ để làm trong sạch Đảng ta. Điều này thể hiện rõ tại Nghị quyết Đại hội XIII: “Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng; “kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn”. Các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phòng, chống tham nhũng còn được đề cập trong các Văn kiện và được cụ thể hóa trong: Cương lĩnh, Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận… đây là cơ sở chính trị trong công tác phòng chống tham nhũng.

          Điều này được thể hiện ngay trong đạo luật cơ bản của chúng ta. Cụ thể: Khoản 2, Điều 8 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải…kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”. Không những thế, Nhà nước thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng thành Luật, Nghị định, Thông tư… tạo thành hành lang pháp lý vững chắc và chế tài nghiêm khắc để “không thể tham nhũng”, cơ chế răn đe để “không giám tham nhũng” và cơ chế để “không cần tham nhũng”.

          Công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay là không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kỳ ai. Do đó, với quan điểm trên, luận điệu xuyên tạc: “Phòng chống tham nhũng là đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng”… là hoàn toàn vô căn cứ.

          Chúng luôn đưa ra những luận điệu, quan điểm mang tính quy chụp, xảo biện để định hướng dư luận theo ý đồ của chúng và luôn tìm mọi cách để chống phá cách mạng Việt Nam, trong đó có những luận điệu xuyên tạc công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta khẳng định công tác phòng chống tham nhũng của Đảng ta là một tất yếu, khách quan khoa học và nhất định sẽ thành công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định rằng: “Chúng ta cần phải kiên quyết đấu tranh phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, Đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”, “phe cánh”. Hơn nữa, việc tăng cường đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng là cách để mỗi cán bộ, Đảng viên thêm vững tin vào Đảng, vào chế độ – một Đảng sinh ra không phải để làm quan phát tài, một chế độ luôn lấy sự phồn vinh của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

          Nhận thức được vấn đề này, mỗi cá nhân chúng ta cần nhận diện đúng những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Ý thức trong việc giác ngộ, nâng cao nhận thức bản thân để biết phân biệt được đúng, sai; không cổ súy, lan truyền thông tin xấu gây hại cho Đảng và Nhà nước góp phần chung vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

HH11

 

“VIỆT TÂN” LỢI DỤNG VỤ SƠN TÙNG M-TP ĐỂ XUYÊN TẠC


MV “There’s no one at all” của Sơn Tùng M-TP có dấu hiệu vi phạm quy định cấm “sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội nên đã bị xử phát hành chính 70 triệu đồng và chịu trách nhiệm tiêu hủy, nộp lại số tiền thu được và gỡ bản ghi hình MV trên dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số.

Có sai phạm thì phải xử lý thế những những kẻ chống phá lại lợi dụng sự việc đó để xuyên tạc, “bẻ lái” dư luận chống phá nhà nước Việt Nam mà điển hình trong số đó là tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Việt Tân xuyên tạc với nội dung: “Cùng là một hành động, nhưng cơ quan kiểm duyệt tại Việt Nam hành xử khác nhau. Phải chăng Ca sĩ Sơn Tùng không phải “người nhà nước” nên bị phân biệt đối xử? Bạn nghĩ sao về nhận định này?”. Đúng là bản chất của kẻ khủng bố, phá hoại không hề thay đổi.

Sự dốt nát của Việt Tân thể hiện bằng việc tùy tiện để  sự so sánh nội dung MV “There’s no one at all”, với nội dung của bộ phim truyền hình nhiều tập “Thương ngày nắng về” mà VTV3 phát sóng. Cú nhảy lầu tự tử bi đát của chàng trai trong MV “There’s no one at all” – tác động của nó phải khác, so với niềm tin vào tình mẹ, tin vào sự trở về của những tia nắng ấm áp trong “Thương ngày nắng về” kể câu chuyện gia đình bà Nga và ba người con gái Vân Khánh, Vân Trang và Vân Vân. Mất niềm tin vào con người và truyền cảm hứng để con người, trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, cũng giữ vững niềm tin, tin vào con người, tin vào tương lai - chỉ có những kẻ dốt mới có thể đánh đồng hai cái đó là một.

Còn luận điệu cho rằng Sơn Tùng không phải “người nhà nước” nên bị phân biệt đối xử”  thì quả là trơ tráo, lộ liễu, vụng về quá. Trong số các nhân vật bị xử lý thời gian qua, thậm chí xử lý còn nặng hơn nộp phạt, tới mức bị xử lý hình sự, có nhiều nhân vật là “người nhà nước” chính hiệu, “người nhà đảng cộng sản” chính hiệu. Ngoài ra, nếu ai đó có sai phạm cho dù là “người nhà nước”, “người nhà Đảng” to đùng cỡ bộ trưởng,  bộ chính trị, cũng bị tống vào “lò” vì sai phạm đấy thôi? Lò đang cháy thì củi tươi cũng phải cháy nhé.

Nên dừng lại các hành động xuyên tạc, bịa đặt một cách mù quáng đi. Nhân dân chúng tôi mệt mỏi với chiêu trò vớ vẩn, phá hoại này lắm rồi. Đang bận bao việc để cô gắng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà gặp với những kẻ “chọc gậy bánh xe” như “Việt Tân” thì quả là mệt./.

VQ11