Thứ Tư, 15 tháng 6, 2022

ĐỪNG NHẦM LẪN KHÁI NIỆM “NHÂN QUYỀN” VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA NHỮNG KẺ “CHỐNG PHÁ”

                                   

Nhân quyền là những quyền cơ bản của con người như quyền được sống, mưu cầu hạnh phúc, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng... được quy định rất cụ thể trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng như trong bản Tuyên ngôn nhân quyền. Tuy nhiên, nếu không có sự nghiên cứu và tìm hiểu rõ bản chất của nó thì người ta rất dễ hiểu nhầm, hoặc hiểu chưa chính xác.

Tuyên ngôn nhân quyền nói rằng:“Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới”. Chúng ta thấy rằng, tuyên ngôn nhân quyền rất chính xác; các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng và đảm bảo quyền con người cho công dân; điều đó là cơ sở để thực thi nhân quyền và an sinh xã hội. Tuy nhiên, đảm bảo nhân quyền ở đây nhằm 3 mục đích: Tự do-Công lý-Hòa bình thế giới”. Nghĩa là việc đảm bảo quyền con người phải dựa trên cơ sở đó.

Tự do: Là các quyền tự do cơ bản như tự do sinh hoạt, đi lại, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng... tôn giáo... Tuy nhiên, tự do đó phải đảm bảo Công lý. Công lý: Đảm bảo quyền bình đẳng giữa mọi người; đảm bảo đúng quy định của pháp luật (pháp luật do Nhà nước đại diện cho người dân xây dựng và do người dân kiểm duyệt, biểu quyết). Không thể tự do của này xâm phạm tự do của người khác và không thể xâm phạm lợi ích của tập thể. Tự do của con người phải đảm bảo Công lý là để xây dựng một thế giới hòa bình. Nghĩa là, khi quyền con người chính đáng được đảm bảo sẽ tạo cơ sở và điều kiện cho sự phát triển; xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân từ đó xóa bỏ những nạn dịch bệnh, sự lạc hậu, những cuộc chiến tranh; đặc biệt là việc thực hiện quyền con người không phải tìm cách lợi dụng quyền con người để xâm phạm lẫn nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước ta luôn cố gắng phát triển đất nước đi kèm với đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo và tôn trọng những quyền lợi chính đáng của nhân dân; để người dân có cơ sở phát triển hết khả năng của mình cùng xây dựng đất nước.

Điều 2: Hiến pháp nói rằng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân.

Điều 3: Nhà nước đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, những quyền cụ thể của người dân còn được thể hiện cụ thể thông qua các quy định pháp luật khác như đất đai, báo chí...Với quan điểm, tư tưởng như vậy, Việt Nam đang ngày càng phát triển; có nhiều thành tựu nổi bật; có uy tín đối với quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì nhân quyền cũng có mặt trái của nó; đó là việc lợi dụng nhân quyền để tiến hành các ý đồ xấu. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, ở một góc độ khác, chúng ta cũng đang bị những đối tượng, chủ thể lợi dụng nhân quyền để hạ uy tín và danh dự của chúng ta. Bên cạnh việc hầu hết các quốc gia tin tưởng, công nhận những cố gắng, thành công của chúng ta và bầu chúng ta vào thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc thì cũng có mặt trái chiều (số ít) những chủ thể đã phủ nhận điều này; vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đặc biệt, một số kẻ có ý đồ chống phá trong nước đã lợi dụng vấn đề nhân quyền, để xuyên tạc cả về nội dung, bản chất, mục đích của quyền con người cũng như xuyên tạc các chủ trương của Đảng, Nhà nước. Với những hành động chống đối, thì con bài ăn vạ bằng “nhân quyền” được những kẻ này triệt để lợi dụng. Chúng lợi dụng vào những hạn chế về hiểu biết liên quan đến nhân quyền của người dân; cố tình gây nhiễu để người dân hiểu sai bản chất. Chính vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ về nhân quyền; hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để không nhầm lẫn giữa khái niệm Nhân quyền với những lời xuyên tạc của những kẻ “chống đối”

P.H.H11

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét