Quân đội
luôn là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân do vậy luôn là đối
tượng chống phá của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ chính trị ở nước
ta. Trong thời gian qua, các thế lực thù địch tăng cường chống phá đối với quân
đội, tập trung vào một số hoạt động sau:
Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền chống
phá Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; với các luận điệu: Đưa ra những đồn
đoán về nhân sự cấp cao và bộ máy Đảng và Nhà nước; xuyên tạc nguyên tắc tổ
chức, hoạt động của Quốc hội; tung tin xuyên tạc, nói xấu, hạ uy tín các đồng
chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và một số cán bộ chủ chốt các cấp; đồng thời,
khuyếch trương một số đối tượng tuyên bố ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các
cấp.
Thứ hai, lợi dụng một số cán bộ có biểu
hiện thoái hóa biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
các đối tượng tán phát nhiều tài liệu, bài viết, “Thư ngỏ” trên các trang mạng
xã hội tuyên truyên, kêu gọi cán bộ, đảng viên trong quân đội “từ bỏ chế độ”,
“từ bỏ Đảng”, “ủng hộ” phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của
người dân, tham gia “phong trào đấu tranh lật đổ chế độ”.
Thứ ba, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm
dễ gây bức xúc trong đời sống xã hội liên quan đến quân đội, các đối tượng tán
phát tài liệu trên không gian mạng nói xấu nội bộ, lãnh đạo, chỉ huy quân đội,
xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta, gây hoài nghi, bức xúc trong xã
hội, tác động xấu tới tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ.
Thứ tư, lợi dụng các sự việc Bộ Chính
trị xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao của quân đội; lợi dụng các thông tin,
tài liệu, hình ảnh có liên quan đến quân đội do báo chí phản ánh để lồng ghép
các hình ảnh, bài viết nói xấu, hạ uy tín chỉ huy, tướng lĩnh và cán bộ, chiến
sĩ, gây ảnh hưởng tới hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Thứ năm, làm mới thông tin cũ, bịa đặt
thông tin mới được chúng tiến hành khá “bài bản”. Thông tin cũ được lựa chọn để
“làm mới” và “thông tin mới được lựa chọn để bịa đặt” thường là những đoạn video
clip hoặc hình ảnh có liên quan đến mối quan hệ cán bộ với chiến sĩ trong đơn
vị; quan hệ quân - dân, v.v... các đối tượng lồng ghép, giật tít như “cán bộ
hành hung chiến sĩ”, “chiến sĩ cũ đánh chiến sĩ mới”, “hành động trù
dập”...
Thứ sáu, kích động chia rẽ nội bộ quân
đội, chia rẽ quân đội với các bộ, ngành, địa phương.
Thứ bảy, móc nối, lôi kéo người trong
nội bộ quân đội, cán bộ quân đội nghỉ hưu tham gia vào các hoạt động chống phá
Đảng, Nhà nước, quân đội.
Trên đây là những dấu hiệu nhận diện các thủ đoạn
chống phá Quân đội trên không gian mạng mà các thế lực thù địch thường sử dụng,
nhận thức được các thủ đoạn trên, các cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần có
biện pháp để taọ sự “miễn dịch” ch cán bộ chiến sĩ thuộc quyền đồng thời có
biện pháp để đấu tranh với các thủ đoạn nêu trên
TT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét