Xuyên tạc lịch sử là một thủ đoạn của chiến
tranh tâm lý được sử dụng từ thời lịch sử cổ đại. Lịch sử gắn liền với truyền
thống, niềm tin và lòng tự hào dân tộc. Những biểu tượng trong lịch sử tạo nên
sức mạnh lớn lao của mỗi dân tộc. Lịch sử dân tộc Việt Nam luôn tự hào về những
tấm gương vĩ đại như Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân Tống,
Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Lê Lợi trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh... Và lịch sử không thể nào quên những tấm gương
lẫm liệt của hàng triệu người trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và
bảo vệ Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh. Xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử chính là
một thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, đổi trắng thay đen, làm mất lòng tin của các
thế hệ đối với truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Thời gian qua, trên một số trang
mạng xã hội như “Tivi tuần san”, “Tiếng dân”, “KTV”,… thông qua các hình thức
đăng tải video clip, tổ chức bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử để
xuyên tạc các sự kiện lịch sử dân tộc, qua đó, trực tiếp chống phá, “bắn đại
bác vào quá khứ” với chiêu bài “mưa dầm thấm đất”, tung ra những luận điệu
trắng trợn, mục đích nhằm “nhuộm đen” truyền thống của dân tộc. Chúng lật lại
những thông tin, sự kiện cũ, nhưng suy diễn, xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để
kích thích người nghe, người xem; trong đó, tập trung nhiều nhất vào một số sự
kiện: về cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, về cải cách ruộng đất, Hiệp định
Geneve (1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc, phủ nhận
thành quả trong công cuộc đổi mới của Đảng.
Có thể nói, lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam được ghi dấu bằng lớp lớp những chiến công oanh
liệt, hiển hách và những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng, bảo vệ,
phát triển. Đặc biệt, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lịch sử dân tộc
được viết tiếp bằng thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, đó là
những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dân tộc, mang tầm vóc quốc tế và có
tính thời đại sâu sắc.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công
tác đấu tranh, phản bác, làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc lịch sử,
thực hiện mưu đồ phá hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch, phản động trong
thời gian tới, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề nghị tập trung một số nhiệm vụ như
sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng triển khai thực hiện sâu rộng có hiệu quả Chỉ
thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất
lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”.
Hai là, quan tâm xây dựng đội ngũ
cán bộ làm công tác lịch sử Đảng. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng tập,
huấn, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử theo hướng ổn định lâu dài,
bố trí đủ cán bộ chuyên trách lịch sử Đảng có chuyên môn, kinh nghiệm.
Ba là, các cấp ủy tăng cường chỉ đạo
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống
cách mạng địa phương với những hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với từng
đối tượng, qua đó bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm
tin, cổ vũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia tốt các
phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.
Bốn là, xây dựng chương trình giáo
dục lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng gắn liền với giáo dục chính trị, tư tưởng
cho thế hệ trẻ.
Năm là, các cơ quan truyền thông,
báo chí tiếp tục mở nhiều chuyên trang, chuyên mục, diễn đàn: “Tìm hiểu lịch sử
cách mạng”, “phổ biến kiến thức lịch sử Đảng”, “câu chuyện lịch sử cách mạng”,
“tìm hiểu nhân vật lịch sử Đảng” với nhiều hình thức chuyển tải đa dạng, phong
phú.
Sáu là, ngành văn hóa, văn học -
nghệ thuật cần đi sâu khai thác đề tài lịch sử cách mạng, đặc biệt là những
trang sử hào hùng của dân tộc, những tấm gương của các chiến sĩ cộng sản -
những người con ưu tú của dân tộc đã cống hiến, hy sinh vì tự do, độc lập của
dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân.
Nhìn lại chặng đường 90 năm xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, quá khứ không chỉ
là lịch sử mà còn là hành trang, sức mạnh tinh thần, là dòng máu Lạc Hồng tạo
nên nhân cách của mỗi người dân đất Việt. Nếu quên tổ tiên, quên công lao của
thế hệ đi trước, quên những hy sinh cao cả vì độc lập, tự do của dân tộc thì
không thể là người Việt Nam chân chính.
TT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét